[Funland] Cụ nào đã đọc hết Truyện Kiều?

Motdon_chetbay

Xe tải
Biển số
OF-444463
Ngày cấp bằng
11/8/16
Số km
227
Động cơ
210,750 Mã lực
Tuổi
45
Cùng 1 tích tuồng, có hàng chục tác phẩm từ thơ ca hò vè, chèo, tuồng, cải lương, cinema...ra đời, và các tác phẩm ấy do nhiều tác giả khác nhau sáng tác, các tác phẩm cũng độc lập hoàn toàn với nhau. Nếu cụ Nguyễn Du dịch 1 bài thơ tiếng Hán sang tiếng Việt thì mới gọi là dịch giả
Ngôn ngữ của các loại hình là khác nhau, nên tác phẩm khác nhau. Cụ trẻ nên học hành cho tử tế trước khi lên đường bôn tẩu, chứ 1 đòn đánh chết bảy
con ruồi ra đường khéo bị nó đập bẹp như gián:D
Cụ nói cũng có lý. Em vẫn đang quần quật học hỏi đây. Ngoài 1 đòn đập chết 7 con ruồi thì em còn 2 tuyệt chiêu là khinh công ví lại khẩu công nữa. Đứa nào lộ sát tâm là em lăng ba di bộ phát rồi đứng từ xa chửi vọng lại cho nó đau đầu luôn.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Em mạn phép trả lời cụ một chút theo hiểu biết của em. Phần in đậm là câu hỏi của cụ còn bên dưới là ngu í của em:
- Căn cứ nào để nói là tiếng Việt có từ ngàn năm, "chữ" Nôm có từ bao giờ, "tiếng" Việt từ ngàn năm trước phát âm thế nào-đến thời "chữ" Nôm phát âm thế nào, so với thời "chữ" quốc ngữ thì khác nhau ra sao.
- Người xưa có chủ ý tạo ra cả một bộ chữ & tiếng mới thay tiếng Hán không ? Nếu thành công thì nó được gọi là gì?
- Ngôn ngữ có từ thời ăn lông ở lỗ, vậy người xưa dùng hình vẽ lên vách đá có được coi là một loại chữ không hay là cái gì ?

Lúc con người tiến hóa lên biết chịch nhau thì chắc chắn đã nói chuyện được với nhau. Đó là tiếng nói chứ chưa phải chữ viết. Mà cái thời buổi chịch choạc sơ khai đó nó có trước thời Văn Lang Âu Lạc cụ ạ. Thời đó giặc thuyền chưa sang nên lớp văn hóa đó gọi là văn hóa bản địa, mà nói đến văn hóa là nói đến ngôn ngữ. Theo GS Hà Văn Tấn thời đó ta đã có một thứ chữ viết được gọi là chữ Khoa đẩu, loại chữ này “trước Hán và khác Hán”. Chữ này giống con tinh trùng, con loăng quăng, con giun con dế…nó được khắc trong các hang động ở Sapa, lưỡi cày Đông Sơn… Như vậy khẳng định một điều là thời tiền bắc thuộc mình đã có ngôn ngữ gồm chữ viết và lời nói. Sau đó bị hấp diêm 1k năm nên thứ chữ đó không có cơ hội ho he không thì giờ mình chắc dùng paint để vào of mà nói chuyện cụ ạ.
Sự ra đời của chữ Nôm thì trên wiki có mà cụ và đoạn sự khác nhau thì như cụ thợ mộc Huy át đã nói.

- Về ngôn ngữ chữ có trước để thể hiện nội dung thông tin cần truyền đạt cho tiếng hay dùng tiếng để truyền đạt thông tin rồi ghi nhớ lại bằng chữ, tại sao không thể thiếu một trong hai ?
Về mặt bản chất, tiếng & chữ đều thể hiện thông tin cần truyền đạt. Vậy trên cơ sở nào để phân biệt tiếng và chữ.

Về vấn đề này cụ để ý sẽ thấy. Tiếng Việt mình trước nói “nhà” thì giờ vẫn nói là “nhà” chứ chưa thấy nói khác. Lúc cụ Đắc Lộ sang truyền đạo đây cụ í đã học và nói tiếng Việt rồi nhưng thời đó về mặt chữ viết ta còn loằng ngoằng giữa Nôm và Hán và hai loại này viết cực khó. Nên cụ í mới dùng các ký tự Latin thêm muối thêm mắm vào để ghi lại tiếng nói, phiên âm của dân An Nam. Mục đích chính là để dễ dàng hơn cho việc truyền đạo. Nhưng sau này các nhân sĩ, trí thức thấy loại chữ này nó tiện quá, dễ học quá nên mới cổ vũ sử dụng và ngày nay gọi là chữ quốc ngữ. Ngoài ra, hiện nay nhiều dân tộc có tiếng nói nhưng chữ viết đã bị thất truyền do họ không có nhu cầu sử dụng chữ viết mà chỉ sử dụng tiếng nói trong giao tiếp. Ăn, ngủ, chịch choạch thì nói nhanh hơn viết mà. Và khoogn có chữ viết nên ít nhiều những giá trị văn hóa của họ không được bảo tồn hoặc có bảo tồn cũng không chính xác do tam sao thất bản. Như vậy có thể nói là tiếng có trước chữ rồi cụ nhé. Cũng như mình sinh ra biết nói trước chứ lúc đó biết chữ là cái khỉ gì đâu. Sau này khi giao lưu thì mình mới học chữ chứ còn sống một mình như bác Rô thì chả cần học chữ làm gì. Cho nên chữ có thể thiếu cũng được nhưng tiếng thì không thể thiếu hoặc nếu thiếu thì chịu khó giao tiếp bằng tay chân thân thể vậy.

