[Funland] Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Cũng là làm ra con tàu cũng là công sức và trí tuế Việt Nam trong đó...hay cụ muốn phải bằng hàn bằng china mới được nói.

Người ta nhìn vào thực trạng đánh giá thành quả không được à?
Trí tuệ gì ? trí tuệ "láo liên" con mắt à ?

Tất tần tật nguyên liệu (sắt thép, que hàn, sơn, đinh vít...) là chọn loại rẻ nhất của TQ mà mua. Móc máy (máy lốc tôn, cắt plasma, máy hàn...) cũng mua của TQ nốt. Bảo dưỡng thì hỏng máy này thì gỡ xác máy kia cắm qua...cho đến khi hết gỡ được thì móm.

Bản vẽ thì cài Autocad crack, quản lý vật tư thì xài excel rev trước duplicate lên rev sau dẫn đến vật tư mua về chồng chéo. Lãnh đạo sản xuất thì mù tin học nên tất cả báo cáo phải in ra giấy...

...càng kể càng chán.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,064
Động cơ
349,154 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
cái này cụ sai nhé, động cơ diesel trung quốc rất lởm, bây giờ hầu hết động cơ tàu thủy lớn đều dùng của manb&w, sulzer, watsila nhỏ thì các loại của nhật như hanshin , hoặc hàn mua thương hiệu sản xuất như kiểu sanyong, huyndai.. , động cơ trung quốc kiểu wechai thật ra chỉ vn với tq xài là chính thôi .Trên tàu thủy thì còn niều thứ lắm, như hẹ thống điện này nọ rồi đủ thứ máy phụ trợ, có những cái tên nổi tiếng toàn từ bắc âu hoặc châu âu mà đọc ra các cụ có khi còn bất ngờ.Nhưng phải thú thật rằng bọn tây nó đang nắm lõi thật đấy , chả đùa đâu .À quên, Rollroy cũng góp nhiều thiết bị lắm đấy
Mấy con CSB800x, Kiểm Ngư cùng dòng cũng toàn dùng máy Rolls Royce, mỗi con 4 máy. Trèo lên em ấn tượng nhất cái nhà tù trên tàu, nghe nói có thể nhốt được 200 mạng ở trỏng.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,132
Động cơ
253,097 Mã lực
Kỹ sư người việt nào thiết kế toàn bản vẽ của nó mình chỉ gia công thuê thôi ko hơn ko kém trình độ đóng tàu của vn chỉ là đóng dc theo bản vẽ thôi chứ thiết kế dc cái gì vậy.
Cụ căn cứ vào đâu mà nói Kỹ sư người Việt không thiết kế ?
Cái tàu cao tốc chở người, cũng chưa phải là công nghệ gì cao siêu mà Kỹ sư Việt không thể thiết kế.
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,170
Động cơ
55,268 Mã lực
Trí tuệ gì ? trí tuệ "láo liên" con mắt à ?

Tất tần tật nguyên liệu (sắt thép, que hàn, sơn, đinh vít...) là chọn loại rẻ nhất của TQ mà mua. Móc máy (máy lốc tôn, cắt plasma, máy hàn...) cũng mua của TQ nốt. Bảo dưỡng thì hỏng máy này thì gỡ xác máy kia cắm qua...cho đến khi hết gỡ được thì móm.

Bản vẽ thì cài Autocad crack, quản lý vật tư thì xài excel rev trước duplicate lên rev sau dẫn đến vật tư mua về chồng chéo. Lãnh đạo sản xuất thì mù tin học nên tất cả báo cáo phải in ra giấy...

