[Funland] Công thức E=mc^2 có ý nghĩa gì các cụ nhỉ !

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Mr. phihanhgia lại hỏi tiếp:

Thế có ai định nghĩa được thế nào là F, m, a trong phương trình F= m a, định luật 2 Newton dạy ở lớp 8 được không? Thế nào là lực, khối lượng, gia tốc.
Câu hỏi có ba phần. Tôi trả lời một, hai phần kia để lại cho các bạn khác tiếp tục.

Gia tốc a được định nghĩa là dv/dt.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Mr. phihanhgia lại hỏi tiếp:
Câu hỏi có ba phần. Tôi trả lời một, hai phần kia để lại cho các bạn khác tiếp tục.

Gia tốc a được định nghĩa là dv/dt.
Chưa xong thế v là gì và t là gì ? Chắc là vận tốc và thời gian nhỉ ?
Bạn cần phải giải thích rõ t thời gian là gì. Và không gian là gì để nói đến vận tốc.
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Chưa xong thế v là gì và t là gì ? Chắc là vận tốc và thời gian nhỉ ?
Bạn cần phải giải thích rõ t thời gian là gì. Và không gian là gì để nói đến vận tốc.
Từ từ đi. Đừng gấp. Chờ thêm các bạn khác. Có đông mới vui.
You cũng có thể góp vào kiến thức của mình mà.
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Chưa xong thế v là gì và t là gì ? Chắc là vận tốc và thời gian nhỉ ?
Bạn cần phải giải thích rõ t thời gian là gì. Và không gian là gì để nói đến vận tốc.
Tôi góp thêm một phần nữa: v = dx/dt.

Có ai khác muốn trả lời thêm cho Mr. Phihanhgia ?
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,833 Mã lực
Tuổi
49
Thế có ai định nghĩa được thế nào là F, m, a trong phương trình F= m a, định luật 2 Newton dạy ở lớp 8 được không? Thế nào là lực, khối lượng, gia tốc.

Trước tiên phải có trình độ lớp 8 rồi nói chuyện tiếp được.
Tôi trở lại đề tài.
Mấy ngày trước, Mr. phihanhgia có viết:

Thế nào là E, là m, trong phương trình E = mcc? Có ai định nghĩa được không?
Nếu hỏi E là gì m là gì thì cũng có thể hỏi F là gì, a là gì, v là gì, t là gì.

Nghĩ thật kỹ thì sẽ thấy những khái niệm đó... chẳng là gì. Con người quan sát tự nhiên và đặt ra khái niệm cho những thứ họ quan sát được, đo lường được. Thế thôi.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Nếu hỏi E là gì m là gì thì cũng có thể hỏi F là gì, a là gì, v là gì, t là gì.

Nghĩ thật kỹ thì sẽ thấy những khái niệm đó... chẳng là gì. Con người quan sát tự nhiên và đặt ra khái niệm cho những thứ họ quan sát được, đo lường được. Thế thôi.
.
Đó là người bình thường nghĩ kỹ, nhưng chưa đủ sâu, chỉ mới thấy phần nổi của tảng băng.

Thực sự rất dễ đưa ra quan điểm mới cho những khái niệm đó, nhưng hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó chẳng tiên đoán được điều gì mới hay ho có thể kiểm định được. Các bác amateurs hay đưa ra "quan điểm khác", toàn rơi vào 2 cái bẫy này. Đó là lý do mà các nhà khoa học họ ko quan tâm, ko bình luận. Phí thời gian của họ.
 

lót dép hóng

Xe hơi
Biển số
OF-511352
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
131
Động cơ
182,100 Mã lực
Tuổi
34
Oạch, cụ định ngâm kiú gì? :P
E: là năng lượng
m: khối lượng
c: vận tốc ánh sáng trong chân không


Hiểu kiểu fun, cụ muốn ủn bất kỳ khối lượng m nào đi bằng vận tốc ánh sáng c thì cụ cần phải có một năng lượng là E, bất kể vật chất m ấy là chất liệu gì :D
Và hầm hố hơn vật có khối lượng m khi đang bon với vận tốc c, cụ chặn lại sẽ phát sinh ra năng lượng E :))
Còn cao siêu hơn thì iem chịu :P

