Dạ
Chém tiếp tí nữa về đóng tàu của ta (không/chưa nói đến vần nguyên vật liệu/trang thiết bị của con tàu nhé) chỉ nói về việc đóng mới.
Một con tàu sau khi có thiết kế kỹ thuật (cái này mua của những thằng chuyên nghiệp ok thôi, chả cần phải đầu tư vào làm gì - tất nhiên làm được thì tốt) thì đóng ở mỗi nhà máy sẽ cần có thiết kế công nghệ để phù hợp với nhà máy. Khó/và có thể nói là không sử dụng được thiết kế công nghệ từ nhà máy này sang nhà máy khác - nhất là từ nhà máy ở nước này sang nước khác. Vì thế trong đóng mới, cái thiết kế công nghệ nó quan trọng, và thằng nào có bộ phận "công nghệ" ngon thì công việc trôi chảy, chứ phần công nghệ không ngon là vấp nhau nhiều lắm.
Bản chất của việc đóng cái vỏ tàu (nói phần vỏ trước) nó đơn giản là từ những thanh thép hình có kích thước phù hợp, chiều dài 3 hoặc 6m, những tấm tôn có chiều dầy phù hợp, kích thước thông dụng (ví dụ 1.5; 2; 2.5*6m) ghép những miếng nhỏ thành miếng nhỡ, ghép miếng nhỡ thành miếng vừa vừa, ghép miếng vừa thành miếng lớn, và ghép miếng lớn thành con tàu. Thế thôi.Các mảnh ghép ấy được nối với nhau bằng cách hàn. Đơn giản mà. Công nghệ chả có gì phức tạp sất.
Một con tàu với cả nhiều ngàn tấn tôn các loại, và cái số miếng cứ vuông chằn chặn, phẳng lý và có kích thước bằng kích thước thông dụng thì chả đáng là mấy. Nên việc của thợ là cắt tấm tôn ra thành các hình dạng mà ông công nghệ bẩu, uốn/ép/gò/nắp nó theo hình dạng ông công nghệ bẩu rồi ghép nó vào với nhau theo thứ tự ông công nghệ bẩu, và hàn. Thế là xong.
Nếu trang thiết bị (Máy lốc, máy uốn, máy ép, cần cẩu, không gian....) vô tư đi, thì ông công nghệ có thể bổ con tàu thành số mảnh, khối lượng/hình dạng các mảnh sao cho hiệu quả nhất (cái này máy tính nó làm tốt). Nhưng bổ theo máy tính nó bẩu là hiệu quả thì dưới xưởng họ gào lên là mầy xuống dùng răng mà lốc/uốn/ép/cẩu nhé mà nên con tàu phải bổ nhỏ thành nhiều mảnh khac nhau để sao cho máy của nhà máy có thể làm được.
Thế là ở "tàu" cái tấm tôn 1.5*6m có khi họ chỉ bổ làm hai phần, ta thì bổ thành sáu bảy phần.
Bổ ra thì phải hàn lại. Hàn lại thì tốn thêm công, thêm thời gian, thêm dây hàn, thậm chí tính kỹ hơn thì còn tốn cả sơn....
Bổ hai phần thì cả tấm tôn sử dụng được tới 98%, bổ thành sáu bảy phần thì có khi chỉ sử dụng được 60-70% còn đâu thành "đề xê" sắt vụn tất.
"Nghe đâu" ở bên tàu, cái tỷ lệ "đề xê" của họ là 2%, và còn thấp hơn. Ở ta thì chí ít cũng 5%, 7% thậm chí tới 9%. Người ta thì còn chưa đến 20kg vật liệu hàn/tấn sản phẩm, ta thì 30kg đã là ít.
(Còn tiếp...)
Để phát triển được ngành đóng tàu cũng thật là khó. Chưa tính tới việc tự sản xuất/chế tạo nguyên vật liệu, mà chỉ đi mua về lắp ráp thôi cũng đã thật là khó khăn ạ.