- Nếu đã phân biệt thì tại sao sách chỉ nói đến " tiếng Anh, tiếng Pháp" trong mọi tình huống chứ không bao giờ nói "chữ Anh, chữ Pháp" trong mọi văn bản....?
Cái cách nói “tiếng Anh” hay tiếng Pháp là cách gọi thông thường. chứ còn chuẩn chỉ thì phải nói là ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp. Hiện nay chuyên ngành ngôn ngữ trong các trường đại học hầu hết đã đổi sang dùng “Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp” thay cho “Tiếng” như trước đây rồi cụ.

- Nói chuyện ngôn ngữ thành công hay không thì tiếng Lào-Thái có cùng nguồn gốc không? Tại sao gọi là tiếng "Thái" tại sao gọi là tiếng "Lào"
Cái này cụ chịu khó đọc về các ngữ hệ là sẽ thấy Thái và Lào có cùng gốc, nó thuộc ngữ hệ Nam Á. Khi nó được sử dụng bởi một dân tộc nào đó, do tính dân tộc và tính tự chủ, nên người ta phải đặt cho nó một tên mới, cái tên này, dù không rõ ràng, nhưng cũng thể hiện được về địa lý và lãnh thổ bao hàm trong
đó. Cũng như hoa quả, ở ngoài ni gọi là mướp
đắng nhưng ở trỏng gọi là khổ qua.
Đấy đấy, nên chuẩn phải gọi là "tiếng Nôm" đi với "chữ Nôm". Còn qua các thời kỳ thì ngôn ngữ đi với tên cộng đồng/quốc gia. :))
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Cháu có chục quyển Kiều nhưng tân xuất bản, không còn quyển giấy dó nào. Ngày xưa ông ngoại có bản Nôm giấy dó nhưng không biết cho cụ nào mượn không trả.

Nói thật, cháu cũng không thuộc nhiều.

Đại khái như:

"Bắt phanh trần phải phanh trần
Cho moay ơ mới được phần moay ơ.
" :D
 

Bupket

Xe điện
Biển số
OF-423058
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
3,108
Động cơ
406,865 Mã lực
Truyện kiều là một áng thơ văn bất hủ của văn học VN, nhưng mà chỉ thuần nghĩa nghệ thụt thôi, chứ nội dung nhạt toẹt, kể lể dông dài về cuộc đời của một con cave, chả có ý nghĩa choá gì.
Cụ phát biểu liều . . .
Truyện kiều là một trong những tác phẩm nghệ thuật kinh điển đấy ạ . . . Nếu cụ chỉ đọc lướt qua theo kiểu cưỡi Ngựa xem hoa thì em Ko dám nói . .
Còn nếu cụ đọc - suy ngẫm và tìm hiểu thì sẽ thấy rất thấm thúy về sự đời, về cuộc sống, luật nhân quả . .

Tinh hoa của dân tộc , được Vinh danh trên toàn thế giới mà cụ phán là chả ra gì cả . . . Thật là em thấy không ưng cái bụng cụ ạ
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,128
Động cơ
548,287 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đấy đấy, nên chuẩn phải gọi là "tiếng Nôm" đi với "chữ Nôm". Còn qua các thời kỳ thì ngôn ngữ đi với tên cộng đồng/quốc gia. :))
Chữ Nôm là cách dùng chữ Hán để ký âm tiếng Việt. Tiếng Việt chứ không phải tiếng Nôm. Tiếng Viêt hình thành và phát triển trên địa bàn sinh sống của người Việt, thuộc ngữ hệ Nam Á phân biệt với ngữ hệ Hán Tạng. Nước ta từ thời Bắc thuộc vẫn duy trì tiếng nói riêng, chỉ dùng chữ Hán trong các văn bản khi đọc văn bản chữ Hán, người mình đọc theo lối phiên âm Việt hóa. Thế nên mình với Tàu nói không hiểu nhau nhưng viết thì chung.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Chữ Nôm là cách dùng chữ Hán để ký âm tiếng Việt. Tiếng Việt chứ không phải tiếng Nôm. Tiếng Viêt hình thành và phát triển trên địa bàn sinh sống của người Việt, thuộc ngữ hệ Nam Á phân biệt với ngữ hệ Hán Tạng. Nước ta từ thời Bắc thuộc vẫn duy trì tiếng nói riêng, chỉ dùng chữ Hán trong các văn bản khi đọc văn bản chữ Hán, người mình đọc theo lối phiên âm Việt hóa. Thế nên mình với Tàu nói không hiểu nhau nhưng viết thì chung.
Bản thân "Tiếng Việt" là từ hiện đại, nguyên gốc nước ta trải qua nhiều thời kỳ-niên hiệu, "chữ Nôm" cũng chưa khẳng định được thời điểm xuất hiện, nếu chuẩn từ thì phải xét lại.

Tương tự "Tiếng Hán" không phải là ngôn ngữ gốc của cả Đại Lục. Nhưng bây giờ được gọi là "Tiếng Trung Quốc"

Em muốn nói rằng, sách viết thì vẫn là sách viết thôi. Đúng /sai/hợp lý nó thuộc bản chất, tư duy nó nên rành mạch.
 

trantungdang

Xe tăng
Biển số
OF-395556
Ngày cấp bằng
7/12/15
Số km
1,911
Động cơ
479,804 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Bản thân "Tiếng Việt" là từ hiện đại, nguyên gốc nước ta trải qua nhiều thời kỳ-niên hiệu, "chữ Nôm" cũng chưa khẳng định được thời điểm xuất hiện, nếu chuẩn từ thì phải xét lại.