...càng kể càng chán.
Quản lý vật tư dùng Excel là chuẩn rồi, chẳng lẽ lại dùng phần mềm nào đó cao cấp hơn Excel mà em chưa biết. Mong cụ khai sáng vì em thấy quản lý vật tư bằng Excel đâu có chồng chéo trong việc mua vật tư đâu.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,064
Động cơ
349,154 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cụ này thần tượng khựa ghê ta. Thị trường động cơ diesel tàu thủy nằm trong danh sách này ạ:
Screenshot 2024-04-02 104458.png

Trong đó thì TQ mua lại STX, nên nắm được công nghệ sản xuất, chứ cái gì mà hàng đầu thế giới về công nghệ. Còn số lượng thì cái gì TQ chả đứng đầu :))
Nghe giọng là biết tuyên truyền viên tàu khựa cài cắm rồi, cụ reply mất thời gian.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,424
Động cơ
407,848 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thép cuộn cán nóng HRC là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành sản xuất công nghệ cao khác như sản xuất ô tô, đóng tàu, tôn mạ, ống thép... Hiện nay ngoài Formosa, Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được loại thép này với sản lượng đạt 9 triệu tấn.

Thấy chém thế này mà cụ
Cụ chú ý: "Thép đóng tàu" và "Thép vỏ tàu" nhé.

Thép cuộn cán nóng đơn giản như của Hòa phát và Formosa có thể sử dụng làm vách ngăn bên trong tàu. Còn muốn làm vỏ tàu thì phải có Thép hợp kim cuộn cán nóng, cái đó VN chưa làm được.

Thép cuộn cán nóng đơn giản cũng làm được vỏ các tàu nhỏ chạy sông, nhưng thép này chịu sóng kém và rất dễ gỉ. Chạy nước ngọt thì đc nhưng nước mặn không được. Mà nói "Công nghiệp đóng tàu' không ai nói đóng tàu sông, mà phải là tàu biển.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,534
Động cơ
514,125 Mã lực
Nhảm toàn nghe tin vịt, bạn tôi mấy thằng làm thiết kế từ thời Hyundai vinashin kia kìa. Toàn kỹ sư người Việt chứ ai. Rác thải thì hàn cắt, xỉ sắt, que hàn, sơn... ngành nào mà không rác thải? Cái khó là cơ chế, vật liệu thép tấm, tiêu chuẩn áp dụng, vốn vay và khách hàng.
20 năm trước tớ còn người của Vinashin kìa. Tk cái gì, mua tk 6000 tấn, sửa thành tk 6100 tấn, chủ tịt Phạm Thanh Bình huyênh hoang lên nhận giải - mình là con tép cũng biết là hỏng rồi. Chủ tịt háo danh hão thì hỏng.
Thêm nữa giàn trải lung tung, ko có trọng điểm. Nm nào cũng đầu tư giống nhau, chán chán là.
Hay 20 năm nên công tác tk cũng nâng lên 1 chút. Cái viện tk tàu thủy ko biết giờ ntn- hồi đó con trai chủ tịt làm viện trưởng dù mới ra trường vài năm
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,601
Động cơ
758,338 Mã lực
Trước đây dàn xe Huyndai chạy đầy đường nhưng giờ bị bọn Dongfeng với Howo nó bóp chết rồi.
hyundai thời đấy là xe bãi. Nhập xe mới giá gấp đôi xe tàu là thua ngay trên sân trung lập
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
70
Động cơ
1,352 Mã lực
Tuổi
69
Mấy con CSB800x, Kiểm Ngư cùng dòng cũng toàn dùng máy Rolls Royce, mỗi con 4 máy. Trèo lên em ấn tượng nhất cái nhà tù trên tàu, nghe nói có thể nhốt được 200 mạng ở trỏng.
dòng đặc chủng máy bằng cái nắm tay thôi cụ, tàu cỡ lớn hàng vạn đổ lên mới gọi là máy nhìn to to tí, cụ chui vào trong một cái xi lanh còn lọt í, tuyền máy đức cả
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,006
Động cơ
203,409 Mã lực
Tuổi
44
Cụ căn cứ vào đâu mà nói Kỹ sư người Việt không thiết kế ?
Cái tàu cao tốc chở người, cũng chưa phải là công nghệ gì cao siêu mà Kỹ sư Việt không thể thiết kế.
Dạ
Nếu bác biết về thiết kế tàu thủy thì chắc hiểu khai niệm "tàu mẫu" ạ.
 

