Vâng cụ, em thì ở ngoài Bắc không ở trong Nam, em cũng nghĩ phải có cách chứ, luật lá của mình nhiều khi chưa thiết thực phải có hướng dẫn quy định cho những trường hợp kiểu này trong cuộc sống cụ nhỉ. Kể cả việc cả nhà quyết bán rồi chia cho người ko đồng ý đúng quy định cũng ok mà.
Cụ thấy chưa thiết thực vì cụ đang đứng ở phe muốn bán, còn nếu cụ đứng ở phe không muốn bán thì sẽ thấy luật quy định như vậy là hợp lý. Bố mất thì tài sản để lại cho con ==> người con có 1 phần quyền với cái nhà ==> nhà của nó, nó không muốn bán là quyền của nó. Các người con khác cũng có quyền, điều này không sai, nhưng không có nghĩa là nhiều người hơn thì được ưu tiên hơn.
Còn tư vấn riêng về trường hợp của cụ, thì phải xem là cái mảnh đất đó thuộc loại đất được cấp riêng hay được cấp cho hộ gia đình. Nếu là cấp riêng cho bố mẹ, mà ông bố mất không có di chúc, thì nghiễm nhiên tất cả các con đều có phần thừa kế ==> tất cả các con đều có phần định đoạt ==> 1 người không đồng ý bán thì không bán được.
Còn nếu là cấp cho hộ gia đình, thì người con lại càng có quyền với mảnh đất, vì quyền này sẽ bao gồm quyền sở hữu do là thành viên của hộ gia đình và quyền sở hữu do thừa kế từ ông bố. Nói chung là đất cấp riêng hay cấp cho hộ gia đình, thì chỉ cần 1 người không đồng ý bán là cũng không bán được.
Cách giải quyết trong trường hợp muốn bán mà 1 người không đồng ý: tự thỏa thuận hoặc nhờ Tòa xử lý. Tự thỏa thuận tức là mọi người tự bàn bạc, tự thuyết phục nhau, tức là hoặc cái người không muốn bán phải bỏ tiền ra mua lại hết các phần thừa kế khác, hoặc các người muốn bán phải thuyết phục làm sao để người không muốn bán chấp nhận bán nhà.
Nếu tự thỏa thuận không được thì kiện ra Tòa nhờ Tòa phân xử, và Tòa sẽ ra quyêt định bắt buộc bán nhà rồi chia tiền cho người không muốn bán. Trường hợp này thì dễ, nên Tòa chắc chắn sẽ xử theo hướng bắt buộc bán nhà, và cũng không có gì phức tạp để mà xử quá lâu, nhưng nhìn chung cũng sẽ tốn thời gian.