Tương tự "Tiếng Hán" không phải là ngôn ngữ gốc của cả Đại Lục. Nhưng bây giờ được gọi là "Tiếng Trung Quốc"

Em muốn nói rằng, sách viết thì vẫn là sách viết thôi. Đúng /sai/hợp lý nó thuộc bản chất, tư duy nó nên rành mạch.
Có thể em không đủ khả năng để cuốn vào cuộc tranh luận của cụ với mấy cụ trên nhưng em thấy rõ một điều là cụ cưỡng từ đoạt lý,cãi cố cho được. Còn thực sự cụ hỏi bất kỳ ai cũng sẽ trả lời với cụ là chữ nôm,chứ chẳng ai gọi là tiếng nôm cả. Nếu cụ gọi tiếng nôm thì dân tộc Việt phải gọi là dân tộc Nôm và chúng ta cũng là người Nôm luôn cụ ah
 

quanghungle

Xe điện
Biển số
OF-312980
Ngày cấp bằng
23/3/14
Số km
2,548
Động cơ
314,350 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Hà Nội
Cháu cũng đọc hết chuyện kiều,nhưng nhà cháu thích dương quá hơn
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Có nhiều dị bản giảng nghĩa "ba sinh", em nhớ là tình sử nàng Lý Viên và chàng Nguyên Trạch.
Ly Viên là nam cụ ơi còn Nguyên Trạch là 1 hoà thượng:
Hàng Châu, Tây Hồ có một cục đá tên là tam sinh thạch. Cục đá ấy có sự tích như sau:

Vào đời Ðường, triều vua Huyền Tông, lúc ấy có loạn An Lộc Sơn hưng binh tác quái phá hoại đông đô là Lạc Dương. Vị thủ tướng của thành là quan lễ bộ thượng thư, tên Lý Ðăng, vì không hàng giặc nên bị giết chết. Các người con của Lý Ðăng đều theo cha nên bị hại cả, chỉ có người con tên Lý Bàng vì nhậm chức ở Hàm Ninh nên không bị nạn. Một người con khác là Lý Nguyên, mới lên tám tuổi, đã tự đào thoát, rồi phiêu bạt, làm tôi tớ cho người, lưu lạc trong nhân gian.

Bảy tám năm sau, có người quen biết với gia đình Lý Ðăng nhận diện ra được Lý Nguyên, nên đem chàng về giao lại cho quyến thuộc. Bấy giờ căn nhà cũ của Lý Ðăng đã bị sung công làm chùa, tên là Huệ Lâm Tự.

Ngày tháng thấm thoát thoi đưa, mấy năm sau, triều đại lại đổi vua. Bây giờ vua Ðường Ðại Tông nghe được Lý Nguyên là hậu duệ của trung thần Lý Ðăng, nên hạ chiếu phong Lý Nguyên làm Tham Quân ở phủ Hà Nam, sau đó tấn phong làm Ty Nông Chủ Bạc.

Nhưng Lý Nguyên trong lòng đau buồn chuyện cha bị giặc giết, nên chẳng còn hứng thú gì làm quan. Chàng phát thệ rằng trọn đời sẽ không làm quan, không cưới vợ, không ăn thịt uống rượu, để tận lòng hiếu thảo. Vì vậy chàng khước từ quan vị, quyết định trở về quê cũ, thăm nhà là ngôi chùa Huệ Lâm.

Trải qua mấy tuần hết đi ngựa lại ngồi thuyền, chàng mới về tới được quê nhà. Ðứng trước cửa, nhìn cảnh củ, đã trải qua bao đổi thay, lòng chàng bồi hồi. Ngẫm nghĩ đắn đo, chàng thấy nhà mình đã biến thành chùa cũng là điều tốt, vì là cúng dường Tam bảo, còn hơn là rơi vào tay kẻ ích kỷ tự lợi. Chàng bước tới, run tay gõ cửa.

Vị sư trụ trì là thiền sư Viên Trạch ra mở cửa. Thiền sư cũng còn niên thiếu, hai người gặp nhau, chỉ bao phút hàn huyên, đã cảm thông như bạn cũ. Sư Viên Trạch dẫn Lý Nguyên lên điện lễ Phật xong, lại đưa chàng tới phòng của Lý Ðăng xưa kia trú ngụ.

Thầy nói rằng:

- Tiên sư của tôi có dạy rằng, cư sĩ Lý Ðăng là bậc trung thần nhân nghĩa, mười mấy năm trước gia tộc họ Lý quyết định đem nhà sung công này ra cúng dường Tam Bảo, là việc hết sức phước đức. Bởi vậy chùa giữ lại phòng của cư sĩ để làm kỷ niệm.

Khi Lý Nguyên thấy phòng của phụ thân chàng vô cùng cảm động, bật khóc cho người đã khuất bóng.

Thế rồi Lý Nguyên quyết định ở lại chùa, ngày ngày lễ Phật, tu tập tham thiền, ăn ngày một bửa, theo học khuôn khổ người xuất gia. Mỗi ngày chàng lại để giờ tới trước phòng cha mình, quỳ xuống lễ lạy, tỏ tình hiếu thảo.

Thời gian thắm thoát, lại mấy mươi năm qua đi. Bấy giờ Viên Trạch và Lý Nguyên cũng đã ngoài sáu mươi. Một hôm, Lý Nguyên nói với sư rằng:

- Trạch công! Tôi nghe nói Ðức Phổ Hiền Bồ Tát ở núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên rất linh cảm thù thắng. Hiện tại chúng ta còn có sức lực tôi muốn cùng ngài triều bái thắng cảnh, ý ngài ra sao?

Ngài Viên Trạch trả lời:

- Tôi đã nghe qua đạo tràng ở Nga Mi. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy.

Lý Nguyên nói:

- Chúng ta có thể ngồi thuyền xuống Kinh Châu, Hồ Bắc, luôn tiện xem cảnh non nước.

Thiền sư trầm ngâm, lộ vẻ khó xử:

- Tôi nghĩ mình nên dùng đường bộ tới Trường An, ngắn hơn đi đường thủy.