bitmatbatde

Xe máy
Biển số
OF-856273
Ngày cấp bằng
30/3/24
Số km
70
Động cơ
1,352 Mã lực
Tuổi
69
Cụ căn cứ vào đâu mà nói Kỹ sư người Việt không thiết kế ?
Cái tàu cao tốc chở người, cũng chưa phải là công nghệ gì cao siêu mà Kỹ sư Việt không thể thiết kế.
thiết các cụ **** ấy cụ, mua hết, về tính tôn thôi , làm vớ vẩn tàu chạy rung như sex toy ấy chứ đùa
 

cunglatruong

Xe container
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
6,733
Động cơ
406,814 Mã lực
70 năm giời sống ở VN hôm nay mới nghe VN có ngành công nghiệp đóng tàu. thật vô tâm . Thấy có lỗi với tổ quốc quá :(
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,601
Động cơ
758,338 Mã lực
Quản lý vật tư dùng Excel là chuẩn rồi, chẳng lẽ lại dùng phần mềm nào đó cao cấp hơn Excel mà em chưa biết. Mong cụ khai sáng vì em thấy quản lý vật tư bằng Excel đâu có chồng chéo trong việc mua vật tư đâu.
Có công ty mua phần mềm quản lý vật tư giá triệu đô đấy cụ ah
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
509
Động cơ
15,758 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
20 năm trước tớ còn người của Vinashin kìa. Tk cái gì, mua tk 6000 tấn, sửa thành tk 6100 tấn, chủ tịt Phạm Thanh Bình huyênh hoang lên nhận giải - mình là con tép cũng biết là hỏng rồi. Chủ tịt háo danh hão thì hỏng.
Thêm nữa giàn trải lung tung, ko có trọng điểm. Nm nào cũng đầu tư giống nhau, chán chán là.
Hay 20 năm nên công tác tk cũng nâng lên 1 chút. Cái viện tk tàu thủy ko biết giờ ntn- hồi đó con trai chủ tịt làm viện trưởng dù mới ra trường vài năm
20 năm thay đổi nhiều rồi, giờ tàu lắp mũ quả lê, chân vịt mũi, vách ngăn dạng sóng thay vách phẳng nhiều hơn rồi.
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
509
Động cơ
15,758 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Cụ căn cứ vào đâu mà nói Kỹ sư người Việt không thiết kế ?
Cái tàu cao tốc chở người, cũng chưa phải là công nghệ gì cao siêu mà Kỹ sư Việt không thể thiết kế.
Ông Vin smoke thì chỉ nghĩ như cái xe nhà ấy mua thiết kế về lắp thôi.
Đóng tàu nó nhiều loại lớn nhỏ, loại hàng, công năng... Hợp đồng thì tùy loại gia công hoặc thiết kế trọn gói.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,006
Động cơ
203,409 Mã lực
Tuổi
44
Để phát triển được ngành đóng tàu cũng thật là khó. Chưa tính tới việc tự sản xuất/chế tạo nguyên vật liệu, mà chỉ đi mua về lắp ráp thôi cũng đã thật là khó khăn ạ.