Nói nói cho vui thôi, nhiều cụ khiếu nại quá :))

Ứng dụng hiện nay: bom nguyên tử, điện nguyên tử, máy gia tốc hạt......:))
Khối lượng m tại v=0 có năng lượng là e.
Nói chung là dại loại như cụ nói
 

lót dép hóng

Xe hơi
Biển số
OF-511352
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
131
Động cơ
182,100 Mã lực
Tuổi
34
Ứng dụng cũng nhiều, như đo kích thước, khoảng cách trong ko gian....
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Thế có ai định nghĩa được thế nào là F, m, a trong phương trình F= m a, định luật 2 Newton dạy ở lớp 8 được không? Thế nào là lực, khối lượng, gia tốc.
Tôi đã đóng góp định nghĩa về vận tốc v = dx/dt và gia tốc a = dv/dt.
Bây giờ tôi góp thêm một chút nữa. Không gian và thời gian trong cơ học Newton là tuyêt đối.
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
.

Thực sự rất dễ đưa ra quan điểm mới cho những khái niệm đó, nhưng hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó chẳng tiên đoán được điều gì mới hay ho có thể kiểm định được. Các bác amateurs hay đưa ra "quan điểm khác", toàn rơi vào 2 cái bẫy này. Đó là lý do mà các nhà khoa học họ ko quan tâm, ko bình luận. Phí thời gian của họ.
Về chuyện hai cái bẫy? Nếu có người nào đưa ra các quan điểm mới về các khía niệm cơ bản thì coi như anh ta đang lập thuyết mới. Đâu có gì bảo đảm là thuyết mới hoặc là tự mâu thuẩn, hoặc là vô tích sự. Trong khoa học, nếu ai đó có các quan điểm sai lầm, và lập ra các lý thuyết sai lầm thì cũng đâu có gì lạ. Có sai thì mới có đúng, và chúng vẫn có những giá trị khoa học nhất định.
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Về chuyện hai cái bẫy? Nếu có người nào đưa ra các quan điểm mới về các khía niệm cơ bản thì coi như anh ta đang lập thuyết mới. Đâu có gì bảo đảm là thuyết mới hoặc là tự mâu thuẩn, hoặc là vô tích sự. Trong khoa học, nếu ai đó có các quan điểm sai lầm, và lập ra các lý thuyết sai lầm thì cũng đâu có gì lạ. Có sai thì mới có đúng, và chúng vẫn có những giá trị khoa học nhất định.
Cụ anti ơi, cụ đánh giá sao về con đường mới của bac VHT, e thấy có gì đó rất triển vọng mặc dù trình độ của em không hiểu nổi, cụ hiểu biết xin cho đôi lời nhận xét.
ps : e nghĩ cụ không phải mất công tranh cãi với đội khoa học hay ngụy gì cả, cái này nó liên quan cả đến triết học nhận thức nên không nhất thiết phải là mấy nhà vật lí mới biết, thậm chí dôi khi đó còn là rào cản với họ
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Cụ anti ơi, cụ đánh giá sao về con đường mới của bac VHT, e thấy có gì đó rất triển vọng mặc dù trình độ của em không hiểu nổi, cụ hiểu biết xin cho đôi lời nhận xét.
ps : e nghĩ cụ không phải mất công tranh cãi với đội khoa học hay ngụy gì cả, cái này nó liên quan cả đến triết học nhận thức nên không nhất thiết phải là mấy nhà vật lí mới biết, thậm chí dôi khi đó còn là rào cản với họ
"Con đường mới" là một công trình lớn và cũng là tâm huyết của tiến sĩ Vũ Huy Toàn. Tiếc là viện vật lý không có phản ứng gì, và cũng không có giải thích tại sao họ đã không phản ứng. Đưa nó lên diễn đàn công cộng này là một ý kiến hay, nhưng có lẽ mình nên có một thread riêng cho nó.
Còn trong thread này, để tôi lục lại coi ông VHT đã "thọt" thuyết tương đối, cụ thể là phương trình E = cmc như thế nào, rồi tôi sẽ copy lên đây.
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
"Con đường mới" là một công trình lớn và cũng là tâm huyết của tiến sĩ Vũ Huy Toàn. Tiếc là viện vật lý không có phản ứng gì, và cũng không có giải thích tại sao họ đã không phản ứng. Đưa nó lên diễn đàn công cộng này là một ý kiến hay, nhưng có lẽ mình nên có một thread riêng cho nó.
Còn trong thread này, để tôi lục lại coi ông VHT đã "thọt" thuyết tương đối, cụ thể là phương trình E = cmc như thế nào, rồi tôi sẽ copy lên đây.
Dạ, cụ VHT tuy khá có lí ( theo em) nhưng cảm giác cụ này "thọt" người khác nhiều quá, đọc trên trang cụ ấy thấy cụ ấy cân hết, từ thuở sơ khai galie cho đến ãnhtanh, thế nên hơi nghi, vì thực sự không khiêm tốn thì khó đi đến đích đc. mà biết đâu cách nhìn của cụ ấy cũng chỉ là đúng từ 1 vị trí thôi, như kiểu copenic ngày xưa nói mặt trời quay xung quanh trái đất , chả có gì sai cả nếu đứng quan sạt từ trái đất. thuyết tương đối và Emc này ngày xưa cụ Tesla phản đối ác lắm, cũng không thể đúng "tuyệt đối" đc đâu.
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
để tôi lục lại coi ông VHT đã "thọt" thuyết tương đối, cụ thể là phương trình E = cmc như thế nào, rồi tôi sẽ copy lên đây.
Các bạn vào đây để xem chi tiết (tại các trang 44,45,46):
https://vuhuytoan.files.wordpress.com/2007/07/2-cosocuavlyhochiendai.pdf