Lý Nguyên phản đối:

- Không xong! Trường An tôi có rất nhiều kẻ quen biết. Vì tôi không muốn làm quan, nên nếu đi ngang đó e sẽ gặp rất nhiều kẻ quen, chỉ thêm phiền hà.

Thế rồi hai người ý kiến bất đồng không giải quyết được, nên mãi sáu tháng sau mới quyết định sẽ đi đường thủy.



Vào ngày lên đường, Thiền sư gọi chú thị giả Liễu Tịnh vào phòng, giao cho một bức thư, nói rằng:

- Ðây là bức thư thầy viết cho Lý cư sĩ. Khi Lý cư sĩ về lại chùa, con hãy trao tận tay bức thư này giùm ta.

Liễu Tịnh vô cùng ngạc nhiên không biết thầy mình vì sao không lập tức trao thư, phải nhờ mình đợi Lý Nguyên trở về mới giao. Song không dám trái lời, Liễu Tịnh chỉ biết cất thư, chờ đợi.

Thế rồi hai người lên đường, ngày đi đêm nghỉ, hết cởi ngựa lại sang thuyền. Cứ thế tiêu dao tự tại, hân thưởng sơn thanh thủy tú, thật vô cùng khoái lạc.

Bửa chiều nọ khi con thuyền ngang qua huyện Nam Phủ để trọ đêm, họ chợt thấy một phụ nhân từ ngôi nhà ven sông bước ra, men tới bờ sông để múc nước. Vừa nhìn thấy thiếu phụ, bước đi chậm chạp vì đang hoài thai, thiền sư Viên Trạch đã lộ vẻ bàng hoàng, loạng choạng thối lùi, tay vịn vách thuyền để khỏi té ngã.

Lý Nguyên vội hỏi:

- Trạch công! Ngài thân thể có gì bất an chăng?

Thiền sư chỉ thở dài:

- Tôi...tôi... Chẳng phải tôi thân thể bất an, mà là... mà là...

Nói đến đây, thiền sư từ từ ngồi xuống. Ngài trầm ngâm giây lát, mới thở dài, nói tiếp:

- Hà! Chỉ nghĩ tới lúc chúng ta phải vĩnh biệt, lòng tôi thật đau buồn.

Lý Nguyên hỏi:

- Trạch công! Sao ngài lại nói lời bất tường như vậy!

Thiền sư lắc đầu mà nói rằng:

- Lý cư sĩ! Ngài có thấy vị thiếu phụ kia chăng? Nguyên lai là tôi phải đi đầu thai làm con bà thiếu phụ kia đó...

Lý Nguyên thảng thốt:

- A! Ngài nói thật sao?

Thiền sư gật đầu, tiếp rằng:

- Ðúng vậy! Nhưng vì tôi không muốn đi đầu thai quá sớm, nên thiếu phụ ấy hoài thai đã lâu mà vẫn chưa thể sinh con. Trước kia tôi tính không đi đường thủy, chỉ vì muốn tránh mặt bà ấy. Ngờ đâu nhân duyên, nghiệp quả thật không thể tránh né được. Bây giờ, đã gặp mặt, thấy bà ấy vất vả với bào thai như vậy, tôi làm sao có thể ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, rồi ỷ vào năng lực thiền định để cưỡng lại nghiệp lực?

Lý Nguyên bật khóc:

- Phải chi, thầy sớm nói rõ, chúng ta sẽ không đi đường thủy, và sẽ không gặp bà này, và...

Thiền sư an ủi:

- Thật chẳng ai có thể đổi thay định nghiêp! Dầu tôi muốn tránh cũng không được. Bây giờ anh hãy giúp tôi lo liệu chuyện hậu sự vậy. Sau ba ngày nữa anh hãy tới nhà thiếu phụ ấy thăm tôi. Khi gặp anh tôi sẽ mỉm cười để chứng minh. Sau đó mười ba năm, vào đêm trung thu anh hãy tới phía sau chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu để gặp tôi.

Lý Nguyên chỉ đành gạt lệ, chẳng biết nói sao cho phải.

Ðêm ấy, thiền sư tắm rửa sặch sẽ, mặc y áo chỉnh tề, chính thân đoan tọa, cáo biệt Lý Nguyên rồi an nhiên nhắm mắt, nhập định thị tịch. Sáng lại Lý Nguyên cho người đi lo liệu hậu sự, đồng thời thông tin cho đệ tử, tín đồ.

Ðến ngày thứ ba thì Lý Nguyên mới một mình đi tìm tới nhà thiếu phụ nọ. Khi tới nơi, Lý Nguyên được người nhà cho biết là bà ta đã sinh vào hai đêm trước rồi. Song có điều lạ, họ nói rằng, cháu bé sinh ra đã hơn hai ngày nay, khóc lóc không ngừng.

Lý Nguyên mới đánh bạo nói rằng:

- Tôi có phương pháp làm cho em ngừng khóc và mĩm cười, bà có thể cho tôi thăm em chăng?

Người nhà bèn dẫn Lý Nguyên vào. Khi em bé được mẹ bồng vào, em khóc lóc om sòm. Lý Nguyên hỏi em:

- Trạch Công, phải chăng là ngài? Nếu là Trạch công, ngài hãy mỉm cười cho tôi biết.

Chú bé dường như hiểu ý, lập tức mỉm cười, ngoắt tay, ra vẻ thân thiết vô cùng. Bấy giờ, Lý Nguyên tin chắc đây là hậu thân của thiền sư Viên Trạch rồi, nên chàng khóc oà lên, vui buồn lẫn lộn.

Người mẹ ngạc nhiên vô ngần, hỏi Lý Nguyên vì sao anh khóc. Thế là chàng đem đầu đuôi tự sự kể lại cho bà và người trong gia đình nghe. Ai cũng động tâm kinh ngạc.