1. Sản phẩm đóng tàu đa phần là đơn chiếc, thi thoảng có lô dăm bảy chiếc cùng sơ ri nhưng nó đâu có hoàn toàn giống nhau như hai cái ô tô đâu. Nói về phần thân vỏ, mỗi góc cạnh của con tàu nó cong theo một biên dạng khác nhau, còng lưng làm bộ gá cho chỗ này xong phát phá bỏ luôn chứ có dùng được cho chỗ khác đâu. Ống áng dây dợ cũng thế cả. Nhiều khi phải làm trực tiếp tại chỗ. Nên hầu như chả thực hiện được kiểu chế tạo "hàng loạt" được để mà tăng năng suất. Vì vậy gây dựng và duy trì được một đội ngũ thợ lành nghề rất là quan trọng. Nhưng sau cơn sóng thần chục năm trước, giờ thợ đóng tàu VN ta coi như không có ("thợ đóng tàu" được gọi chung cho các các cấp quản lý sản xuất nữa nhé).
2. Các đoạn/tổng đoạn, mà chưa cần đến là đoạn/tổng đoạn mà là các chi tiết phục vụ đóng tàu thôi thì chủ yếu là đồ nặng cả. Vì vậy thiết bị nâng/chuyển cực kỳ là quan trọng và cần thiết. Ở bên Tàu hoặc Hàn, cần cầu các loại (từ cẩu ray, cẩu lốp, cẩu tháp....) họ tự sản xuất được nên giá lắp đặt tại nhà máy nó rẻ. Các nhà máy đóng tàu của họ là một rừng cẩu. Ở ta, mỗi cái cẩu đắt bỏ bố ra ấy nên các nhà máy cứ giật gấu vá vai đầu tư được dăm ba hoặc chục cái cẩu là to vốn lắm rồi. Nên ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ lắm ạ. Và vì thiếu cẩu nêu làm cái gì trong phương án thi công cũng phải tính xem có phù hợp với sức nâng của mình không chứ không phải vì như thế là hiệu quả.
Cung tương tự như thế đối với các thiết bị gia công cơ khí khác ví dụ như máy tiện thôi, vì các thiết bị máy như trục, bạc.... tuyền đồ to và dài. Muốn gia công thì máy phải to, nhưng cả năm đóng mấy con tàu thì đầu tư xong máy cũng đắp chiếu suốt chứ có phải không tiện cái to thì tiện cái nhỏ được đâu. Nên lực bất tòng tâm, đành phải đi mua nguyên bộ hoàn chỉnh về mà lắp ráp. Trong khi cái giá trị gia tăng của thiết bị ấy (ví dụ một hệ trục chân vịt hoặc hệ trục lái) nó là ở cái chỗ gia công cơ khí cắt gọt ấy chứ đâu phải ở nguyên vật liệu.

(còn tiếp ạ)
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,038
Động cơ
434,432 Mã lực
Để phát triển được ngành đóng tàu cũng thật là khó. Chưa tính tới việc tự sản xuất/chế tạo nguyên vật liệu, mà chỉ đi mua về lắp ráp thôi cũng đã thật là khó khăn ạ.

1. Sản phẩm đóng tàu đa phần là đơn chiếc, thi thoảng có lô dăm bảy chiếc cùng sơ ri nhưng nó đâu có hoàn toàn giống nhau như hai cái ô tô đâu. Nói về phần thân vỏ, mỗi góc cạnh của con tàu nó cong theo một biên dạng khác nhau, còng lưng làm bộ gá cho chỗ này xong phát phá bỏ luôn chứ có dùng được cho chỗ khác đâu. Ống áng dây dợ cũng thế cả. Nhiều khi phải làm trực tiếp tại chỗ. Nên hầu như chả thực hiện được kiểu chế tạo "hàng loạt" được để mà tăng năng suất. Vì vậy gây dựng và duy trì được một đội ngũ thợ lành nghề rất là quan trọng. Nhưng sau cơn sóng thần chục năm trước, giờ thợ đóng tàu VN ta coi như không có ("thợ đóng tàu" được gọi chung cho các các cấp quản lý sản xuất nữa nhé).
2. Các đoạn/tổng đoạn, mà chưa cần đến là đoạn/tổng đoạn mà là các chi tiết phục vụ đóng tàu thôi thì chủ yếu là đồ nặng cả. Vì vậy thiết bị nâng/chuyển cực kỳ là quan trọng và cần thiết. Ở bên Tàu hoặc Hàn, cần cầu các loại (từ cẩu ray, cẩu lốp, cẩu tháp....) họ tự sản xuất được nên giá lắp đặt tại nhà máy nó rẻ. Các nhà máy đóng tàu của họ là một rừng cẩu. Ở ta, mỗi cái cẩu đắt bỏ bố ra ấy nên các nhà máy cứ giật gấu vá vai đầu tư được dăm ba hoặc chục cái cẩu là to vốn lắm rồi. Nên ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ lắm ạ. Và vì thiếu cẩu nêu làm cái gì trong phương án thi công cũng phải tính xem có phù hợp với sức nâng của mình không chứ không phải vì như thế là hiệu quả.
Cung tương tự như thế đối với các thiết bị gia công cơ khí khác ví dụ như máy tiện thôi, vì các thiết bị máy như trục, bạc.... tuyền đồ to và dài. Muốn gia công thì máy phải to, nhưng cả năm đóng mấy con tàu thì đầu tư xong máy cũng đắp chiếu suốt chứ có phải không tiện cái to thì tiện cái nhỏ được đâu. Nên lực bất tòng tâm, đành phải đi mua nguyên bộ hoàn chỉnh về mà lắp ráp. Trong khi cái giá trị gia tăng của thiết bị ấy (ví dụ một hệ trục chân vịt hoặc hệ trục lái) nó là ở cái chỗ gia công cơ khí cắt gọt ấy chứ đâu phải ở nguyên vật liệu.

