[Funland] Cử tri đề nghị xử lý hành vi 'làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải'

Trạng thái
Thớt đang đóng

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Sao biết trong biên bản khám nghiệm không có? Thấy được có thùng mì thì có gì đâu. Trước tôi đã hỏi mấy vị là sao không quan tâm thùng mì mà chỉ quan tâm cái thớt! Trong chổ đó cái gì mà chả dính máu :D
View attachment 5088293
Cái xác bị hung thủ kéo đi ??? Hay máu nạn nhân rơi từ tay hung thủ ???
 

Joan_tèo

Xe tải
Biển số
OF-389248
Ngày cấp bằng
27/10/15
Số km
495
Động cơ
242,872 Mã lực
Tuổi
39
Họ công bố Biên bản giám định pháp y rồi bác ạ.
Hết sức chi tiết cụ thể, từ chân tơ kẽ tóc.
Có cả kết luận.

Kết luận: Chưa xác định thời điểm 2 nạn nhân chết.
Họ công bố toàn văn ở đâu bác nhỉ, không tìm ra được... Ở đây có nhắc BB khám nghiệm tử thì và BB giám định pháp y nhưng k thấy ở đâu cả. Hay chỉ có ông LS Phong là có thôi? https://tuoitre.vn/vu-an-ho-duy-hai-hung-thu-giet-nguoi-thuan-tay-trai-2020051409485138.htm
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Sao biết trong biên bản khám nghiệm không có? Thấy được có thùng mì thì có gì đâu. Trước tôi đã hỏi mấy vị là sao không quan tâm thùng mì mà chỉ quan tâm cái thớt! Trong chổ đó cái gì mà chả dính máu :D
View attachment 5088293
Theo vết nhỏ giọt trên thùng mì, hoàn toàn có thể giải thích là hung thủ cắt nạn nhân ở tư thế đứng, sát với cầu thang và cắt TỪ ĐẰNG SAU, sau đó kéo ra sát tường cạnh cái bàn để bếp để cắt nốt.
Nếu như cáo trạng bảo cắt Hồng từ đằng trước và ở tư thế nằm thì những giọt nhỏ tròn đồng dạng đấy phun từ dưới đất vòng cầu ra tận thùng mì chăng? Điều này vô ný nắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Sao biết trong biên bản khám nghiệm không có? Thấy được có thùng mì thì có gì đâu. Trước tôi đã hỏi mấy vị là sao không quan tâm thùng mì mà chỉ quan tâm cái thớt! Trong chổ đó cái gì mà chả dính máu :D
View attachment 5088293
Dốt thế mà cũng hỏi. ĐTV phải đặt ra câu hỏi là Các vết thương khác ngoài vết dao cắt thì sẽ được hình thành từ những vật gì. Những vật nào có thể xem xét ở hiện trường trước tiên.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Cái xác bị hung thủ kéo đi ??? Hay máu nạn nhân rơi từ tay hung thủ ???
Ai mà biết Hải đã làm gì với cái xác. Đây là hình chụp cuối cùng thôi chứ không phải là tư thế chết ban đầu của H.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Có cụ nào đã nói là trong các vụ án pháp y không bao giờ kết luận thời điểm tử vong chính xác , vì không đủ dữ liệu. (đừng nhầm lẫn với kết luận của điều tra viên). Có vẻ là đúng, cãi nhau mấy tháng không có cụ nào đưa ra kết luận pháp y nào có kết luận thời điểm tử vong cả.
Pháp y xác định được Khoảng Thời gian Chết nha.
Có sách dạy về cái ấy đấy cụ :D
 