Chàng nói:

Tôi hiện trú tại chùa Huệ Lâm, Lạc Dương. Hy vọng về sau chúng ta giữ mối liên lạc. Tôi nhất định sẽ tới thăm chú bé thường xuyên.

Nói xong, chàng cáo từ.

Trở về bến đò lo liệu lễ hỏa táng cho thiền sư Viên Trạch xong, Lý Nguyên quyết định lập tức quay về Lạc Dương.

Khi Liễu Tịnh mở cửa chùa, thấy Lý Nguyên, chú ngạc nhiên lắm, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, sao chẳng thấy sư phụ cùng về. Lý Nguyên bèn kể lại những diễn biến vừa qua. Bấy giờ Liễu Tịnh mới ngậm lệ nói rằng:

- Trước khi ra đi sư phụ có để lại bức thư cho Lý cư sĩ đấy. Ðể tôi lấy cho huynh coi!

Nói rồi Liễu Tịnh vào thư phòng lấy ra một phong thư. Lý Nguyên, quỳ xuống, trang trọng nhận lấy thư.

Thư ấy viết:

Kỳ quân nhẫn khổ, vật ưu quyến,
Thù nghiệp luân hồi vô khả diên,
Duyên kết tam sinh tình vị liễu,
Ðãi tùng tha tuế, thoại tiền duyên.

Ý thơ là:

Xin bạn nhẫn khổ, chớ lo lắng quyến luyến. Nghiệp đã tạo ra trong luân hồi, giờ đây tôi phải trả, chẳng thể trì hoãn kéo dài đặng. Song tình bạn giữa chúng ta trong ba đời vẫn chưa dứt hết. Thôi hãy chờ.Tương lai có dịp mình sẽ hàn huyên chuyện cũ, duyên xưa.

Tạm dịch:

Nhẫn khổ mong ai thôi bịn rịn,
Luân hồi nghiệp thúc lẽ nào quên,
Ba đời gắn bó dây bền chặt,
Xin hẹn ngày sau kể túc duyên.

Ðọc xong thư, Lý Nguyên không thể tự kiềm đôi hàng lệ tuôn trào. Nguyên lai Trạch công đã biết trước chuyện này. Nếu ta biết được việc này là thế, ắt ta không đi đường thủy làm gì.

Mấy tháng sau, vào một ngày thu lá rụng, mưa rơi, Lý Nguyên nhận được một lá thư từ thiếu phụ ở Nam Phủ. Song khi xem thư xong lòng chàng sửng sốt: Em bé mà Thiền sư Viên Trạch đầu thai đã qua đời.

Lý Nguyên suy nghĩ: "Nếu Trạch công ở tại Nam Phủ, thì cớ gì lại muốn ta tới Chùa Thiên Trúc tương kiến."

Nguyên lai là Trạch công đã sớm tiên tri đến đời thứ ba của ngài rồi. Ðó phải chăng là ý nghĩa của câu: "Duyên kết tam sinh tình vị liễu."

Lý Nguyên im lặng đứng bên song cửa, trầm ngâm về ý nghĩa của nhân sinh, về đời Trạch công, về nghiệp duyên của mình...

Thế rồi thời gian thắm thoát thoi đưa. Chớp mắt đã mười ba năm. Lý Nguyên giờ đây thân tuy vẫn trú ngụ tại chùa Huệ Lâm, song nét người đã khác với năm xưa. Sức trai tráng, tinh anh lúc mới vào chùa, giờ đây đã nhường lại cho tóc hoa râm, gậy trúc đỡ chân.

Song mối tình đạo khắng khít với Trạch công vẫn như xưa. Gần tới ngày tết Trung Thu năm ấy, Lý Nguyên nôn nao chuẩn bị ngựa xe lên đường, nhắm hướng Tây Hồ ở Hàng Châu.

Nghi rằng Trạch công nhất định phải đầu thai ở vùng phụ cận chùa Thiên Trúc, Lý Nguyên bèn đi khắp các nơi quanh chùa để dọ tin, song chàng chẳng tìm được tin tức gì. Cuối cùng, đúng như lời Trạch công phú chúc, chàng tới phía sau chùa chờ đợi. Chàng tìm thấy một con lạch nước chảy quanh co, hai bên cây cối u nhã. Hoàng hôn lẹ làng buông xuống trùm phủ khắp nơi...

Một chặp sau, ánh trăng rằm đêm Trung Thu từ từ vươn ra khỏi ven núi, thăng lên giữa trời, soi sáng bốn bề. Nhưng Lý Nguyên nào còn lòng dạ để ngắm trăng? Bụng dạ chàng cứ nao nao, bồn chồn: "Không biết Trạch công có nhớ lời hứa chăng? Với râu tóc, mặt mày biến đổi theo tuế nguyệt của ta, Ngài có nhận ra ta chăng?"

Cảm thấy chỗ ngồi của mình không phải dễ dàng để kẻ khác thấy, Lý Nguyên bèn rảo bước tìm một tảng đá cực lớn, rồi leo lên đứng trên ấy, chờ đợi.

Chẳng bao lâu, tiếng bước chân lao xao vang lại từ bên kia con lạch. Nhìn kỹ, Lý Nguyên thấy một em bé diện mạo đoan chính, thanh thản tự tại, cỡi lưng trâu, từ từ tiến tới.

Tràn ngập xúc động, Lý Nguyên lắp bắp:

- Phải chăng là Trạch...

Chàng chưa dứt lời, em bé miệng mỉm cười, thong thả ngâm lên bài thơ rằng:

Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong mạc yếu luận,
Tàm quý tình nhân viễn tương phỏng,
Thử thân tuy dị tánh trường tồn.

