- Biển số
- OF-710823
- Ngày cấp bằng
- 18/12/19
- Số km
- 6,048
- Động cơ
- 204,178 Mã lực
- Tuổi
- 44
Học phí danh nghĩa của trường công rẻ hơn trường tư.
Trong khi nguồn lực xã hội không thể bao cho tất cả các cháu có nhu cầu,.
Vậy nên cái khoảng chênh lệch kia nó như là học bổng của xã hội giành cho các cháu học giỏi, hoặc nói chính xác là thi tuyển đạt điểm cao.
Cháu nào giỏi thì được hưởng lợi là đúng rồi.
Có nhẽ trong mọi cái, cái thi vào cấp 3 này là tương đối sòng phẳng. Cơ hội là như nhau cho tất cả các cháu trong khu vực.
Vậy thì chả nên thắc mắc, phàn nàn, kêu ca... rằng thì là mà giề cả.
Muốn học trường công, cứ việc học giỏi đã.
Học không giỏi, không có xèng học trường tư mà vẫn muốn học để có kiến thức, để có bằng cấp 3 thì đã có các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn mở rộng cửa cho các cháu.
Trong khi nguồn lực xã hội không thể bao cho tất cả các cháu có nhu cầu,.
Vậy nên cái khoảng chênh lệch kia nó như là học bổng của xã hội giành cho các cháu học giỏi, hoặc nói chính xác là thi tuyển đạt điểm cao.
Cháu nào giỏi thì được hưởng lợi là đúng rồi.
Có nhẽ trong mọi cái, cái thi vào cấp 3 này là tương đối sòng phẳng. Cơ hội là như nhau cho tất cả các cháu trong khu vực.
Vậy thì chả nên thắc mắc, phàn nàn, kêu ca... rằng thì là mà giề cả.
Muốn học trường công, cứ việc học giỏi đã.
Học không giỏi, không có xèng học trường tư mà vẫn muốn học để có kiến thức, để có bằng cấp 3 thì đã có các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn mở rộng cửa cho các cháu.
Em nghĩ cũng cần xem các trường tư thục, dân lập đáp ứng tuyển sinh được bao nhiêu nữa. So với hơn 20 năm trước thời em đi học thì đã có rất nhiều trường TT, DL mới rồi. Và nữa là xu hướng học nghề sau khi tốt nghiệp cấp II mấy năm nay.
Vậy thì cố học cho giỏi hoặc chọn nghề thôi. Dễ quá các cháu chả buồn phấn đấu nữa.
Em lại nghĩ theo hướng khác, đâu phải công lập là tốt và dân lập là kém mà phải chen chân. Rõ ràng nhà nước không thể “công” hoá toàn bộ hệ thống giáo dục, thì đương nhiên phải có một tỷ lệ tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay có chất lượng tốt ngang hoặc thậm chí cao hơn các trường công, học phí thì chắc chắn cao nhưng cũng có một bộ phận dân cư chấp nhận chi trả và thấy xứng đáng. Điều đáng nói ở đây phải là tình hình học phí quá thấp của hệ trường công, dẫn đến nhà nước phải oằn mình gánh các trường. Nếu như các trường công cho phép thu học phí đủ để chi, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, thì khoảng cách hệ thống công, tư sẽ được rút ngắn và có lợi cho cả cộng đồng. Bài toán này tương tự bài toán bệnh viện công, dân thì lúc nào cũng muốn “ngon bổ rẻ” mà nhà nước thì lấy đâu ra tiền để đầu tư.
Em nói thế này nhé, em đang có những đứa con tuổi ăn tuổi học, học trường công mà đã đủ thứ phí và lệ phí rồi (dĩ nhiên là dưới dạng đơn xin, cam kết,.. nhưng đố không theo đấy), bộ giáo dục giờ không còn như xưa nữa, nghề giáo cũng không còn được tôn trọng như xưa. Giờ tự chủ nữa thì em nghĩ vai trò của Bộ giáo dục sẽ không còn, có thể phải cơ cấu tư nhân hóa lại thì may ra mới lãnh đạo được khối tự chủ giáo dục như cụ nêu.
Những nơi em ở đều phổ cập giáo dục phổ thông, cá biệt không phổ cập cấp 3 thì phải phổ cập nghề. Không ai đá trẻ con 15 tuổi ra đường cả.
VN kế hoạch quy hoạch rất chán. Khổ thân con em nhà dân lao động.
Úc còn phổ cập ĐH, gần như ai muốn học cũng có cách.
Chuyện không đủ lớp công lập cho các cháu vào c3 là bất cập rõ ràng của HN. Quá khắc nghiệt, thiếu nhân văn, đẩy người nghèo vào cảnh thất học, thiếu kiến thức phổ thông. Không đủ đất thì xây cao tầng, sao lại để thế.
Hehe, cụ nói chí phải HS là chính chứ các thầy cô là phụ.
Để việc hs thiếu trường thì rõ là lỗi lãnh đạo thành phố. Rồi y tế, gia thông cũng thế. Ấy nhưng báo cáo cuối năm vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, vẫn lên chức, lên lon thì mấy lời bàn của cccm ai thèm để ý.
Nhưng mà cụ to nhất lại bảo chưa bao giờ rực rỡ thế này, thì ai dám nói ngược được nữa. Dân cứ thế.mà hưởng thôi.
Tôi đi nghĩa vụ quân sự và đóng thuế đầy đủ mà con tôi phải học trường dân lập thì tôi thấy có gì đó sai sai.