Joan_tèo

Xe tải
Biển số
OF-389248
Ngày cấp bằng
27/10/15
Số km
495
Động cơ
242,872 Mã lực
Tuổi
39
Bác nào có trọn bộ 27 tấm thì up lên cái nhỉ, cứ che che dấu dấu mệt thật. Leak ra mà cũng leak không đủ.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường bưu điện (ST)
Hiện nay ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của toàn cầu, gây ra những hậu quả đặc biệt lớn đối với xã hội, là nguyên nhân phát sinh đầu vào của nhiều loại tội phạm hình sự.
Ở nước ta, trong những năm qua, tệ nạn ma túy và hoạt động phạm tội ma túy nói chung còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về tính chất, mức độ. Số vụ và số đối tượng phạm tội về ma túy bị các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ tăng qua các năm. Nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ nước ngoài được mua bán, vận chuyển vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có đường bưu điện. Mặc dù hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện không phức tạp bằng các tuyến đường khác (đường bộ, đường biển, đường hàng không) nhưng hiện nay, các đối tượng phạm tội đã và đang triệt để lợi dụng sự phát triển của mạng lưới bưu điện và các dịch vụ đi kèm của ngành này để thực hiện hành vi phạm tội.
Thông qua đường bưu điện, các đối tượng phạm tội tìm cách cất giấu ma tuý trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Qua công tác nắm tình hình cho thấy, nguy cơ ma túy vận chuyển qua đường bưu điện là rất “tiềm tàng” tuy nhiên tỷ lệ phát hiện, bắt giữ tội phạm ma túy qua tuyến đường này còn rất thấp. Đáng báo động, nguy cơ ma túy được mua bán, vận chuyển qua các tuyến bưu điện quốc tế đang có xu hướng gia tăng. Trước đây, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ một số vụ như: vụ phát hiện đối tượng Lường Thị Khuyên - nhân viên Bưu điện huyện Mộc Châu - Sơn La gửi 03 bánh heroin qua đường bưu điện tháng 8/2006; tháng 05/2009 và tháng 01/2010, Công an tỉnh Đắc Lắc phát hiện 02 vụ gửi cần sa qua đường bưu điện từ Na Uy và Thụy Điển cho các đối tượng người nước ngoài tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với lực lượng Hải quan và Cơ quan Bưu điện bóc gỡ một số đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể: từ đầu năm 2011 đến nay, đã phát hiện, bắt giữ 05 vụ, 06 đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện; thu giữ hơn 01kg cần sa khô, 59,5 viên ma túy tổng hợp. Các đường dây này liên quan đến các đối tượng là Việt kiều tại một số nước như: Canada, Anh, Ấn Độ... tìm cách vận chuyển ma túy về Việt Nam tiêu thụ chủ yếu là tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội (01 vụ), Hải Phòng (02 vụ), Quảng Ninh (01 vụ), Vĩnh Phúc (01 vụ). Điển hình: Ngày 4/5/2011, C47 phối hợp với Công an Quận Thanh Xuân, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội phát hiện 01 bưu phẩm gửi từ Canada về Việt Nam qua Bưu cục Thanh Xuân, trong đó có 450,166g búp hoa cần sa khô; Ngày 12/02/2014, Chi cục Hải quan Chuyển Phát nhanh (Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) đã kiểm tra lô hàng quà biếu là dầu nóng gửi đi Australia, phát hiện 4,22kg heroin dạng lỏng trị giá hàng tỷ đồng.
Với các đối tượng phạm tội ma túy, tuyến đường bưu điện có những điều kiện lợi thế nhất định như:
- Các chất ma tuý có thể được cất giấu dễ dàng ngay trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Số lượng ma túy được vận chuyển nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào khối lượng, kích thước của các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm đó và được chuyển từ địa bàn này đến địa bàn khác ở trong nước cũng như có thể chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Mức độ “an toàn“ của việc vận chuyển ma túy qua đường bưu điện cũng cao hơn do đối tượng chỉ cần gửi qua các cơ quan Bưu điện ở trong nước hoặc các Công ty chuyển phát nhanh mà không cần phải trực tiếp mang ma tuý đến nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó, đối tượng phạm tội còn dễ dàng che giấu nhân thân bằng cách khai không rõ ràng hoặc gian dối về tên hoặc địa chỉ người gửi cũng như người nhận trên thư tín hoặc bưu kiện, bưu phẩm. Chính vì vậy, khi bị phát hiện các cơ quan chức năng cũng rất khó khăn trong việc bắt giữ.
- Chi phí cho việc vận chuyển ma tuý thấp vì đối tượng phạm tội chỉ phải trả tiền cước phí tùy theo trọng lượng và kích thước của các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Trong khi đó, nếu chúng vận chuyển trực tiếp hoặc thuê người vận chuyển bằng các con đường khác thì chi phí sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Ma tuý được chuyển đến địa điểm cần đến rất nhanh chóng, đặc biệt khi đối tượng phạm tội lựa chọn hình thức chuyển phát nhanh thì ma túy có thể đến tay đối tượng nhận trong ngày nếu đó là vận chuyển trong nội địa.
Thực tế các vụ bắt giữ tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện trong những năm qua có thể khái quát một số đặc điểm của loại tội phạm này như sau:
- Một là: Ma tuý được vận chuyển qua đường bưu điện rất đa dạng gồm nhiều chủng loại khác nhau như: heroin, côcain, cần sa, ma tuý tổng hợp, tinh dầu xá xị,… Ma tuý có thể ở thể rắn hoặc được pha chế dưới dạng thể lỏng.
- Hai là: Bọn tội phạm không chỉ lợi dụng tuyến bưu điện trong nước mà còn lợi dụng tuyến bưu điện quốc tế để vận chuyển ma tuý. Các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm gửi từ nước ngoài có nghi vấn chứa ma tuý thường xuất phát từ một số nước như Na Uy, Thuỵ Điển, Anh, Canada hoặc các nước ở khu vực Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...
- Ba là: Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện rất đa dạng và tinh vi. Trong đó, đối tượng phạm tội chính là các nhân viên đang công tác tại các Bưu cục bị thoái hóa biến chất hoặc chúng tìm cách móc nối với nhân viên Bưu điện để phạm tội. Ma tuý trước khi được gửi đi được cất giấu kỹ trong các hàng hoá gửi kèm. Ví dụ như giấu ma tuý trong khung ảnh hoặc bưu phẩm sau đó ép plastic, giấu trong các hàng hoá khác hoặc hoà vào chất lỏng sau khi đến nơi nhận sẽ tinh chế lại. Có nhiều trường hợp, đối tượng phạm tội thường đóng gói rất cẩn thận các gói bưu kiện, bưu phẩm có ma tuý bên trong tạo ra tâm lý ngại mở để kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa của các nhân viên Bưu điện. Khi gửi các thư tín, bưu kiện, bưu phẩm có chứa ma tuý bọn tội phạm thường không ghi rõ hoặc cố tình gian dối về tên tuổi, địa chỉ người gửi. Nhiều trường hợp chúng gửi ma tuý đến một khách sạn nào đó và đối tượng nhận sẽ tính toán thời gian bưu kiện đến và nhận nó qua lễ tân khách sạn. Có trường hợp chúng thuê người khác nhận hộ gói bưu kiện, bưu phẩm, nếu không có vấn đề gì khả nghi chúng sẽ lấy gói bưu kiện, bưu phẩm đó. Trong trường hợp biết cơ quan chức năng đã phát hiện thì gói bưu kiện, bưu phẩm đó sẽ trở thành vô chủ.
Từ những đặc trưng riêng của quy trình gửi, nhận các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm qua đường bưu điện cũng như thực tế tình hình tội phạm lợi dụng tuyến bưu điện làm phương thức vận chuyển ma tuý, có thể nói, hiện nay công tác phát hiện, bắt giữ loại tội phạm này theo đúng trình tự, thủ tục và yêu cầu pháp luật của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và phát hiện các vụ mua bán, vận chuyển ma tuý qua đường bưu điện, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc đánh giá, dự báo tình hình và làm tốt một số nội dung sau:
- Thứ nhất: Phát hiện và kịp thời khắc phục các sơ hở thiếu sót của ngành Bưu điện trong việc kiểm tra, giám sát các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến nguyên tắc, quy trình gửi các vật phẩm qua đường bưu điện. Từ đó quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, đóng gói gửi các vật phẩm qua con đường này. Quy định theo hướng khi gửi các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm qua đường bưu điện phải ghi rõ, cụ thể và chính xác tên, tuổi và địa chỉ người gửi cũng như người nhận. Mặt khác, trong thời gian tới chúng ta cũng phải có quy chế quản lý chặt chẽ hơn các đơn vị, công ty được nhà nước cho phép làm công tác tiếp nhận và gửi hàng hoá qua đường bưu điện.
- Thứ hai: Qua công tác nắm tình hình cũng như thực tế các vụ phát hiện, bắt giữ tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện, các cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu và tổng kết để đưa ra các nhận định, dự báo về các tuyến, địa bàn trong phạm vi cả nước, các nước trong khu vực và trên thế giới có nguy cơ cao dễ bị các đối tượng phạm tội lợi dụng để vận chuyển ma tuý qua đường bưu điện, phương thức thủ đoạn phạm tội của chúng, đặc điểm về đối tượng phạm tội từ đó đề ra các kế hoạch cụ thể và hợp lý trong phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này.
- Thứ ba: Cơ quan Bưu điện phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt phải nắm được các phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện cũng như cách thức phát hiện, kiểm tra, thu giữ các vật phẩm có biểu hiện nghi vấn chứa ma tuý bên trong. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác phát hiện các chất cấm nói chung và các chất ma tuý nói riêng trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm gửi qua đường bưu điện cần phải trang bị các thiết bị kỹ thuật như: máy soi phát hiện ma tuý, thuốc thử nhanh phát hiện các chất ma túy… cho các cơ quan bưu điện mà trước hết là các tuyến, địa bàn có nguy cơ cao về tội phạm ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện.
- Thứ tư: Tăng cường và nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Bưu điện, Các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Hải quan… trong phát hiện và bắt giữ các vụ vận chuyển ma tuý cũng như tập huấn nâng cao kỹ năng nhận biết và phát hiện ma túy mua bán, vận chuyển qua đường bưu điện. Trong thời gian qua mối quan hệ này chưa được thường xuyên, đôi khi chỉ mang tính sự vụ nên hiệu quả chưa cao. Phải xây dựng và tổ chức ký kết Quy chế phối hợp giữa cơ quan Bưu điện nói chung và các lực lượng này, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bên, thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau về tình hình tội phạm ma tuý, phương thức thủ đoạn của chúng để các lực lượng chủ động hơn trong từng công tác cụ thể.
- Thứ năm: Nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chức năng Việt Nam với Cảnh sát và cơ quan Bưu điện các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là các nước hoặc vùng lãnh thổ có nguy cơ cao liên quan đến vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại. Đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh các đối tượng người nước ngoài luôn tìm cách móc nối với các đối tượng ở trong nước để hình thành các đường dây vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia. Công tác hợp tác quốc tế cần phải tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma tuý nói riêng, không chỉ hợp tác song phương mà cả đa phương. Theo tinh thần đó giữa Việt Nam và các nước phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin về tình hình tội phạm ma tuý nói chung cũng như có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xác minh điều tra các thông tin về tội phạm, hỗ trợ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc phát hiện ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện./.
Nguyễn Văn Tuấn - P1, C47
Nguồn: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,497
Động cơ
27,101 Mã lực
Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường bưu điện (ST)
Hiện nay ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của toàn cầu, gây ra những hậu quả đặc biệt lớn đối với xã hội, là nguyên nhân phát sinh đầu vào của nhiều loại tội phạm hình sự.
Ở nước ta, trong những năm qua, tệ nạn ma túy và hoạt động phạm tội ma túy nói chung còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về tính chất, mức độ. Số vụ và số đối tượng phạm tội về ma túy bị các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ tăng qua các năm. Nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ nước ngoài được mua bán, vận chuyển vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có đường bưu điện. Mặc dù hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện không phức tạp bằng các tuyến đường khác (đường bộ, đường biển, đường hàng không) nhưng hiện nay, các đối tượng phạm tội đã và đang triệt để lợi dụng sự phát triển của mạng lưới bưu điện và các dịch vụ đi kèm của ngành này để thực hiện hành vi phạm tội.
Thông qua đường bưu điện, các đối tượng phạm tội tìm cách cất giấu ma tuý trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Qua công tác nắm tình hình cho thấy, nguy cơ ma túy vận chuyển qua đường bưu điện là rất “tiềm tàng” tuy nhiên tỷ lệ phát hiện, bắt giữ tội phạm ma túy qua tuyến đường này còn rất thấp. Đáng báo động, nguy cơ ma túy được mua bán, vận chuyển qua các tuyến bưu điện quốc tế đang có xu hướng gia tăng. Trước đây, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ một số vụ như: vụ phát hiện đối tượng Lường Thị Khuyên - nhân viên Bưu điện huyện Mộc Châu - Sơn La gửi 03 bánh heroin qua đường bưu điện tháng 8/2006; tháng 05/2009 và tháng 01/2010, Công an tỉnh Đắc Lắc phát hiện 02 vụ gửi cần sa qua đường bưu điện từ Na Uy và Thụy Điển cho các đối tượng người nước ngoài tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với lực lượng Hải quan và Cơ quan Bưu điện bóc gỡ một số đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể: từ đầu năm 2011 đến nay, đã phát hiện, bắt giữ 05 vụ, 06 đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện; thu giữ hơn 01kg cần sa khô, 59,5 viên ma túy tổng hợp. Các đường dây này liên quan đến các đối tượng là Việt kiều tại một số nước như: Canada, Anh, Ấn Độ... tìm cách vận chuyển ma túy về Việt Nam tiêu thụ chủ yếu là tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội (01 vụ), Hải Phòng (02 vụ), Quảng Ninh (01 vụ), Vĩnh Phúc (01 vụ). Điển hình: Ngày 4/5/2011, C47 phối hợp với Công an Quận Thanh Xuân, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội phát hiện 01 bưu phẩm gửi từ Canada về Việt Nam qua Bưu cục Thanh Xuân, trong đó có 450,166g búp hoa cần sa khô; Ngày 12/02/2014, Chi cục Hải quan Chuyển Phát nhanh (Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) đã kiểm tra lô hàng quà biếu là dầu nóng gửi đi Australia, phát hiện 4,22kg heroin dạng lỏng trị giá hàng tỷ đồng.
Với các đối tượng phạm tội ma túy, tuyến đường bưu điện có những điều kiện lợi thế nhất định như:
- Các chất ma tuý có thể được cất giấu dễ dàng ngay trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Số lượng ma túy được vận chuyển nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào khối lượng, kích thước của các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm đó và được chuyển từ địa bàn này đến địa bàn khác ở trong nước cũng như có thể chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Mức độ “an toàn“ của việc vận chuyển ma túy qua đường bưu điện cũng cao hơn do đối tượng chỉ cần gửi qua các cơ quan Bưu điện ở trong nước hoặc các Công ty chuyển phát nhanh mà không cần phải trực tiếp mang ma tuý đến nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó, đối tượng phạm tội còn dễ dàng che giấu nhân thân bằng cách khai không rõ ràng hoặc gian dối về tên hoặc địa chỉ người gửi cũng như người nhận trên thư tín hoặc bưu kiện, bưu phẩm. Chính vì vậy, khi bị phát hiện các cơ quan chức năng cũng rất khó khăn trong việc bắt giữ.