Ở đây, tôi tóm lược ý của ông VHT,

Ông VHT dùng ký hiệu m_o để gọi khối lượng nghỉ, và ký hiệu m để gọi khối lượng tương đối tính trong thuyết tương đối hẹp. Và theo thuyết tương đối hẹp thì m = m_o * gamma.
Ông VHT cho biết là trong hiện tại, người ta không còn dùng các dẫn xuất của cụ Einstein vì chúng không thuyết phục, mà trong các sách giáo khoa người ta đưa ra một dẫn xuất khác cho phương trình E = cmc, bằng cách dựa vào khái niệm lực trong thuyết tương đối hẹp. Trong thuyết tương đối hẹp, lực F được viết là:
F = dp/dt = d(mv)/dt. (Với m là khối lượng tương đối tính.)

Ông VHT lập luận rằng, trong thuyết tương đối hẹp, gamma là hệ số tương đối tính (relativistic factor), cho nên khối lượng tương đối tính ,
m = m_o * gamma, chỉ là một cái tích của hai con số. Nói một cách khác, khối lượng tương đối tính m không phải là một hàm số theo vận tốc v. Và vì thế, không thể tính đạo hàm d(mv)/dt.

Ý của ông VHT là người ta lúc thì xem gamma như một hệ số (factor), khi thì lại coi nó là một hàm. Một lý thuyết bất nhất như vậy, thì làm sao có thể chấp nhận được.
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
thuyết tương đối và Emc này ngày xưa cụ Tesla phản đối ác lắm,
Nghe nói cụ Tesla không chấp nhận không-thời-gian lại có thể bị uốn cong, với lý do là chúng không có "property". Lý lẽ này thiên về phạm vi của triết học, nên giới khoa học khó mà chấp nhận.
Trong khi đó, cụ Daniel Comstock và Einstein đưa ra được mấy chuyến tàu tưởng tượng vào năm 1910, và 1917, chỉ ra thời gian không thể là tuyệt đối.
https://en.wikipedia.org/wiki/Relativity_of_simultaneity
Thí nghiệm tưởng tượng cũng là thí nghiệm cho nên chúng thiên về phạm vi khoa học hơn, và vì thế mà giới khoa học chấp nhận được.