Ý thơ là:

Lý Nguyên, kẻ đang đứng trên hòn đá ấy là bạn cũ trong ba đời của ta. Song chúng ta chớ nói chuyện ngắm trăng, ngâm thơ, đàm luận làm gì. Ta thật hổ thẹn để người bạn thân thương từ xa đến thăm viếng. Thân ta tuy đã đổi thay song bản tánh Phật của ta thì còn mãi mãi.

Tạm dịch:

Ba đời trên đá khổ công rèn,
Vịnh gió ngâm trăng gác lại bên,
Thẹn lòng đối bạn từ xa viếng,
Thân dẫu khác xưa tánh vẫn nguyên.

Biết chắc là Trạch công, Lý Nguyên mừng rỡ xúc động:

- Ðúng là Trạch công! Trạch công...

Chú bé thong dong tiếp lời:

- Lý cư sĩ! Ngài thật là giữ đúng chữ tín! Lý cư sĩ! Ðường của ngài và của tôi thì khác nhau lắm. Duyên đời của ngài vẫn còn chưa hết. Nếu ngài tiếp tục tu hành, không đọa lạc vào tam ác đạo thì tương lai chúng ta sẽ còn hội ngộ.


Lý Nguyên ngỡ ngàng:

- A! Trạch công, nói thế, phải chăng ngài chẳng có ý về chùa Huệ Lâm?

Chú bé mỉm cười:

- Lý cư sĩ! Nhân duyên trên đời hễ có họp thì phải có tan. Có hoa nào nở rồi chẳng tàn, lá mọc mà chẳng rụng, cuộc họp mặt chẳng tan? Buồn đau quyến luyến nào có ích gì.

Nói rồi, chú bé vỗ lưng trâu, mà rằng:

- Ði thôi trâu! Lý cư sĩ! Xin ngài hãy nhớ lời tôi nhé: tiếp tục tu hành, đừng đọa vào ba ác đạo thì tương lai chúng ta sẽ lại tương kiến.

Thế rồi chú cỡi trâu thong thả quay đầu bước về hướng mà trâu đã tới. Chú bé từ từ nhè nhẹ cất lên lời ngâm thơ êm ả:

Thân tiền thân hậu sự mang mang,
Dục thoại nhân duyên khủng đoạn trường,
Ngô Việt tam xuyên tầm dĩ biến,
Khước hồi yên trạo thướng Cù Đường.
Thân tiền...

Ý thơ là:

Ðời trước và kiếp sau mọi chuyện thật là mênh mang mịt mùng. Muốn nói hết nhân duyên mọi chuyện nhưng sợ rằng bạn sẽ đau buồn đứt ruột. Núi này song nọ tôi đã tìm hết thảy, nhưng chỉ có trở về nơi nhà đây mới thấy nó (Phật tánh).

Tạm dịch:

Thân trước thân sau sự mịt mùng,
Muốn nói nhân duyên sợ điếng lòng,
Ngô Việt núi sông tìm đã khắp,
Khua chèo trở lại đến Cù Ðường.
Thân trước...

Lý Nguyên đứng lặng như trời trồng, chẳng biết phải phản ứng ra sao. Chàng tự nghĩ: "cuộc hội ngộ hôm nay lẽ nào ngắn ngủi đến thế. Mình phải mời cho được Trạch công về lại chùa cũ để hàn huyên tâm sự...

Ðến khi bóng trâu và em bé từ khuất lần sau lùm cây, chàng mới giật mình choàng tỉnh. Hốt hoảng chàng kêu lên:

- Trạch công! Trạch công!

Rồi cố gắng hết sức mình, chàng vội vã leo xuống tảng đá. Hớt hãi vì sợ không đuổi theo kịp Trạch công, chàng hấp tấp bước ngang qua lạch. Trong lúc cấp bách, chàng vất chân, té nhoài xuống lạch. Cố gắng đứng dậy, toàn thân ướt đẩm, phải khó khăn lắm chàng mới lê bước qua được con lạch.

Bấy giờ đưa mắt nhìn quanh, chỉ thấy dưới ánh trăng rằm, mọi nơi yên lặng như tờ. Tiếng côn trùng gọi réo về đêm vang vọng bốn bề. Nhưng đâu là bóng dáng Trạch công? Bất giác hai hàng lệ tuôn dài trên má Lý Nguyên.

Lý Nguyên về sau trở lại chùa Huệ Lâm tiếp tục tu hành. Hai năm sau quan ngự sử là Lý Ðức Dục tấu biểu rằng Lý Nguyên là người trung hậu, chí hiếu, đạo đức, thỉnh vua phong quan trọng dụng.

Bấy giờ Ðường Mục Tông nghe tấu bèn phong Lý Nguyên chức Gián Nghị đại phu, song chàng cương quyết thối từ. Chàng tiếp tục tu hành tinh tấn ở chùa, giúp đỡ giáo hóa bạn đạo hiểu rõ ý nghĩa nhân quả.

Chàng cảm nhận sâu xa sức mạnh vô biên của nghiệp, và nổi hiểm nghèo sống và lưu chuyển trong cõi Ta Bà này. Thật chẳng có gì cấp bách hơn thành tâm niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ, để vĩnh thoát luân hồi.

三生石

Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành chuyển dịch.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Cụ Nguyễn Du học hành đỗ- đạt cũng vào loại trung- bình, so với gia- thế cực- kỳ quý tộc họ Nguyễn ( Tiên Điền), nhưng cụ sống vào thời kỳ đầy biến động của thời cuộc lúc ấy: Lê, Trịnh mạt, Kiêu binh, Tây Sơn-Nguyễn Ánh, cụ có lẽ cũng nếm đủ nỗi khổ chiến tranh như bất kỳ người dân Việt nào, nên vốn sống và vốn tiếng Việt của cụ phải nói vào hàng tinh-túy.
Có thời, người ta cứ trách cụ vì trung-thành với nhà Lê lên chống lại Tây Sơn, rồi còn tội định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh.

