Chào cụ, giờ mới có time để cào phím hầu cụ đây. Ở đây em đang nói đến 1 người làm công ăn lương bình thường, ví dụ công nhân hoặc kỹ sư bình thường. Kỹ sư tài năng thì ko thèm nói đến cụ nhé
Thứ nhất em hiểu cách tính thu nhập bình quân. Mình đưa ra con số trung bình để thấy rõ sự chênh lệch chứ như cụ nói thì ở VN cũng có những người thu nhập cao và rất cao thì bên Nhật, Hàn, Mỹ, Úc cũng có chứ cụ. Nói như cụ em thấy ko có ý nghĩa gì cả
Bảo hiểm người lao động VN phải đóng là khoảng 32%, trong đó doanh nghiệp hơn 20 %, người lao động 10,5%, cộng 1 ít bảo hiểm y tế và công đoàn nữa. Ví dụ lương cụ 10 tr thì chi phí cho cụ mà doanh nghiệp phải bỏ ra là hơn 12 tr, và cụ cầm về tay là tầm gần 9 tr
Chưa kể thuế TNCN nếu như thu nhập của cụ cao hơn. Em nghĩ 32% so với thế giới thì cũng ko kém cạnh mấy cụ ah
Nếu như mất việc làm thì ở đâu cũng thế cụ ah, ai chả phải ra đường hở cụ. Ở các nước pt họ còn có trợ cấp thất nghiệp (dài hạn) còn ở VN thì họ chỉ cho cụ hưởng phần cụ đã đóng, hưởng xong chưa có việc làm thì đói
Bảo hiểm thì ở VN muốn đi khám bảo hiểm thì phải đợi chờ rất lâu và thuốc thang thì cũng không có nhiều đâu cụ ạ, được cái là toàn dân thôi nhưng mà không tốt như cụ nói
Em ví dụ như trẻ con đi khám bệnh, ok là được bảo hiểm nhưng 1 loạt xét nghiệm và thuốc nằm ngoài bảo hiểm cụ phải mua, so với chi phí bình quân của nước ta con cụ ốm vài lần 1 năm là cụ hết tiền tiết kiệm ngay
Cái này là em đã trả qua chứ ko phải nghe ai nói đâu ạ
Ung thư thì cụ xem ngày càng nhiều, mấy bệnh viện K lúc nào cũng chật cứng. Chưa kể những người không chữa đc, về nhà nằm chờ ra đi
Chốt lại là nếu ta dùng đối tượng là tầng lớp bình dân thì đương nhiên VN thua xa các nước pt thưa cụ
Đương nhiên là cụ đi so VN, xuất phát điểm bắt đầu từ 1996 với các nước G7 - G20 (đối tượng cụ đang so sánh TUYỆT ĐỐI) thì tất cả ở đây đều công nhận ta không bằng nó. Và cũng chỉ có 20 nước G20 và 7 nước G7 trong số 208 nước và vùng lãnh thổ thôi. Và ko phải tự nhiên có những thằng trong Top 100 vẫn cả trăm năm nay và sẽ ko bao h bò được vào cái G7 hay G20 đó. Vẫn có những thằng đứng thứ 100 hay 120 trong vài trăm năm nay. Everything happens for a reason.
Cụ đi mà xem năm 1492 Postdam nó đã xây cung điện lâu đài nguy nga, 1700 cơ khí hóa của nó đã thế nào rồi. Nhật 1900 nó đã hiện đại và tân tiến đế mức nào? 2 thằng cùng đi trên đường, 1 thằng kẽo kẹt đạp xe cơi truồng thỉnh thoảng tuột xích, xong lại đèo theo 1 đống con vì đẻ lắm, 1 thằng thì David Harley hay Merc, Bim phóng vù vù. Thì tất nhiên thằng nào về đích trước.
Vấn đề lớn nhất của cụ là bias trong đầu cụ và cụ luôn quy kết cho thể chế, kiểu cái ví dụ trên của em là cái thằng con út đã ăn hại đái khai nhưng chỉ biết chửi bố mẹ tại sao sinh ra đã nghèo làm con sinh ra tự nhiên ko có Merc đi
. Nhà kia nó cũng phải tích lũy bao nhiêu đời đến đời ông nó mới mua được merc ý. Sự thịnh vượng và phát triển nó có nhiều yếu tố, chứ ko phải mỗi thể chế đâu cụ ơi.
Nếu so thì so với chính ta thì sẽ khác, Bọn em làm phát triển có 1 khái niệm là Best Practice available. Lựa chọn cái tốt nhất trong khả năng của mình, nhà nghèo thì cố mà cày cuốc rồi kiếm ăn, còn nếu cứ ngồi than thân trách phận xong chửi đời và vùi dập đất nước thì chỉ có 2 cách cho cụ, 1 là vươn lên mà sống thành upper middle class, 2 nữa là đổi quốc tịch.
Thực ra, gánh nặng lớn nhất cho sự phát triển của VN là dân quá đông, diện tích canh tác thấp vì những vùng như Tây Bắc, Đông Bắc, như Hà Giang, Cao Bằng chăc cụ cũng đi rồi, nuôi trồng được cái mẹ gì ở đó. Còn muốn giàu đẹp thì Cao Băc Lạng Thái Tuyên Hà ở miền Bắc, và mấy tình Trà Vinh Sóc Trăng top 5 từ dưới lên theo kq rà soát nghèo đem cắt đi cho ai thì cho, dân số giảm đi còn độ hai chục, là có dư địa phát triển ngay.
Nếu VN trong vòng 20 năm nữa bò lên vị trí kinh tế 70, chỉ số phát triển con người - human development index lên khoảng 40 là ngon rồi (hiện nay đang là 70 về các chỉ số phát triển con người - và tất cả cộng đồng quốc tế trừ người VN ra đều đánh giá là rất tốt). Còn có ở và làm việc mới biết được, chứ đi chơi vài ngày 1 tháng hay xem thì ko biết hết được đâu, khi mà ko va chạm vào hết mọi mặt của đời sống xã hội thì ko tthấy đâu.
Kiểu bạn em nhiều đứa vẫn bảo ở Tây làm gì có tắc đường (vì các nàng ý đi tàu và chi đi bộ trong mấy phố trung tâm), hay hồi đó có 1 vụ scandal thực phẩm bẩn rất lớn, nhưng hầu như ko biết vì ko chơi với dân bản xứ, chỉ VN chơi với VN và quan hệ quanh quẩn trong nhóm VN, ko va chạm mấy và ko đọc được báo địa phương, xem ti vi tiếng bản xứ, nên về cơ bản chỉ nhìn cuộc sống ở đó như khách du lịch.
Em ko hi vọng cụ hiểu những gì em nói (chủ yếu là do bias thôi), nhưng có 2 quyển em hi vọng cụ đọc và hiểu thêm, 1 là Biến Động của Jared Diamond và 2 là Nóng, Phẳng, Chật.
Thực ra tất cả các sách của Jared Diamond cụ đều nên đọc. Để có cái nhìn tổng thể về mặt xã hội, tránh việc Nhìn qua lăng kính góc nhìn của một cá nhân dù là lao động phổ thông, vô gia cư, cổ cồn, hay tầng lớp giàu, và sau đấy quy kết là cả xã hội đều thế. Giống kiểu như cụ đang quy kết là cả xã hội nó chỉ mua xe trong vòng một hai năm và mua IPhone trong vòng 1 tháng.