Bác không lấy hóa đơn thì cửa hàng đã giúp bác "tiết kiệm" cái thuế VAT ấy rồi (mà máy tính thì không phải chỉ 5% đâu).
Có bác gì trên kia khẳng định khi cần hóa đơn, người bán thu thêm VAT là hành động mua bán hóa đơn, có nhiều người khác vào phụ họa "đúng!".
Thực ra lại ngược lại. Bán hàng xong xuất hóa đơn là hành động bán hàn đúng quy định, hàng bán thật, hóa đơn cho cái vụ bán thật ấy thì là hóa đơn với VAT hợp lệ thì sao lại gọi là mua bán hóa đơn, mà đó là hành động bán hàng có hóa đơn.
Còn những lần bán không hóa đơn mới là trái quy định. Thuế chữa cháy (hay trị) bằng cách như đang chuẩn bị áp dụng với các cây xăng: doanh thu được tính từ cái cột xăng và thuế quản lý dữ liệu đó!
Cụ nghe/đọc thì cũng nghe/đọc cho thủng đã rồi hãy nói chuyện đúng sai.
Câu chuyện mua bán hóa đơn là đang nói tới đối tượng xuất hóa đơn, nếu đi ăn ở nhà hàng A là "thương hiệu" của pháp nhân là công ty X, hoặc hộ kinh doanh Y có đăng ký thuế, hạch toán kế toán, kê khai thuế theo quy định, thì khách ăn xong, nhà hàng tính tiền in bill, xuất hóa đơn (dù khách ko cần lấy hóa đơn thì nó vẫn xuất), đó là quy định. Nhưng thực tế nếu các cụ dẫn đối tác đi ăn uống hoặc đi Karaoke, Mát xa mát gần gì đó thì đều biết, nếu nó xuất hóa đơn luôn được thì mừng quá chả phải nghĩ, nhưng đa số những nhà hàng hoặc quán Massage 1 là nó éo đăng ký thuế (hoạt động như kiểu 1 cửa hàng tạp hóa hoặc như mấy bà bán rau dưa ở chợ), nên nó không xuất được hóa đơn, và để phục vụ cái nhu cầu "lấy hóa đơn về để công ty thanh toán" của khách hàng thì nó phải móc nối với các công ty "ma" để mua hóa đơn, khi đó các cụ muốn lấy hóa đơn về thanh toán thì phải đợi 1~2 ngày thì nhà hàng nó mới gửi được hóa đơn cho các cụ. Đó chính là hành vi mua bán hóa đơn. Các cụ cứ xem các cụ buôn bán trên này, nói thẳng nếu không vì bị thuế má, thị trường họ siết quá mà phải đăng ký thuế thì chẳng cụ nào buôn bán nhỏ lẻ mà muốn đi đăng ký thuế, thuế má họ đến cửa nhà hỏi thăm cứ nhắm mắt khất lần khất lượt, đến lúc không thể cưỡng được thì thôi đành phải đăng ký mà thôi.
Trường hợp 2 là nó vẫn đăng ký thuế, có thể xuất hóa đơn khi khách yêu cầu, nhưng nếu không yêu cầu thì nó cũng chả tội gì mà xuất thì đây là hành vi trốn thuế. Đặc biệt bọn Karaoke, Massage ko chỉ trốn thuế GTGT mà nó trốn cái thuế TTĐB mới là nhiều, GTGT cùng lắm 10%, nhưng TTĐB nó tận 30% cơ.
Còn vì sao bọn nhà hàng, khách sạn, karaoke, massage nó "mua bán hóa đơn" hoặc "trốn thuế" nhan nhản như vậy, thì các cụ cứ mường tượng ra 1 cái hệ thống quản lý nhà hàng thì có thể hiểu được phần nào nguyên nhân, đó là vì quản lý nó khó và tủn mủn vô cùng, ví dụ giờ các cụ là cơ quan thuế vào kiểm tra 1 nhà hàng, giờ kiểm tra món bít tết, mua 1 cân thịt bò (nguyên liệu đầu vào) thì sẽ chế biến được "mấy" đĩa (sản phẩm đầu ra), rồi mấy đĩa đó xuất hóa đơn hết thì ok xong quy trình, nhưng không, mấy đĩa đó, có đĩa thì xuất hóa đơn, có đĩa lại éo xuất, tất nhiên sẽ có quy định về định mức, ví dụ 1 cân phải ra tối thiểu 5 đĩa, mày mà không xuất đủ hóa đơn 5 đĩa thì chứng tỏ có vấn đề, nhưng nhà hàng nó bảo tao chỉ bán được 3 đĩa thôi nên chỉ có hóa đơn 3 đĩa, còn tồn kho trong tủ lạnh để 5 ngày không đảm bảo chất lượng nữa nên hủy rồi, biên bản hủy đây, ký tá đầy đủ
, đấy mới chỉ là 1 tý thịt bò, bít tết... giờ còn tỉ thứ thịt cá rau dưa, da vị mắm muối, gas, nhân viên...
Các cụ mà là ông thanh tra thuế thì thôi tốt nhất nhận cái phong bì uống cafe, rồi trải nghiệm vài bữa ăn free ở nhà hàng rồi nhắm mắt mà cho qua chứ biết sao nữa. Ông karaoke cũng thế, bố ai mà kiểm tra được tổng số giờ hát thực tế, ông massage thì đố các cụ check được nuru bao nhiêu phát, cum in alo mấy lần mà tính thuế cho đủ
Còn để mà nói về quy định thì không những bán hàng, mà ngay cả hàng đem cho, đem tặng cũng đều phải xuất hóa đơn và phải nộp thuế GTGT (dù hàng cho tặng thì doanh thu = 0, nhưng giá tính thuế được áp bằng giá bán của hàng cùng loại hoặc tương đương). Quy định là 1 chuyện, nhưng thanh tra kiểm soát được nó thì khó vô cùng.
Sau dịch covid, kinh tế suy thoái, nhà nước 1 mặt thì ban hành những chính sách ưu đãi về thuế cho người dân, công ty, doanh nghiệp (mấy cái giảm thuế GTGT 10% về 8%, giảm tiền thuê đất, giảm thuế TNDN, gia hạn thuế các kiểu, các cụ có đọc báo thì chắc đều biết), dẫn tới thu ngân sách hụt, thế thì bù lại nhà nước lại siết mạnh tới các cụ kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng online, TMĐT, rồi tranh thủ đập mấy đại gia để thu tiền khắc phục...
Nói chung các cụ kinh doanh, bán hàng, cửa hàng nhỏ lẻ giai đoạn này sẽ thấy ngột ngạt vô cùng, hàng thì càng ngày bán càng khó, mà thuế má, thị trường đập càng ngày càng mạnh.
Sau cùng người tiêu dùng lại chính là người bị thiệt nhất, các cụ bán hàng bị đập mạnh, chi phí tăng nhiều, thì đương nhiên giá bán sẽ tăng. Muốn mua món đồ trước bỏ 1 đồng là đầy thằng bán, giờ bỏ 1.2 đồng cũng rất khó kiếm được người bán