Không biết cụ có nhầm lẫn gì không chứ ct5 cũng là mác phôi để sản xuất thép xây dựng giống ct3 thôi. Phôi CT5 khi cán thép thường đạt mác SD390 , Grade 60( chuẩn Mĩ) hoặc CB400( chuẩn VN) và thường đc sử dụng trong các công trình lớn. Nhà dân thì thường dùng thép mac sd295 hoặc CB300, SD40 thôi. Có điều bây giờ bọn Danieli nó có công nghệ tôi cứng bề mặt nên phôi CT3 cũng có thể cán ra thép mác SD390, CB400, Grade60 đc
Công nhận cụ làm em chết cười! Mấy các mác thép cụ nói là của nhiều TC của nhiều nước khác nhau. Thực sự lần đầu tiên em nghe CB300 hay CB400, hóa ra đó là TCVN ( mới ) thì phải!
Em có ý kiến tí thôi:
CT3, CT5 là cách gọi theo GOST của CCCP, Việt nam mình sau này có biên thành CT34 và CT51, giờ chắc sang seri CB... nghe cho oách.
SD390, SD295... là theo TC Nhật bản, JIS
Gr40, Gr60 là theo TC Mẻo, ASTM thì phải.
Phôi CT5 thì cũng có thể cán ra SP SD390 được nhưng hơi hiếm, theo em ra SD295 thì đúng hơn. Vì 2 TC khác nhau nên hơi khó, hình như bọn Nhật JIS của nó mác SD không yêu cầu về TP hóa học thì phải.
Còn phôi CT3 mà cán ra SD390, Gr60 thì hơi áo, em có biết cái công nghệ tôi bề mặt, kêu là in-line water quenching, của Danieli nhưng nói chung cái này giờ VN không dùng mấy, nó chỉ phun nước vào cây thép ở cuối chu trình cán, tôi bề mặt, đem lên máy kéo thì hên xui, nhiều khi không đạt. Nói chung là không dùng, chỉ để khè thôi. Về nguyên tắc, nếu anh nấu luyện được thỉ nấu mẹ nó phôi SD390, Grade60 rồi đem cán, mắc gì phải cán phôi CT3