Ủa? Dân lập nó đảm nhận 20% nữa rồi cụ ơi. Trên thực tế thì em thấy một số trường công top dưới, dân lập top dưới giá cũng k cao và k nhiều người theo học đâu. Chưa kể một số đi du học từ cấp 3, một số xác định về quê… nên thực tế tuy hơi khắc nghiệt nhưng cũng k đến mức khó quá. Chủ yếu nuốn học gần nhà mà rẻ mà tốt thì có thể sẽ khó với một số cháu thôi.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường THPT năm học 2023-2024 khoảng 102.000 học sinh (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022-2023). Trong đó, tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 55,7%.
Tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 23,2%; tuyển sinh vào trung tâm GDNN-GDTX khoảng 10.000 học viên, chiếm tỷ lệ 7,7% và tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 17.210 học viên, chiếm tỷ lệ 13,4%.
Hoàn cảnh xh nó thế thì phải lựa theo thế mà sống thôi ạ, chuyện xác định về quê, vào trường tư (đắt hay rẻ) v.v. ấy cụ. Cho nên định nghĩa thế nào là "hơi khắc nghiệt" và "rất khắc nghiệt" không phải vấn đề dễ mà nhìn thấy được rõ ràng.
Nhà em cũng có người không đỗ công lập c3, sau đó con đường học hành gần như chấm dứt. Bây giờ em không còn cập nhật nữa nhưng trường tư c3 rẻ rẻ chất lượng vô cùng chán, chỉ là chỗ để đến cho qua ngày thôi, không phải chỗ để học. Vì thế nó "điền vào chỗ trống" cho câu hỏi về giáo dục ở góc độ báo cáo, nhưng thực tế không đạt được mục đích.
Em không đọc số liệu hay tìm hiểu quá nhiều về giáo dục, em chỉ là người dân bình thường, thấy chuyện được đi học c3 công lập chỉ dành cho 55% là con số quá kinh khủng. Qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng thấy nó tạo ra nhiều lo lắng thế nào cho người dân.
Nếu thực sự giáo dục c3 là đủ, thì không thể đặt ra trần "năm nay có 1,000 cháu được vào c3" (các gd, các cháu phải cạnh tranh), mà là "trình độ học vấn ở mức abc là việc học tiếp c3 là hiệu quả, nên học tiếp" & phân bổ nguồn lực để đạt được điều đó.
Xh có thể thiếu nguồn lực cho cái gì, không thể thiếu nguồn lực cho giáo dục phổ thông.
Cụ không lý luận là có nhiều trường tư rẻ lắm được, rẻ với người này đắt với người khác. Với nó rẻ nhưng nó cách nhà 20 km thì người ta cũng phải tìm phương án khác, với nhà nghèo có thể là phương án bỏ học đi làm sớm. Với phân bổ tài nguyên của nhà nước cho những trường tư giá rẻ cho con nhà nghèo ấy là như thế nào? Tài nguyên quyết định rất nhiều chất lượng. Hay chỉ là một dạng phủi tay?
Vì sao em thấy nó khắc nghiệt? Vì Mỹ là trùm tư bản khắc nghiệt rồi mà bất kỳ ai muốn vào phổ thông công lập gần nhà đều đảm bảo có chỗ.