- Chi phí cho việc vận chuyển ma tuý thấp vì đối tượng phạm tội chỉ phải trả tiền cước phí tùy theo trọng lượng và kích thước của các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. Trong khi đó, nếu chúng vận chuyển trực tiếp hoặc thuê người vận chuyển bằng các con đường khác thì chi phí sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Ma tuý được chuyển đến địa điểm cần đến rất nhanh chóng, đặc biệt khi đối tượng phạm tội lựa chọn hình thức chuyển phát nhanh thì ma túy có thể đến tay đối tượng nhận trong ngày nếu đó là vận chuyển trong nội địa.
Thực tế các vụ bắt giữ tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện trong những năm qua có thể khái quát một số đặc điểm của loại tội phạm này như sau:
- Một là: Ma tuý được vận chuyển qua đường bưu điện rất đa dạng gồm nhiều chủng loại khác nhau như: heroin, côcain, cần sa, ma tuý tổng hợp, tinh dầu xá xị,… Ma tuý có thể ở thể rắn hoặc được pha chế dưới dạng thể lỏng.
- Hai là: Bọn tội phạm không chỉ lợi dụng tuyến bưu điện trong nước mà còn lợi dụng tuyến bưu điện quốc tế để vận chuyển ma tuý. Các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm gửi từ nước ngoài có nghi vấn chứa ma tuý thường xuất phát từ một số nước như Na Uy, Thuỵ Điển, Anh, Canada hoặc các nước ở khu vực Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...
- Ba là: Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện rất đa dạng và tinh vi. Trong đó, đối tượng phạm tội chính là các nhân viên đang công tác tại các Bưu cục bị thoái hóa biến chất hoặc chúng tìm cách móc nối với nhân viên Bưu điện để phạm tội. Ma tuý trước khi được gửi đi được cất giấu kỹ trong các hàng hoá gửi kèm. Ví dụ như giấu ma tuý trong khung ảnh hoặc bưu phẩm sau đó ép plastic, giấu trong các hàng hoá khác hoặc hoà vào chất lỏng sau khi đến nơi nhận sẽ tinh chế lại. Có nhiều trường hợp, đối tượng phạm tội thường đóng gói rất cẩn thận các gói bưu kiện, bưu phẩm có ma tuý bên trong tạo ra tâm lý ngại mở để kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa của các nhân viên Bưu điện. Khi gửi các thư tín, bưu kiện, bưu phẩm có chứa ma tuý bọn tội phạm thường không ghi rõ hoặc cố tình gian dối về tên tuổi, địa chỉ người gửi. Nhiều trường hợp chúng gửi ma tuý đến một khách sạn nào đó và đối tượng nhận sẽ tính toán thời gian bưu kiện đến và nhận nó qua lễ tân khách sạn. Có trường hợp chúng thuê người khác nhận hộ gói bưu kiện, bưu phẩm, nếu không có vấn đề gì khả nghi chúng sẽ lấy gói bưu kiện, bưu phẩm đó. Trong trường hợp biết cơ quan chức năng đã phát hiện thì gói bưu kiện, bưu phẩm đó sẽ trở thành vô chủ.
Từ những đặc trưng riêng của quy trình gửi, nhận các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm qua đường bưu điện cũng như thực tế tình hình tội phạm lợi dụng tuyến bưu điện làm phương thức vận chuyển ma tuý, có thể nói, hiện nay công tác phát hiện, bắt giữ loại tội phạm này theo đúng trình tự, thủ tục và yêu cầu pháp luật của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và phát hiện các vụ mua bán, vận chuyển ma tuý qua đường bưu điện, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc đánh giá, dự báo tình hình và làm tốt một số nội dung sau:
- Thứ nhất: Phát hiện và kịp thời khắc phục các sơ hở thiếu sót của ngành Bưu điện trong việc kiểm tra, giám sát các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến nguyên tắc, quy trình gửi các vật phẩm qua đường bưu điện. Từ đó quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, đóng gói gửi các vật phẩm qua con đường này. Quy định theo hướng khi gửi các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm qua đường bưu điện phải ghi rõ, cụ thể và chính xác tên, tuổi và địa chỉ người gửi cũng như người nhận. Mặt khác, trong thời gian tới chúng ta cũng phải có quy chế quản lý chặt chẽ hơn các đơn vị, công ty được nhà nước cho phép làm công tác tiếp nhận và gửi hàng hoá qua đường bưu điện.
- Thứ hai: Qua công tác nắm tình hình cũng như thực tế các vụ phát hiện, bắt giữ tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua đường bưu điện, các cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu và tổng kết để đưa ra các nhận định, dự báo về các tuyến, địa bàn trong phạm vi cả nước, các nước trong khu vực và trên thế giới có nguy cơ cao dễ bị các đối tượng phạm tội lợi dụng để vận chuyển ma tuý qua đường bưu điện, phương thức thủ đoạn phạm tội của chúng, đặc điểm về đối tượng phạm tội từ đó đề ra các kế hoạch cụ thể và hợp lý trong phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này.
- Thứ ba: Cơ quan Bưu điện phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên, đặc biệt phải nắm được các phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện cũng như cách thức phát hiện, kiểm tra, thu giữ các vật phẩm có biểu hiện nghi vấn chứa ma tuý bên trong. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác phát hiện các chất cấm nói chung và các chất ma tuý nói riêng trong các loại thư tín, bưu kiện, bưu phẩm gửi qua đường bưu điện cần phải trang bị các thiết bị kỹ thuật như: máy soi phát hiện ma tuý, thuốc thử nhanh phát hiện các chất ma túy… cho các cơ quan bưu điện mà trước hết là các tuyến, địa bàn có nguy cơ cao về tội phạm ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện.
- Thứ tư: Tăng cường và nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Bưu điện, Các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Hải quan… trong phát hiện và bắt giữ các vụ vận chuyển ma tuý cũng như tập huấn nâng cao kỹ năng nhận biết và phát hiện ma túy mua bán, vận chuyển qua đường bưu điện. Trong thời gian qua mối quan hệ này chưa được thường xuyên, đôi khi chỉ mang tính sự vụ nên hiệu quả chưa cao. Phải xây dựng và tổ chức ký kết Quy chế phối hợp giữa cơ quan Bưu điện nói chung và các lực lượng này, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bên, thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau về tình hình tội phạm ma tuý, phương thức thủ đoạn của chúng để các lực lượng chủ động hơn trong từng công tác cụ thể.
- Thứ năm: Nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chức năng Việt Nam với Cảnh sát và cơ quan Bưu điện các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là các nước hoặc vùng lãnh thổ có nguy cơ cao liên quan đến vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại. Đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh các đối tượng người nước ngoài luôn tìm cách móc nối với các đối tượng ở trong nước để hình thành các đường dây vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia. Công tác hợp tác quốc tế cần phải tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma tuý nói riêng, không chỉ hợp tác song phương mà cả đa phương. Theo tinh thần đó giữa Việt Nam và các nước phải thường xuyên có sự trao đổi thông tin về tình hình tội phạm ma tuý nói chung cũng như có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xác minh điều tra các thông tin về tội phạm, hỗ trợ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc phát hiện ma tuý vận chuyển qua đường bưu điện./.
Nguyễn Văn Tuấn - P1, C47
Nguồn: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Whats? @@
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Ai mà biết Hải đã làm gì với cái xác. Đây là hình chụp cuối cùng thôi chứ không phải là tư thế chết ban đầu của H.
Đấy là tư thê scuối cùng hay chưa phải dựa vào các dấu vết xung quanh xác chứ nói khơi khơi thế mà cũng ra cáo choạng định tiêm con nha fngười ta ah?
Bây giờ nếu hung thủ cắt ở tư thế khác cáo trạng và chứng minh được qua các vật thể quanh xác cụ tính sao?
 