Muốn phản đối thuyết tương đối thì phải có thực nghiệm hoặc ít nhất là có các thí nghiệm tưởng tượng ngược lại. Những người chống thuyết tương đối đã đưa ra một vài cái rồi. Nhưng như tôi đã nói, các nhà khoa học chính thống không để ý chi hết, dù là thực nghiệm, thì nghiệm tưởng tượng, hay lý thuyết (như của ông VHT). Tôi biết có một khoa học gia dòng chính đã giải thích tại sao họ im lặng:
https://www.universetoday.com/108044/why-einstein-will-never-be-wrong/
Các cổ động viên của thuyết tương đối cũng có lời giải thích khác, đại khái họ nói rằng những người chống lại thuyết tương đối, chống lại Einstein là hoang tưởng, là vĩ cuồng, là háo danh,...
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Nghe nói cụ Tesla không chấp nhận không-thời-gian lại có thể bị uốn cong, với lý do là chúng không có "property". Lý lẽ này thiên về phạm vi của triết học, nên giới khoa học khó mà chấp nhận.
Trong khi đó, cụ Daniel Comstock và Einstein đưa ra được mấy chuyến tàu tưởng tượng vào năm 1910, và 1917, chỉ ra thời gian không thể là tuyệt đối.
https://en.wikipedia.org/wiki/Relativity_of_simultaneity
Thí nghiệm tưởng tượng cũng là thí nghiệm cho nên chúng thiên về phạm vi khoa học hơn, và vì thế mà giới khoa học chấp nhận được.

Muốn phản đối thuyết tương đối thì phải có thực nghiệm hoặc ít nhất là có các thí nghiệm tưởng tượng ngược lại. Những người chống thuyết tương đối đã đưa ra một vài cái rồi. Nhưng như tôi đã nói, các nhà khoa học chính thống không để ý chi hết, dù là thực nghiệm, thì nghiệm tưởng tượng, hay lý thuyết (như của ông VHT). Tôi biết có một khoa học gia dòng chính đã giải thích tại sao họ im lặng:
https://www.universetoday.com/108044/why-einstein-will-never-be-wrong/
Các cổ động viên của thuyết tương đối cũng có lời giải thích khác, đại khái họ nói rằng những người chống lại thuyết tương đối, chống lại Einstein là hoang tưởng, là vĩ cuồng, là háo danh,...
Cảm ơn cụ đã trả lời chi tiết. Tóm lại là cũng chưa biết thế nào, chả có ông nào sai cả nên có lẽ cũng không có ô nào đúng tuyệt đối cả. Khoa học với những tiền đề ( là cái không thể chứng minh đc ) cũng có giới hạn của nó, nó chỉ đúng với cái nó quan sát đc, vì vậy không thể gọi là khách quan tuyệt đối. Mà đi sâu thêm nó lại vướng vào vấn đề siêu hình. Tranh cãi là bất tận, ngay bản thân câu hỏi đã có vấ đề rồi, kiểu như câu: con gà và quả trứng ai có trước, mặc dù vẫn nuôi giết ăn bình thường :D
 

AntiRelativity

Xe máy
Biển số
OF-539018
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
97
Động cơ
165,590 Mã lực
Tóm lại là cũng chưa biết thế nào, chả có ông nào sai cả nên có lẽ cũng không có ô nào đúng tuyệt đối cả. Khoa học với những tiền đề ( là cái không thể chứng minh đc ) cũng có giới hạn của nó, nó chỉ đúng với cái nó quan sát đc, vì vậy không thể gọi là khách quan tuyệt đối. :D
Bài tham luận của giáo sư Brian Koberlein không đúng hoàn toàn. Trong bài viết, ông Koberlein xem tri thức loài người như là một con đường tiệm cận, ngày càng gần với chân lý. Với niềm tin đó, ông cho rằng khi cơ học Newton đã đúng, thì thuyết tương đối đúng hơn, và các lý thuyết sau này sẽ càng đúng hơn nữa. Đa số các nhà khoa học chính thống đều có quan điểm này. Ít người trong số họ bảo rằng cơ học Newton là sai, mà họ dùng chữ "incomplete", nghĩa là chưa hoàn chỉnh. Họ hay nói cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp, chỉ đúng khi vận tốc chuyển động là nhỏ. Thuyết tương đối hẹp thì mở rộng hơn, và đúng cho mọi vận tốc chuyển động. Cách nói này đã "bảo kê" luôn cho thuyết tương đối. Ai dám bảo thuyết tương đối hẹp là sai khi mà nó đúng hơn cơ học Newton?