2 câu thơ này hay, đến nỗi chả cần dẫn điển tích, điển cố thì ai cũng hiểu, và, cực kỳ đúng:

" Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Nguyễn Du chỉ thi duy nhất 1 lần nhưng ông thi rớt, chỉ đỗ mỗi Tú Tai. Thời ấy đỗ Tú Tai là coi như rớt vì có được làm quan đâu, phải đổ cử nhân mới làm quan.
Gai thế cụ Nguyễn Du cực kỳ quý tộc cha và anh ruột làm quan tể tướng chỉ dưới mỗi nhà chúa Trịnh lại co quan hệ mật thiết với chúa Trịnh, Nguyễn Nghiễm cha Nguyễn Du là quan đầu triều được Trịnh sâm rất kính trọng. Nguyễn Khản anh cả Nguyễn Du cũng làm tể tướng bạn thân của Trịnh sâm và là thầy của chúa Trịnh Khải. Gia tộc này gắn bó mật thiết với lê Trịnh.
có 1 điều thú vị là cha của Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm đã cùng với Hoàng Ngũ Phúc nam hạ đánh Phú Xuân đuổi chúa Nguyễn chạy và đạp tan đội quân tây sơn ở cẩm sa Quảng nam, tiếp nhận ấn đầu hàng và phong tước tướng quân cho anh em Nhạc Huệ, sau anh em Nhạc Huệ phản lại lê Trịnh nên cụ Nguyễn Du không hợp tác tây sơn là điều dĩ nhiên.
cụ Nguyễn du lúc trẻ tiến thân không phải đường quan văn mà là đường quan võ, cụ Du là con nuôi viên quan họ Hà sau được tập ấm giữ chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Có thể em không đủ khả năng để cuốn vào cuộc tranh luận của cụ với mấy cụ trên nhưng em thấy rõ một điều là cụ cưỡng từ đoạt lý,cãi cố cho được. Còn thực sự cụ hỏi bất kỳ ai cũng sẽ trả lời với cụ là chữ nôm,chứ chẳng ai gọi là tiếng nôm cả. Nếu cụ gọi tiếng nôm thì dân tộc Việt phải gọi là dân tộc Nôm và chúng ta cũng là người Nôm luôn cụ ah
nôm nghĩa là nam cụ ạ: thời trước thì nước ta được vua Tống phong là An nam quốc đối lập với bắc quốc nên tiếng nôm là tiếng của người nước nam
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,806 Mã lực
Tuổi
50
Em nghe nói Truyện Kiều là tinh túy của tiếng Việt, là người Việt nam thì phải biết Truyện Kiều. Vậy em thăm dò chút là các cụ ở đây có ai đọc hết cuốn Truyện Kiều chưa mà chém gió tiếng Việt thành bão ghê vậy.
truyện Kiều rõ dài, nhưng chỉ cần 6 câu là tóm tắt được

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là phụ nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui kể cũng được vài trống canh


Tóm lại là chuyện không có gì mới, loanh quanh tình tài. Chỉ để đọc cho vui lúc rảnh, chứ không phải loại thơ truyện thế sự tâm tư đào mai trúc cúc sang trọng giề hehe... Nếu mà bỏ qua phần mở đầu với kết luận, chỉ 2 câu giữa là đủ tóm tắt nội dung...
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,928
Động cơ
943,376 Mã lực
truyện Kiều rõ dài, nhưng chỉ cần 6 câu là tóm tắt được

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là phụ nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui kể cũng được vài trống canh


Tóm lại là chuyện không có gì mới, loanh quanh tình tài. Chỉ để đọc cho vui lúc rảnh, chứ không phải loại thơ truyện thế sự tâm tư đào mai trúc cúc sang trọng giề hehe... Nếu mà bỏ qua phần mở đầu với kết luận, chỉ 2 câu giữa là đủ tóm tắt nội dung...
Thì mọi tác phẩm văn học trên thế giới cũng chủ yếu loanh quanh tình tài danh lợi thôi cụ ạ. Túm lại là chả cần đọc gì!
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,806 Mã lực
Tuổi
50
Thì mọi tác phẩm văn học trên thế giới cũng chủ yếu loanh quanh tình tài danh lợi thôi cụ ạ. Túm lại là chả cần đọc gì!
à vấn đề là 6 câu đấy thi thoảng em ngâm nga lên bịp mấy ông văn kém... các ông cứ tưởng 6 cầu liền mạch nhau thành 1 khổ hehe... Đồng ý với cụ là nhiều tác phẩm văn học (chứ không phải mọi ạ) xoay quanh tiền tình danh lợi, cơ mà lấy 6 câu trong chính tác phẩm đó mà tóm tắt được cả nội dung thì em nghĩ là hiếm
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
truyện Kiều rõ dài, nhưng chỉ cần 6 câu là tóm tắt được

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là phụ nhau

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui kể cũng được vài trống canh