Joan_tèo

Xe tải
Biển số
OF-389248
Ngày cấp bằng
27/10/15
Số km
495
Động cơ
242,872 Mã lực
Tuổi
39
Pháp y xác định được Khoảng Thời gian Chết nha.
Có sách dạy về cái ấy đấy cụ :D
Được, nhưng thường là có bằng chứng kết hợp, chỉ riêng giám định pháp ý thì khó, pháp y đưa ra đầu mối để truy nguyên thôi.
Có vụ án kinh điển là giám định dạ dày nạn nhân thấy còn ham bơ gơ chưa tiêu hóa hết, pháp y kết luận là ăn ham bơ gơ sau khoảng 2 tiếng thì chết nên cảnh sát Mỹ khoanh vùng toàn bộ quán ham bơ gơ xung quanh và trích xuất được camera, giờ ghi lại nạn nhân đi vào quán ham bơ gơ, tìm ra người đi chung ăn tối,...
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Được, nhưng thường là có bằng chứng kết hợp, chỉ riêng giám định pháp ý thì khó, pháp y đưa ra đầu mối để truy nguyên thôi.
Có vụ án kinh điển là giám định dạ dày nạn nhân thấy còn ham bơ gơ chưa tiêu hóa hết, pháp y kết luận là ăn ham bơ gơ sau khoảng 2 tiếng thì chết nên cảnh sát Mỹ khoanh vùng toàn bộ quán ham bơ gơ xung quanh và trích xuất được camera, giờ ghi lại nạn nhân đi vào quán ham bơ gơ, tìm ra người đi chung ăn tối,...
Nhưng trong nhiều trường hợp khó khăn, chính những cái cụ xem là Kết hợp ấy nó lại nêu ra được bản chất của sự việc.
Cụ có muốn nói chuyện với em về vụ cảnh sát Nguyễn Tùng Dương bắn chết người trên cầu Chương dương chứ ???
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Bây giờ nếu hung thủ cắt ở tư thế khác cáo trạng và chứng minh được qua các vật thể quanh xác cụ tính sao?
Ý mình đã nói rồi, quan trọng là ai cắt cổ thôi chứ còn tư thế nào, trước đó sau đó thế nào thì cũng không quá quan trọng. Ngay cả bản thân thằng Hải cũng không thể nhớ hết những chi tiết chỉ làm 1 lần, trong khoẳng khắc, chưa kể có khi nó cố tình không khai hết.

Đó là ý mình, còn ý tòa thì có khi lại khác nữa!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Ý mình đã nói rồi, quan trọng là ai cắt cổ thôi chứ còn tư thế nào, trước đó sau đó thế nào thì cũng không quá quan trọng. Ngay cả bản thân thằng Hải cũng không thể nhớ hết những chi tiết chỉ làm 1 lần, trong khoẳng khắc, chưa kể có khi nó cố tình không khai hết.

Đó là ý mình, còn ý tòa thì có khi lại khác nữa!
Ơ, cách cắt khác với cáo trạng chứng tỏ việc dựa vào lời khai của Hải là sai đời nó rồi, thế mà còn cố ;))
 

htoan04

Xe tải
Biển số
OF-517725
Ngày cấp bằng
22/6/17
Số km
456
Động cơ
184,906 Mã lực
Luận điểm 2: Hành vi HDH nói dối CQĐT khi bị triệu tập. Vì sao HDH nói dối ?
Em suy diễn vô tội cho HDH nhé:
-HDH nói dối đi đám ma tối hôm xảy ra án mạng ở BĐ Cầu Voi để nhằm mục đích gì ? H thừa biết hậu quả liên quan đến án sinh-tử là rất rắc rối, H là người vô can, sao lại nói dối CQĐT để rước lấy rắc rối vào người, nếu là em thì em sẽ khai trung thực, cái gì nhớ được thì khai, không nhớ được thì nói "không nhớ".
-Sau khi bị CQĐT bóc phốt thì HDH lại khai tối đó không nhớ làm gì. Tuy nhiên, HDH nhớ đã đi đâu, làm gì, với ai ngày hôm đó....cho đến 19h30'. Đặc biệt từ 19h13' còn nhớ rất chính xác đi đổi xe máy như nào, chạy xe đến gặp ai, ở đâu, trả tiền cá độ....vân vân...CQĐT xác minh những người H gặp quãng thời gian đó thì chính xác. Phe luật sư, nhiều người biện hộ nói H làm sao mà nhớ đã làm gì 1 ngày cách đó hơn 2 tháng ? Nhưng thật phi lý là đã không nhớ gì thì sẽ không nhớ hết, đằng này lại nhớ rất rõ từng việc đã làm, từng người đã gặp, cả thời gian khá chính xác...chỉ có đến tối lúc án mạng xảy ra thì đột nhiên không nhớ .....?! .....:D Tại sao HDH không khai với CQĐT là chẳng nhớ gì hết ngày hôm xảy ra án mạng, có phải là tốt cho H không ? ( Em đang suy diễn vô tội cho H ). Tự dưng khai đoạn nhớ, đoạn không nhớ làm chi, H thừa biết khai thế là H tự làm khó mình rồi, dây vào án sinh - tử là rất rắc rối, nếu là em em sẽ khai " không nhớ gì hết". :D

Mời các cụ chém gió cho vui. :)
HDH từng khai đtv hỏi theo kiểu chỗ này có cái này, cái kia không nên biết để tả lại. Muốn suy diễn vô tội thì phải suy thế này. Lần đầu HDH được mời lên để hỏi về vụ cờ bạc bóng bánh. Tại sao đtv đang tra xét sđt gọi tới bưu cục hôm xảy ra vụ án lại gọi 1 nghi phạm lên đề hỏi về hành vi cờ bạc, sao biết HDH dính vào cờ bạc? Rõ ràng là đtv đã tìm hiểu rất kỹ và biết rõ về HDH trước đó. Bằng cách kiểm tra sđt gọi đến bưu cục sẽ có số của Hải, rồi tra tiếp cuộc gọi tới số Hải sẽ ra cuộc gọi từ Đang lúc ở tiệm cầm đồ. Biết Đang rồi thì sẽ truy ra cả nhóm bóng bánh cờ bạc và em nghĩ là đtv đã nắm rõ lộ trình của HDH hôm đó còn hơn chính HDH. Nhưng cũng chỉ đến 19h30 thôi vì sau đó không ai biết HDH đi đâu nữa. Đấy là lý do tại sao chỉ nhớ đến 19h30 đó. Vì thực tế HDH chả nhớ 1 chi tiết nào ngày hôm đó, nhưng đã có người nắm rõ và hỏi kiểu hôm đấy có làm cái này, cái kia không, v..v...
 

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Trong phiên sơ thẩm, có 2 luật sư cùng bào chữa cho HDH. Luật sư Đạt thì yêu cầu ko kết tội Hải do chưa đủ căn cứ, LS Quyết thì xác định Hải có tội và mong tòa lượng thứ giảm nhẹ... Vậy là sao ta?

1595495580581.png

1595495594503.png
 

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Ý kiến của Tiến sĩ - Giảng viên Luật Vũ Thị Phương Lan

ĐÔI ĐIỀU BĂN KHOĂN TỪ PHIÊN XỬ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HỒ DUY HẢI
Trong vài ngày qua, xã hội nói chung và giới khoa học pháp lý nói riêng rất xôn xao về kết quả Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Người không thuộc chuyên ngành luật thì thấy dường như có điều gì đó chưa thực sự thuyết phục. Người có chuyên môn luật thì thấy dường như có điều gì sai sai.