Tôi không đồng ý với họ rằng cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp. Lý do rất đơn giản: Trong cơ học Newton, không gian và thời gian là tuyệt đối. Còn trong thuyết tương đối, không gian và thời gian là tương đối. Nền tảng của chúng hoàn toàn tương phản nhau, và vì vậy hai lý thuyết cơ học này cũng hoàn toàn khác hẵn nhau. Cho nên, không thể có chuyện là cả hai cùng đúng. Ít nhất phải có một bên sai và rất rõ ràng trên cả ba mặt:
1. Lý thuyết: Tiến sĩ VHT đã đưa ra một phản biện về mặt lý thuyết. Và ông ta không phải chỉ có một phản biện về hệ số/hàm số gamma đó.
2. Thí nghiệm tưởng tượng: Năm 1917, cụ Einstein giới thiệu một thí nghiệm tưởng tượng "Đoàn tàu bị sét đánh". Sau khi phân tích nó dựa trên các tiên đề trong thuyết tương đối hẹp, cụ Einstein kết luận rằng "Hai sự kiện xảy ra đồng thời trên mặt đất là không xảy ra đồng thời trên tàu". Các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại đây: http://www.bartleby.com/173/9.html , hoặc bản tiếng Việt tại đây: https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/5-thi-nghiem-tuong-tuong-mang-tinh-cach-mang-vat-ly-cua-einstein-3449297.html
Với thí nghiệm đoàn tàu này, và với thí nghiệm tưởng tượng trước đó của cụ Daniel Comstock vào năm 1910, cụ Einstein chắc chắn rằng thời gian là tương đối. Cho đến nay, vẫn không thấy có một tài liệu khoa học dòng chính nào ghi nhận một phản biện nào đối với thí nghiệm đoàn tàu. Nhưng không tồn tại trong sách vở, không có nghĩa là không tồn tại trong thực tế. Tháng 11 vừa qua, trên net đã xuất hiện một phản biện. Phản biện này chỉ ra quan điểm thời gian tương đối là sai lầm, và khẳng định rằng thời gian bắt buộc phải là tuyệt đối, khẳng định rằng hai sự kiện xảy ra cùng lúc trên mặt đất bắt buộc cũng phải xảy ra cùng lúc trên tàu. Các bạn có thể tham khảo phản biện về thời gian tương đối tại đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/34694-tranh-luận-về-thuyết-tương-đối/?page=3
3. Thực nghiệm: Để từ từ đi. :)
 

bimbim1976

Xe điện
Biển số
OF-55078
Ngày cấp bằng
15/1/10
Số km
3,028
Động cơ
472,362 Mã lực
Có cụ nào biết vì sao Einstein ăn chay nửa đời còn lại ko a?
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Bài tham luận của giáo sư Brian Koberlein không đúng hoàn toàn. Trong bài viết, ông Koberlein xem tri thức loài người như là một con đường tiệm cận, ngày càng gần với chân lý. Với niềm tin đó, ông cho rằng khi cơ học Newton đã đúng, thì thuyết tương đối đúng hơn, và các lý thuyết sau này sẽ càng đúng hơn nữa. Đa số các nhà khoa học chính thống đều có quan điểm này. Ít người trong số họ bảo rằng cơ học Newton là sai, mà họ dùng chữ "incomplete", nghĩa là chưa hoàn chỉnh. Họ hay nói cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp, chỉ đúng khi vận tốc chuyển động là nhỏ. Thuyết tương đối hẹp thì mở rộng hơn, và đúng cho mọi vận tốc chuyển động. Cách nói này đã "bảo kê" luôn cho thuyết tương đối. Ai dám bảo thuyết tương đối hẹp là sai khi mà nó đúng hơn cơ học Newton?

