Bài tham luận của giáo sư Brian Koberlein không đúng hoàn toàn. Trong bài viết, ông Koberlein xem tri thức loài người như là một con đường tiệm cận, ngày càng gần với chân lý. Với niềm tin đó, ông cho rằng khi cơ học Newton đã đúng, thì thuyết tương đối đúng hơn, và các lý thuyết sau này sẽ càng đúng hơn nữa. Đa số các nhà khoa học chính thống đều có quan điểm này. Ít người trong số họ bảo rằng cơ học Newton là sai, mà họ dùng chữ "incomplete", nghĩa là chưa hoàn chỉnh. Họ hay nói cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp, chỉ đúng khi vận tốc chuyển động là nhỏ. Thuyết tương đối hẹp thì mở rộng hơn, và đúng cho mọi vận tốc chuyển động. Cách nói này đã "bảo kê" luôn cho thuyết tương đối. Ai dám bảo thuyết tương đối hẹp là sai khi mà nó đúng hơn cơ học Newton?
Tôi không đồng ý với họ rằng cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp. Lý do rất đơn giản: Trong cơ học Newton, không gian và thời gian là tuyệt đối. Còn trong thuyết tương đối, không gian và thời gian là tương đối. Nền tảng của chúng hoàn toàn tương phản nhau, và vì vậy hai lý thuyết cơ học này cũng hoàn toàn khác hẵn nhau. Cho nên, không thể có chuyện là cả hai cùng đúng. Ít nhất phải có một bên sai và rất
rõ ràng trên cả ba mặt:
1. Lý thuyết: Tiến sĩ VHT đã đưa ra một phản biện về mặt lý thuyết. Và ông ta không phải chỉ có một phản biện về hệ số/hàm số gamma đó.
2. Thí nghiệm tưởng tượng: Năm 1917, cụ Einstein giới thiệu một thí nghiệm tưởng tượng "Đoàn tàu bị sét đánh". Sau khi phân tích nó dựa trên các tiên đề trong thuyết tương đối hẹp, cụ Einstein kết luận rằng "Hai sự kiện xảy ra đồng thời trên mặt đất là không xảy ra đồng thời trên tàu". Các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại đây:
http://www.bartleby.com/173/9.html , hoặc bản tiếng Việt tại đây:
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/5-thi-nghiem-tuong-tuong-mang-tinh-cach-mang-vat-ly-cua-einstein-3449297.html
Với thí nghiệm đoàn tàu này, và với thí nghiệm tưởng tượng trước đó của cụ Daniel Comstock vào năm 1910, cụ Einstein chắc chắn rằng thời gian là tương đối. Cho đến nay, vẫn không thấy có một tài liệu khoa học dòng chính nào ghi nhận một phản biện nào đối với thí nghiệm đoàn tàu. Nhưng không tồn tại trong sách vở, không có nghĩa là không tồn tại trong thực tế. Tháng 11 vừa qua, trên net đã xuất hiện một phản biện. Phản biện này chỉ ra quan điểm thời gian tương đối là sai lầm, và khẳng định rằng thời gian bắt buộc phải là tuyệt đối, khẳng định rằng hai sự kiện xảy ra cùng lúc trên mặt đất bắt buộc cũng phải xảy ra cùng lúc trên tàu. Các bạn có thể tham khảo phản biện về thời gian tương đối tại đây:
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/34694-tranh-luận-về-thuyết-tương-đối/?page=3
3. Thực nghiệm: Để từ từ đi.