Cũng như nhiều người đang bàn luận về câu chuyện này, tôi không quen Hồ Duy Hải. Tôi cũng không biết Hồ Duy Hải thực sự vô tội hay có tội. Nhưng với kiến thức pháp lý của mình và lương tâm của một người học luật, tôi thấy có nhiều băn khoăn muốn chia sẻ về phiên xử giám đốc thẩm. Điều tôi quan tâm nhiều hơn cả là một nền tư pháp Việt Nam thực sự bảo vệ công lý và cho thấy công lý hiện diện trong xã hội. Hồ Duy Hải, cho dù thực sự là có tội đi chăng nữa thì cũng phải được xét xử công bằng, và chỉ có xét xử công bằng của một nền tư pháp vì công lý đích thực mới có thể kết tội Hồ Duy Hải hay bất kỳ ai khác. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ như sau và xin diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường, tối giản ngôn ngữ pháp lý.

1. Tính hợp pháp của kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Một vấn đề được HĐXX TANDTC nêu ra là kháng nghị của VKSNDTC không đúng quy định của pháp luật vì Chủ tịch nước đã có Quyết định 639/2012 bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Hàm ý ở đây là khi Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình thì VKSNDTC không được quyền kháng nghị.
Tôi cho rằng không thể đem Quyết định của CTN để quy chiếu tính hợp pháp của quyết định kháng nghị của VKSNDTC bởi vì chức năng của hai cơ quan này là khác nhau và nội dung của hai văn bản đề cập tới những khía cạnh khác nhau cho dù là về cùng một vụ việc. CTN là nguyên thủ quốc gia chứ không phải cơ quan tố tụng. Hiến pháp, pháp luật trao cho CTN quyền ân giảm đối với tội phạm chứ không phải khẳng định một người có tội hay không. Khi CTN xem xét đơn xin ân giảm thì vấn đề có tội hay không có tội đã được tòa án quyết định, có hiệu lực và CTN tôn trọng điều đó. CTN chỉ xem xét với những tình tiết nhân thân thì người phạm tội đó có đáng được ân giảm hay không. Quyết định không ân giảm của CTN không có nghĩa là lời khẳng định quyết định buộc tội tử hình của tòa án là đúng.

VKSNDTC thực hiện quyền kháng nghị của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào đối với các bản án của tòa án mà VKS cho là sai, có thể là sai về tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung. Trong trường hợp vụ án Hồ Duy Hải, VKSNDTC có thể cho rằng thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng và/hoặc phán quyết của tòa án cấp dưới không có cơ sở. Khi VKSND đưa kháng nghị thì Tòa án phải xem lại xem bản án cấp dưới có thực sự sai không mặc dù rồi cuối cùng có thể vẫn cho rằng bản án đó đúng. Quyền kháng nghị của VKS được thực hiện như là một phép kiểm tra đối với việc xét xử của tòa án. Đó là một điểm tuyệt vời trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Ở đây tôi muốn nói rằng, cơ sở pháp lý của kháng nghị của VKSNDTC là Hiến pháp và các luật liên quan và VKSNDTC hoàn toàn có quyền kháng nghị ngay cả khi CTN đã có quyết định bác đơn ân giảm án tử hình. Trường hợp VKSNDTC kháng nghị đúng, người tử tù được tuyên không có tội thì cũng không có nghĩa là CTN đã ra quyết định sai. Đặt câu hỏi VKSNDTC kháng nghị có đúng không khi CTN đã bác đơn xin ân giảm án tử hình là một câu hỏi không phù hợp.

2. Sự độc lập của Hội đồng xét xử
Nhiều ý kiến nêu liệu HĐXX trong trường hợp này là HĐTP TANDTC có độc lập không khi Chủ tọa hội đồng đó, người đồng thời là Chánh án TANDTC, trước đây là Viện trưởng VKSNDTC và đã từng ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trong cùng vụ án. Quan điểm của tôi cho rằng ý kiến này là có cơ sở.

Tòa án và VKSND thực hiện chức năng khác nhau nhưng lại giải quyết các vấn đề giống nhau khi thụ lý cùng một vụ việc. Cụ thể trong vụ việc giám đốc thẩm này: trước đây khi hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm gửi lên Viện trưởng VKSNDTC thì vấn đề mà Viện trưởng VKSNDTC phải xem xét là liệu bản án của tòa án có bị sai không và nếu sai thì có đáng để kháng nghị không. Khi quyết định kháng nghị tức là Viện trưởng đã cho rằng có sai sót trong đó còn nếu quyết định không kháng nghị có nghĩa là Viện trưởng đã cho rằng không có sai sót trong đó hoặc có sai nhưng không đáng để nêu vấn đề. Bây giờ, khi xét xử giám đốc thẩm thì HĐXX cũng giải quyết chính vấn đề đó, trả lời đúng câu hỏi đó, tức là bản án cấp dưới (trong đó có cả quy trình tố tụng) có sai sót không, trong trường hợp có sai sót thì có đáng bị hủy hay không. Cùng một người nếu trước đây đã cho rằng bản án không sai thì bây giờ sao có thể phủ định chính mình khi trả lời câu hỏi tương tự trong khi vụ án không có tình tiết mới. Điều này chẳng khác nào chưa xét xử thì quan điểm của vị chủ tọa HĐXX đã được ấn định.

3. Về vấn đề “có sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”
Câu hỏi đầu tiên mà HĐTP TANDTC nêu để biểu quyết trong vụ Hồ Duy Hải là “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?”. 17/17 thành viên biểu quyết là “Không thay đổi bản chất vụ án”. Đặt ra câu hỏi này để biểu quyết, HĐTP TANDTC đã mắc một số sai lầm.

Thứ nhất, với câu hỏi đó, thông điệp mà cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam truyền đi là dù quá trình xét xử có vi phạm tố tụng thì bản án vấn được công nhận nếu hội đồng giám đốc thẩm tin rằng người đó có tội. Không rõ từ khi nào tòa án lại xem nhẹ pháp luật tố tụng đến vậy. Bất cứ ai học luật từ bậc học cử nhân đều hiểu rằng công lý được bảo đảm bằng pháp luật tố tụng. Đứng trước một vụ án hình sự bao giờ phía nạn nhân và phía buộc tội cũng muốn bị cáo phải bị kết tội và chịu án nghiêm khắc. Đối với họ, như vậy mới là công lý. Còn đối với phía bị cáo và gia đình bị cáo thì phải tuyên vô tội hay có tội với hình phạt nhẹ hơn mới là công lý. Như vậy, công lý không nằm ở có tội hay không có tội, hình phạt nặng hay nhẹ mà ở chỗ thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có công bằng không, người bị buộc tội có được bảo đảm quyền tố tụng của mình không, chứng cứ có đủ cơ sở để buộc tội không … Đó là lý do tại sao vi phạm pháp luật tố tụng có thể dẫn tới hủy án. Sai sót về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải phải được xem xét nghiêm túc từ chính nó để cân nhắc có hủy án hay không. Không thể lấy cái gọi là “bản chất vụ án không thay đổi” để biện minh và sau đó là bỏ qua cho sai sót về tố tụng.