Tóm lại là chuyện không có gì mới, loanh quanh tình tài. Chỉ để đọc cho vui lúc rảnh, chứ không phải loại thơ truyện thế sự tâm tư đào mai trúc cúc sang trọng giề hehe... Nếu mà bỏ qua phần mở đầu với kết luận, chỉ 2 câu giữa là đủ tóm tắt nội dung...
tại cụ chưa đọc cụ nói thế, đọc rồi sẽ thấy hay: vd nghệ thuật cưa trai và nắm bắt tâm lý trai của Kiều, nghệ thuật giữ chồng và đánh ghen của họan Thư. cách tác động cho Từ hải hàng của Hồ tôn hiến hoặc nghệ thuật dụ gái nhà lành vào động của tú bà lúc thì dùng uy lúc thì dùng ân lúc thi roi vọt lúc nhẹ nhàng... còn nhiều chuyện hay lắm
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,051
Động cơ
241,806 Mã lực
Tuổi
50
tại cụ chưa đọc cụ nói thế, đọc rồi sẽ thấy hay: vd nghệ thuật cưa trai và nắm bắt tâm lý trai của Kiều, nghệ thuật giữ chồng và đánh ghen của họan Thư. cách tác động cho Từ hải hàng của Hồ tôn hiến hoặc nghệ thuật dụ gái nhà lành vào động của tú bà lúc thì dùng uy lúc thì dùng ân lúc thi roi vọt lúc nhẹ nhàng... còn nhiều chuyện hay lắm
à em diễn nôm ý tứ cụ Du, chỉ khiêm tốn nhận chuyện của mình là chuyện quê, cóp nhặt, chứ không phải chuyện quốc gia đại sự, tích nọ tích kia, trung thần diễn gì, như đa số văn chương thi phú ông nghè ông tiến sỹ gì thời đấy

chứ không có ý chê chuyện cụ ấy, các cụ nghiêm trọng hóa vấn đề quá ạ
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,128
Động cơ
548,287 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đoạn Kim Trọng nhận được meo gọi về chịu tang ông chú: " Đem tin thúc phụ từ đường - Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề" khi xưa em đọc rất thắc mắc, vì rằng chữ "từ đường" là nói về cái nhà thờ gia tiên, mà "thúc phụ từ đường" nghe khó ra cái nghĩa gì, có nhẽ cụ ND ép vần cho nuột câu thơ, chứ chính ra chữ ấy phải là "từ trần" hay hiểu theo lối Nôm "từ đường" tức là từ bỏ nhà ra đi nghe tạm ổn.
Câu sau thì "lữ" là lang thang, thấn là chôn tạm, tha hương thì rõ là đất khách quê người rồi. Thế "đề huề" là nghĩa ra thế nào?
Cụ mô thạo giảng nghĩa em phát!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,128
Động cơ
548,287 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
"Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ" có một giảng nghĩa rất có liên hệ đến quan hệ cuốc tế. Thời bấy bên Tàu đồ tơ lụa đẹp nổi tiếng, người Nhật cứ lái buôn sang thu mua trong dân, giống như bọn Tàu cử người sang ta mua lông sản phụ bây giờ. Nhà Minh vốn kèn cựa với nền kỹ nghệ Nhật, cấm ngặt việc bán những tơ chất lượng cao sang Nhật. Tuy nhiên vì lợi nhuận thì vẫn có người Tàu lén lút bán tơ tốt cho Nhật. Một thằng bán tơ như thế vô phúc bị bớ một lô hàng, quản lý thị trường và chống buôn lậu của nhà Minh thụ lý điều tra. Thấy nhà Vương ông cũng khá giả, nhân thể bức cung nhục hình thằng bán tơ bắt khai quàng Vương ông vào để thịt một mẻ. Thế mới thành truyện Kiều.


" Hạ từ van vỉ suốt ngày - Điếc tai lân tuất phũ tay tồi tàn", ở ta có cụ Giáo sư Nguyễn Lân Tuất em mới tra thử lân tuất nghĩa ra thế thế nào. Hóa ra chữ "Lân Tuất" nghĩa là thương xót những người khốn khó cơ cực. "Điếc tai lân tuất" nghĩa là những sự van vỉ đáng thương của cha con Vương ông làm cho những người có lòng "lân tuất" phải điếc tai về thương cảm.
 

duyky

Xe điện
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
2,446
Động cơ
448,300 Mã lực
Từ Hải rồi cũng bị lừa
Thúy Kiều không phải dạng vừa đâu nha
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
"Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ" có một giảng nghĩa rất có liên hệ đến quan hệ cuốc tế. Thời bấy bên Tàu đồ tơ lụa đẹp nổi tiếng, người Nhật cứ lái buôn sang thu mua trong dân, giống như bọn Tàu cử người sang ta mua lông sản phụ bây giờ. Nhà Minh vốn kèn cựa với nền kỹ nghệ Nhật, cấm ngặt việc bán những tơ chất lượng cao sang Nhật. Tuy nhiên vì lợi nhuận thì vẫn có người Tàu lén lút bán tơ tốt cho Nhật. Một thằng bán tơ như thế vô phúc bị bớ một lô hàng, quản lý thị trường và chống buôn lậu của nhà Minh thụ lý điều tra. Thấy nhà Vương ông cũng khá giả, nhân thể bức cung nhục hình thằng bán tơ bắt khai quàng Vương ông vào để thịt một mẻ. Thế mới thành truyện Kiều.


" Hạ từ van vỉ suốt ngày - Điếc tai lân tuất phũ tay tồi tàn", ở ta có cụ Giáo sư Nguyễn Lân Tuất em mới tra thử lân tuất nghĩa ra thế thế nào. Hóa ra chữ "Lân Tuất" nghĩa là thương xót những người khốn khó cơ cực. "Điếc tai lân tuất" nghĩa là những sự van vỉ đáng thương của cha con Vương ông làm cho những người có lòng "lân tuất" phải điếc tai về thương cảm.
Theo nguyên tác thì thằng bán tơ là nhân vật có gặp mặt Vương viên ngoại mấy lần chén tạc chén thù. Vương cũng ko để ý y lắm. Sau thằng này dính vào vụ trộm cướp hay buôn lậu gì đó, khi bị đánh đập thì nó nhớ viên ngoại có va chạm với nó liền vu ông này luôn. Các quan đến khám xét và bắt Vuơng ông và Vương Quan đi vì theo luật phong kiến ngày xưa chỉ có đàn ông là trụ cột và trong các vụ án thì đàn ông sẽ bị chịu trách nhiệm đầu tiên.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top