trong thớt này có một cụ chắc đủ khả năng phân tích về tần suất quay vòng vốn và tỷ lệ lợi nhuận của các loại hình giao thông, mà cụ ý thích đường sắt tốc độ cao hơn máy bay.
Học Mỹ vì họ thấy cái gì an toàn hơn, lợi nhuân hơn thì họ làm, cái gì lãng phí, rủi ro cao thì họ bỏ. Còn không thích Mỹ thì ta học Trung quốc.
Cứ hễ nói đến đường sắt tốc độ cao là thấy nợ, nợ chồng nợ, nợ tăng gấp nhiều lần. chả thấy lãi đâu cả.
link:
https://kinhtedothi.vn/duong-sat-cao-toc-tu-goc-nhin-quoc-te-ky-ii-dang-sau-mot-day-chuyen-san-xuat-hsr.html
"Sở hữu mạng lưới lớn nhất thế giới trong khi mật độ vận chuyển thấp hơn hẳn được cho là một dấu hiệu của rủi ro tài chính. Việc bất chấp để xây dựng hệ thống HSR như vậy có thể tạo ra gánh nặng nợ ngày một lớn với Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC), bởi HSR của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các khoản vốn vay. Trên thực tế,
việc xây dựng đường sắt cao tốc đã khiến nợ của CRC tăng gần gấp 10 lần, từ 476,8 tỷ NDT (70,7 tỷ USD) năm 2005 lên 4,72 nghìn tỷ NDT vào năm 2016.
Và dù tổng doanh thu hành khách của CRC đạt 340 tỷ NDT trong cả năm 2018, tổng nợ phải trả đã lên tới 5,28 nghìn tỷ NDT tính đến tháng 9 cùng năm. Tuyến HSR được xem là thành công nhất của Trung Quốc, Bắc Kinh - Thượng Hải, tạo ra lợi nhuận hàng năm khoảng 10 tỷ NDT. Tuy nhiên nếu xét trên tổng tài sản trị giá 220 tỷ NDT,
tỷ lệ lợi nhuận của nó là chưa tới 5%. Trong trường hợp tài sản không thể tạo ra thu nhập đáng kể so với các khoản nợ, Chính phủ nhiều khả năng phải phát hành tiền tệ để bù đắp và điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng tùy mức độ và bối cảnh tác động.
"