(ST từ một bác sỹ ung bướu)
Mỳ gói và ung thư...
Ác nhơn nhất là tung tin Ethylene Oxide gì đó trong mì gói gây ung thư lúc nhiều bà con chả còn gì mà ăn.
Xét một cách toàn diện thì bất cứ thực phẩm đóng gói nào cũng có chất bảo quản, để không làm hỏng sản phẩm và vì thế cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ nếu dùng liều lượng nhiều, dài lâu.
Vấn đề quan trọng là nồng độ, liều lượng bao nhiêu, có trong ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn hay không. Mỗi quốc gia lại có chuẩn khác nhau nên hàng ở nước này sang nước kia bị tuýt là có thể gặp.
Do đó, để an toàn tối đa thì nên hạn chế dùng thực phẩm đóng gói, nhưng ăn một vài bữa khi khan hiếm thực phẩm tươi thì vẫn không sao.
Đừng quá lo lắng nhé!
Cần hiểu cho đúng ...
EO ( Ethylene oxide ) còn được sử dụng làm sản phẩm
khử trùng, hun trùng có hiệu quả cao, được phép sử dụng ở nhiều quốc gia cho mục đích
kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản,
khử khuẩn các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế,... trước yêu cầu luôn cần kiểm tra thường xuyên vi khuẩn Salmonella).
Hoa Kỳ và Canada đã đưa ra
ngưỡng quy định mức dư lượng tối đa -
Maximum Residue Levels (MRLs) cho EO và 2-CE trong gia vị, các loại thảo mộc khô, rau khô và hạt có dầu (kể cả hạt vừng) ở mức 7 và 940ppm, tương ứng. Riêng đối với quả óc chó được quy định bổ sung với mức dung sai ở mức 50 ppm tại thị trường Mỹ.
Theo quy định các nước châu Âu, MRLs đề xuất đưa ra chung cho hai thành phần: “Tổng của EO và 2-CE được quy về EO”. MRLs cho EO (tổng) được đặt ở mức đối với trà, ca cao và gia vị đã được hạ xuống 0,1 mg / kg; MRLs đối với các loại hạt, quả có dầu và hạt có dầu giảm xuống còn 0,05 mg / kg, và đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và đậu, chúng được giảm xuống 0,02 mg / kg. MRLs đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật được giữ ở mức 0,02 mg / kg. Đối với các sản phẩm trồng trọt, MRLs mới được đặt ở mức 0,05 mg / kg.