Thứ hai, đặt câu hỏi như vậy HĐTP TANDTC đã đi lạc đề vì nó không phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm không phải là xem xét người bị buộc tội thực sự có tội hay không, đó là nhiệm vụ của tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là xem xét bản án cấp dưới có sai không và nếu sai thì có bị hủy không. Cái sai ở đây có thể về thủ tục tố tụng trong quá trình từ điều tra đến xét xử hoặc sai về áp dụng pháp luật. Như vậy, câu hỏi mà HĐTP TANDTC cần đặt ra phải là “Với những sai sót trong tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, kéo theo đó là sự không hợp lệ của một số chứng cứ như đã nêu thì liệu có đủ cơ sở để buộc tội Hồ Duy Hải như bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã làm không?” Nói cách khác TANDTC cần loại bỏ tất cả những chứng cứ thu thập có vi phạm thủ tục tố tụng và đặt câu hỏi: “Với tất cả các chứng cứ còn lại thì liệu có đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải phạm tội không?” Nếu đặt đúng câu hỏi như vậy thì câu trả lời “Không đủ cơ sở” là hết sức rõ ràng bởi chỉ cần qua thông tin trên báo chí trong những ngày qua cũng có thể thấy các chứng cứ được thu thập một cách trái pháp luật đều là những chứng cứ chủ chốt để tòa án dựa vào đó buộc tội Hồ Duy Hải.

Thứ ba, HĐTP TANDTC đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử. Nói cách khác, nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là giải thích pháp luật để làm rõ cái đúng cái sai trong quá trình tố tụng và trong quá trình xét xử. Tư duy của HĐTP TANDTC, do đó, không chỉ bó hẹp trong vụ việc cụ thể mà phải ở tầm bao quát hơn để “chữa lỗi” của các cơ quan tố tụng nếu có. Chỉ ra cái sai của cơ quan tố tụng và bản án cấp dưới không có nghĩa là phơi ra điểm yếu của hệ thống tư pháp. Chưa cần nói tới việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không, nếu HĐTP TANDTC hủy bản án đã kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải do vi phạm tố tụng thì tác động sẽ như thế nào. Bên cạnh chuyện chỉ ra cái đúng, cái sai thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng công lý của nền tư pháp Việt Nam đã được thực thi cho dù cơ quan tố tụng cấp dưới đã có những sai sót. Xã hội sẽ thấy đó là một phần trong cơ chế xét xử công bằng của hệ thống tòa án. Tuyệt vời hơn, nó sẽ truyền đi thông điệp rằng các cơ quan tố tụng cấp dưới từ cơ quan điều tra, công tố tới xét xử phải tự hoàn thiện mình trong quá tình tiến hành tố tụng bởi đối với TANDTC vi phạm tố tụng là vi phạm nghiêm trọng và sẽ đem lại hậu quả pháp lý. Đó mới là việc TANDTC cần phải làm cho xã hội. TANDTC hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chấn chỉnh và chữa các lỗi do sai sót trong quá trình tố tụng thay vì chỉ băn khoăn với câu hỏi liệu người bị cáo có thực sự phạm tội hay không.

Thật đáng tiếc phải nói rằng quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC trong vụ Hồ Duy Hải là một bản án thực sự chưa thể hiện công lý.

 

moihoclaioto

Xe hơi
Biển số
OF-706657
Ngày cấp bằng
5/11/19
Số km
196
Động cơ
93,188 Mã lực
Ý kiến của Tiến sĩ - Giảng viên Luật Vũ Thị Phương Lan

ĐÔI ĐIỀU BĂN KHOĂN TỪ PHIÊN XỬ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HỒ DUY HẢI
Trong vài ngày qua, xã hội nói chung và giới khoa học pháp lý nói riêng rất xôn xao về kết quả Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Người không thuộc chuyên ngành luật thì thấy dường như có điều gì đó chưa thực sự thuyết phục. Người có chuyên môn luật thì thấy dường như có điều gì sai sai.

Cũng như nhiều người đang bàn luận về câu chuyện này, tôi không quen Hồ Duy Hải. Tôi cũng không biết Hồ Duy Hải thực sự vô tội hay có tội. Nhưng với kiến thức pháp lý của mình và lương tâm của một người học luật, tôi thấy có nhiều băn khoăn muốn chia sẻ về phiên xử giám đốc thẩm. Điều tôi quan tâm nhiều hơn cả là một nền tư pháp Việt Nam thực sự bảo vệ công lý và cho thấy công lý hiện diện trong xã hội. Hồ Duy Hải, cho dù thực sự là có tội đi chăng nữa thì cũng phải được xét xử công bằng, và chỉ có xét xử công bằng của một nền tư pháp vì công lý đích thực mới có thể kết tội Hồ Duy Hải hay bất kỳ ai khác. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ như sau và xin diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường, tối giản ngôn ngữ pháp lý.

1. Tính hợp pháp của kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Một vấn đề được HĐXX TANDTC nêu ra là kháng nghị của VKSNDTC không đúng quy định của pháp luật vì Chủ tịch nước đã có Quyết định 639/2012 bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Hàm ý ở đây là khi Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình thì VKSNDTC không được quyền kháng nghị.
Tôi cho rằng không thể đem Quyết định của CTN để quy chiếu tính hợp pháp của quyết định kháng nghị của VKSNDTC bởi vì chức năng của hai cơ quan này là khác nhau và nội dung của hai văn bản đề cập tới những khía cạnh khác nhau cho dù là về cùng một vụ việc. CTN là nguyên thủ quốc gia chứ không phải cơ quan tố tụng. Hiến pháp, pháp luật trao cho CTN quyền ân giảm đối với tội phạm chứ không phải khẳng định một người có tội hay không. Khi CTN xem xét đơn xin ân giảm thì vấn đề có tội hay không có tội đã được tòa án quyết định, có hiệu lực và CTN tôn trọng điều đó. CTN chỉ xem xét với những tình tiết nhân thân thì người phạm tội đó có đáng được ân giảm hay không. Quyết định không ân giảm của CTN không có nghĩa là lời khẳng định quyết định buộc tội tử hình của tòa án là đúng.

VKSNDTC thực hiện quyền kháng nghị của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào đối với các bản án của tòa án mà VKS cho là sai, có thể là sai về tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung. Trong trường hợp vụ án Hồ Duy Hải, VKSNDTC có thể cho rằng thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng và/hoặc phán quyết của tòa án cấp dưới không có cơ sở. Khi VKSND đưa kháng nghị thì Tòa án phải xem lại xem bản án cấp dưới có thực sự sai không mặc dù rồi cuối cùng có thể vẫn cho rằng bản án đó đúng. Quyền kháng nghị của VKS được thực hiện như là một phép kiểm tra đối với việc xét xử của tòa án. Đó là một điểm tuyệt vời trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Ở đây tôi muốn nói rằng, cơ sở pháp lý của kháng nghị của VKSNDTC là Hiến pháp và các luật liên quan và VKSNDTC hoàn toàn có quyền kháng nghị ngay cả khi CTN đã có quyết định bác đơn ân giảm án tử hình. Trường hợp VKSNDTC kháng nghị đúng, người tử tù được tuyên không có tội thì cũng không có nghĩa là CTN đã ra quyết định sai. Đặt câu hỏi VKSNDTC kháng nghị có đúng không khi CTN đã bác đơn xin ân giảm án tử hình là một câu hỏi không phù hợp.