(còn tiếp ạ)
Mấy cái này chưa quan trọng đâu cụ, quan trọng nhất là khâu thiết kế và thử nghiệm, món này mình còn yếu và thiếu cơ sở hạ tầng. Hiện giờ chắc vẫn thiết kế theo mẫu có sẵn, mà nhiều khi hạ thủy vẫn nghiêng ngả đấy ạ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,011
Động cơ
220,048 Mã lực
Để phát triển được ngành đóng tàu cũng thật là khó. Chưa tính tới việc tự sản xuất/chế tạo nguyên vật liệu, mà chỉ đi mua về lắp ráp thôi cũng đã thật là khó khăn ạ.

1. Sản phẩm đóng tàu đa phần là đơn chiếc, thi thoảng có lô dăm bảy chiếc cùng sơ ri nhưng nó đâu có hoàn toàn giống nhau như hai cái ô tô đâu.
cái này thì liên quan gì ạ, chính vì thủ công đơn chiếc, không máy móc hóa được nên VN càng có thế mạnh
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,862
Động cơ
339,753 Mã lực
Tuổi
44
Xin lỗi bác, sẽ không bao giờ có chuyện có thằng nào nó bán (chứ đừng nói là chuyển giao) công nghệ luyện kim. Dù công nghệ luyện kim từ thời anh Hit le dùng trong WW2 tới nay, ta có hỏi mua người Đức cũng cười khẩy và lắc đầu.
Đừng nghĩ cứ có tiền là cái gì cũng mua được.
Nhưng kệ mẹ nó chứ, đâu có nghĩa là ngồi chơi chờ lúc nào luyện được thép làm tầu, đúc được động cơ tầu thủy thì mới bắt tay làm/xây dựng ngành đóng tàu.
Giờ cứ làm dần đi, làm culi cho bọn nó, chấp nhận ô nhiễm, làm dần để biết làm, để học/ăn cắp những thứ đơn giản nhất đã. Vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tích lũy kinh nghiệm vừa đong ít xèng của bọn nó, chấp nhận win win theo kiểu nó win 9 mình win 1 đã, rồi từ từ bò lên.
Chứ không làm mà cứ ngồi chờ thì...theo học khóa thầy Huấn hoa hồng đi. :)) :)) .
Nhưng nói vậy chứ, ở ta hiện tại, tư duy đa số là: cứ có tiền thì mua...lô đất rồi chờ nó lên giá là NHANH NHẤT NHÀN NHẤT, điên mà lao vào sản cmn xuất:P
Cứ làm cái gì mình làm được và giỏi nhất đã. Nhiều cụ cứ cứng nhắc chuyện luyện kim với công nghiệp nặng nhưng quên mất rằng những nước có công nghệ luyện kim và công nghiệp nặng chưa chắc đã giàu. Cứ làm giàu từ những cái cơ bản đi đã rồi cơ hội một lúc nào đó sẽ xuất hiện thôi. Lúc nào cái tụi có công nghệ nó sắp phá sản, vỡ nợ mua luôn cũng chả sao. Giờ cứ đổ cả núi tiền vào R&D công nghệ luyện kim để chứng minh rằng mình giỏi thì đó ko phải là bài toán kinh tế trong lúc túi tiền còn eo hẹp rồi. Giàu rồi tự đầu tư hoặc tự mua công nghệ cũng đc mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top