1. Sản phẩm đóng tàu đa phần là đơn chiếc, thi thoảng có lô dăm bảy chiếc cùng sơ ri nhưng nó đâu có hoàn toàn giống nhau như hai cái ô tô đâu. Nói về phần thân vỏ, mỗi góc cạnh của con tàu nó cong theo một biên dạng khác nhau, còng lưng làm bộ gá cho chỗ này xong phát phá bỏ luôn chứ có dùng được cho chỗ khác đâu. Ống áng dây dợ cũng thế cả. Nhiều khi phải làm trực tiếp tại chỗ. Nên hầu như chả thực hiện được kiểu chế tạo "hàng loạt" được để mà tăng năng suất. Vì vậy gây dựng và duy trì được một đội ngũ thợ lành nghề rất là quan trọng. Nhưng sau cơn sóng thần chục năm trước, giờ thợ đóng tàu VN ta coi như không có ("thợ đóng tàu" được gọi chung cho các các cấp quản lý sản xuất nữa nhé).
2. Các đoạn/tổng đoạn, mà chưa cần đến là đoạn/tổng đoạn mà là các chi tiết phục vụ đóng tàu thôi thì chủ yếu là đồ nặng cả. Vì vậy thiết bị nâng/chuyển cực kỳ là quan trọng và cần thiết. Ở bên Tàu hoặc Hàn, cần cầu các loại (từ cẩu ray, cẩu lốp, cẩu tháp....) họ tự sản xuất được nên giá lắp đặt tại nhà máy nó rẻ. Các nhà máy đóng tàu của họ là một rừng cẩu. Ở ta, mỗi cái cẩu đắt bỏ bố ra ấy nên các nhà máy cứ giật gấu vá vai đầu tư được dăm ba hoặc chục cái cẩu là to vốn lắm rồi. Nên ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ lắm ạ. Và vì thiếu cẩu nêu làm cái gì trong phương án thi công cũng phải tính xem có phù hợp với sức nâng của mình không chứ không phải vì như thế là hiệu quả.
Cung tương tự như thế đối với các thiết bị gia công cơ khí khác ví dụ như máy tiện thôi, vì các thiết bị máy như trục, bạc.... tuyền đồ to và dài. Muốn gia công thì máy phải to, nhưng cả năm đóng mấy con tàu thì đầu tư xong máy cũng đắp chiếu suốt chứ có phải không tiện cái to thì tiện cái nhỏ được đâu. Nên lực bất tòng tâm, đành phải đi mua nguyên bộ hoàn chỉnh về mà lắp ráp. Trong khi cái giá trị gia tăng của thiết bị ấy (ví dụ một hệ trục chân vịt hoặc hệ trục lái) nó là ở cái chỗ gia công cơ khí cắt gọt ấy chứ đâu phải ở nguyên vật liệu.
(còn tiếp ạ)
Cụ để ý nhé "Công nghiệp đóng tàu", là công nghiệp chứ không phải thủ công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp, làm đơn chiếc kiểu thủ công chỉ có ý nghĩa khi sản phẩm ít, phức tạp, giá trị cao. Còn với thị trường phổ thông thì phải nhanh nhiều tốt rẻ. Chỉ có sản xuất hàng loạt theo kiểu công nghiệp thì mới được.
Kiểu như VN, sản xuất thủ công nhưng sản phẩm lại là hàng giá thấp thì không thể phát triển thành lớn được.
do cơ duyên nên em được vài dịp liên quan đến vinashin:
1. Em đã tham gia chấm một gói thầu cỡ 30 triệu đô, vinashin tham gia đấu thầu nhưng rớt ngay từ vòng kỹ thuật
2. Em được chui xuống dưới gầm con tàu 104k dwt đầy tai tiếng mà vinashin Dung quất đóng khi nó đang đóng KY (hình như gọi là keel- sống đáy tàu).
3. Em được tham gia xem lễ hạ thủy tàu 104k, choảng sampanh xong em té luôn.