2. Sự độc lập của Hội đồng xét xử
Nhiều ý kiến nêu liệu HĐXX trong trường hợp này là HĐTP TANDTC có độc lập không khi Chủ tọa hội đồng đó, người đồng thời là Chánh án TANDTC, trước đây là Viện trưởng VKSNDTC và đã từng ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trong cùng vụ án. Quan điểm của tôi cho rằng ý kiến này là có cơ sở.

Tòa án và VKSND thực hiện chức năng khác nhau nhưng lại giải quyết các vấn đề giống nhau khi thụ lý cùng một vụ việc. Cụ thể trong vụ việc giám đốc thẩm này: trước đây khi hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm gửi lên Viện trưởng VKSNDTC thì vấn đề mà Viện trưởng VKSNDTC phải xem xét là liệu bản án của tòa án có bị sai không và nếu sai thì có đáng để kháng nghị không. Khi quyết định kháng nghị tức là Viện trưởng đã cho rằng có sai sót trong đó còn nếu quyết định không kháng nghị có nghĩa là Viện trưởng đã cho rằng không có sai sót trong đó hoặc có sai nhưng không đáng để nêu vấn đề. Bây giờ, khi xét xử giám đốc thẩm thì HĐXX cũng giải quyết chính vấn đề đó, trả lời đúng câu hỏi đó, tức là bản án cấp dưới (trong đó có cả quy trình tố tụng) có sai sót không, trong trường hợp có sai sót thì có đáng bị hủy hay không. Cùng một người nếu trước đây đã cho rằng bản án không sai thì bây giờ sao có thể phủ định chính mình khi trả lời câu hỏi tương tự trong khi vụ án không có tình tiết mới. Điều này chẳng khác nào chưa xét xử thì quan điểm của vị chủ tọa HĐXX đã được ấn định.

3. Về vấn đề “có sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”
Câu hỏi đầu tiên mà HĐTP TANDTC nêu để biểu quyết trong vụ Hồ Duy Hải là “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?”. 17/17 thành viên biểu quyết là “Không thay đổi bản chất vụ án”. Đặt ra câu hỏi này để biểu quyết, HĐTP TANDTC đã mắc một số sai lầm.

Thứ nhất, với câu hỏi đó, thông điệp mà cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam truyền đi là dù quá trình xét xử có vi phạm tố tụng thì bản án vấn được công nhận nếu hội đồng giám đốc thẩm tin rằng người đó có tội. Không rõ từ khi nào tòa án lại xem nhẹ pháp luật tố tụng đến vậy. Bất cứ ai học luật từ bậc học cử nhân đều hiểu rằng công lý được bảo đảm bằng pháp luật tố tụng. Đứng trước một vụ án hình sự bao giờ phía nạn nhân và phía buộc tội cũng muốn bị cáo phải bị kết tội và chịu án nghiêm khắc. Đối với họ, như vậy mới là công lý. Còn đối với phía bị cáo và gia đình bị cáo thì phải tuyên vô tội hay có tội với hình phạt nhẹ hơn mới là công lý. Như vậy, công lý không nằm ở có tội hay không có tội, hình phạt nặng hay nhẹ mà ở chỗ thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có công bằng không, người bị buộc tội có được bảo đảm quyền tố tụng của mình không, chứng cứ có đủ cơ sở để buộc tội không … Đó là lý do tại sao vi phạm pháp luật tố tụng có thể dẫn tới hủy án. Sai sót về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải phải được xem xét nghiêm túc từ chính nó để cân nhắc có hủy án hay không. Không thể lấy cái gọi là “bản chất vụ án không thay đổi” để biện minh và sau đó là bỏ qua cho sai sót về tố tụng.

Thứ hai, đặt câu hỏi như vậy HĐTP TANDTC đã đi lạc đề vì nó không phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm không phải là xem xét người bị buộc tội thực sự có tội hay không, đó là nhiệm vụ của tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là xem xét bản án cấp dưới có sai không và nếu sai thì có bị hủy không. Cái sai ở đây có thể về thủ tục tố tụng trong quá trình từ điều tra đến xét xử hoặc sai về áp dụng pháp luật. Như vậy, câu hỏi mà HĐTP TANDTC cần đặt ra phải là “Với những sai sót trong tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, kéo theo đó là sự không hợp lệ của một số chứng cứ như đã nêu thì liệu có đủ cơ sở để buộc tội Hồ Duy Hải như bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã làm không?” Nói cách khác TANDTC cần loại bỏ tất cả những chứng cứ thu thập có vi phạm thủ tục tố tụng và đặt câu hỏi: “Với tất cả các chứng cứ còn lại thì liệu có đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải phạm tội không?” Nếu đặt đúng câu hỏi như vậy thì câu trả lời “Không đủ cơ sở” là hết sức rõ ràng bởi chỉ cần qua thông tin trên báo chí trong những ngày qua cũng có thể thấy các chứng cứ được thu thập một cách trái pháp luật đều là những chứng cứ chủ chốt để tòa án dựa vào đó buộc tội Hồ Duy Hải.

Thứ ba, HĐTP TANDTC đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử. Nói cách khác, nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là giải thích pháp luật để làm rõ cái đúng cái sai trong quá trình tố tụng và trong quá trình xét xử. Tư duy của HĐTP TANDTC, do đó, không chỉ bó hẹp trong vụ việc cụ thể mà phải ở tầm bao quát hơn để “chữa lỗi” của các cơ quan tố tụng nếu có. Chỉ ra cái sai của cơ quan tố tụng và bản án cấp dưới không có nghĩa là phơi ra điểm yếu của hệ thống tư pháp. Chưa cần nói tới việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không, nếu HĐTP TANDTC hủy bản án đã kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải do vi phạm tố tụng thì tác động sẽ như thế nào. Bên cạnh chuyện chỉ ra cái đúng, cái sai thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng công lý của nền tư pháp Việt Nam đã được thực thi cho dù cơ quan tố tụng cấp dưới đã có những sai sót. Xã hội sẽ thấy đó là một phần trong cơ chế xét xử công bằng của hệ thống tòa án. Tuyệt vời hơn, nó sẽ truyền đi thông điệp rằng các cơ quan tố tụng cấp dưới từ cơ quan điều tra, công tố tới xét xử phải tự hoàn thiện mình trong quá tình tiến hành tố tụng bởi đối với TANDTC vi phạm tố tụng là vi phạm nghiêm trọng và sẽ đem lại hậu quả pháp lý. Đó mới là việc TANDTC cần phải làm cho xã hội. TANDTC hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chấn chỉnh và chữa các lỗi do sai sót trong quá trình tố tụng thay vì chỉ băn khoăn với câu hỏi liệu người bị cáo có thực sự phạm tội hay không.

Thật đáng tiếc phải nói rằng quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC trong vụ Hồ Duy Hải là một bản án thực sự chưa thể hiện công lý.

Cũng chẳng có gì mới mẻ. Nhai đi nhai lại những điệp khúc cũ rích.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top