Tôi không đồng ý với họ rằng cơ học Newton là một trường hợp riêng của thuyết tương đối hẹp. Lý do rất đơn giản: Trong cơ học Newton, không gian và thời gian là tuyệt đối. Còn trong thuyết tương đối, không gian và thời gian là tương đối. Nền tảng của chúng hoàn toàn tương phản nhau, và vì vậy hai lý thuyết cơ học này cũng hoàn toàn khác hẵn nhau. Cho nên, không thể có chuyện là cả hai cùng đúng. Ít nhất phải có một bên sai và rất rõ ràng trên cả ba mặt:
1. Lý thuyết: Tiến sĩ VHT đã đưa ra một phản biện về mặt lý thuyết. Và ông ta không phải chỉ có một phản biện về hệ số/hàm số gamma đó.
2. Thí nghiệm tưởng tượng: Năm 1917, cụ Einstein giới thiệu một thí nghiệm tưởng tượng "Đoàn tàu bị sét đánh". Sau khi phân tích nó dựa trên các tiên đề trong thuyết tương đối hẹp, cụ Einstein kết luận rằng "Hai sự kiện xảy ra đồng thời trên mặt đất là không xảy ra đồng thời trên tàu". Các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại đây: http://www.bartleby.com/173/9.html , hoặc bản tiếng Việt tại đây: https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/5-thi-nghiem-tuong-tuong-mang-tinh-cach-mang-vat-ly-cua-einstein-3449297.html
Với thí nghiệm đoàn tàu này, và với thí nghiệm tưởng tượng trước đó của cụ Daniel Comstock vào năm 1910, cụ Einstein chắc chắn rằng thời gian là tương đối. Cho đến nay, vẫn không thấy có một tài liệu khoa học dòng chính nào ghi nhận một phản biện nào đối với thí nghiệm đoàn tàu. Nhưng không tồn tại trong sách vở, không có nghĩa là không tồn tại trong thực tế. Tháng 11 vừa qua, trên net đã xuất hiện một phản biện. Phản biện này chỉ ra quan điểm thời gian tương đối là sai lầm, và khẳng định rằng thời gian bắt buộc phải là tuyệt đối, khẳng định rằng hai sự kiện xảy ra cùng lúc trên mặt đất bắt buộc cũng phải xảy ra cùng lúc trên tàu. Các bạn có thể tham khảo phản biện về thời gian tương đối tại đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/34694-tranh-luận-về-thuyết-tương-đối/?page=3
3. Thực nghiệm: Để từ từ đi. :)
Em thì đoán cái ý tuyệt đối của cụ Newton nó khác với quan niệm tuyệt đối của chúng ta (cái không thay đổi, cố định khi đc quan sát) . Sở dĩ dấy lên vấn đề "tranh luận " là vì đã tranh luận tức là phải dùng những khái niệm : từ ngữ, công thức toán, lí , thí nghiệm vv, mấy cái này vốn dĩ có giới hạn và tương đối . ví dụ e nhìn Con chó nói là Con chó, thằng Tây lông nó nói là Dog , thế là cãi nhau, chúng ta lấy ngôn ngữ âm thanh ( con chó, dog,vv) để chỉ khái niệm hình ảnh như vậy không sai, nhưng mang tính quy ước vì thế sẽ bị giới hạn ( tương đối) , còn cái sự thật khách quan ,( cái tuyệt đối) , nó, chỉ đơn giản là con chó ( hình ảnh nhìn thấy, thằng nào chỉ vào cũng tự biết, khỏi cần nói). Tất nhiên ví dụ trên cũng còn mang tính tương đối, vì chỉ vào con chó ( hình ảnh) cũng rất nhiều loại chó khác nhau, nhìn "không giống chó " .Đó là cái khó khăn khi dùng giác quan ( cái các nhà khoa học đo đạc , nhìn thấy ) để mô tả tuyệt đối.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top