cụ hiểu thế sự thì xin cụ giảng giúp chúng cháu được biết ạ
Cụ có thấy nước nào bị tàn phá bởi chiến tranh lại không mắc nợ khi tái thiết không ạ ? Cụ đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ đi ạ, chiến tranh cũng là cách để người ta thiết lập quan hệ vay nợ với nhau, áp đặt lệ thuộc tài chính với nhau. Vì thế cái đoạn
Đất nước mình thương quá phải không anh, Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại, Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải, Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...em thấy nó ấu trĩ, vì nói vậy là chỉ biết quan tâm tương lai của mình thôi, còn hiện tại của mình tức là tương lai của người đi trước ngày xưa ấy, thì coi như mặc nhiên nó phải thế.
Xu thế phát triển của nhân loại là tìm kiếm khai thác, do phân hoá giàu nghèo, việc khai thác không còn tự nhiên, quá trình chiến tranh cũng để giải quyết vấn đề sở hữu tài nguyên theo ý riêng, do vậy chả cứ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới đều rơi vào vòng khai thác cạn kiệt, đương nhiên một số nước vẫn duy trì được tài nguyên ở một mức tốt hơn hẳn các nước khác, nhưng khi những nơi khác cạn kiệt hết, tài nguyên của họ sẽ bị nhòm ngó và nguy cơ bị chiếm đoạt khai thác đến cạn kiệt cũng không phải là không có. Vì thế cái đoạn
Đất nước mình buồn quá phải không anh, Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc, Rừng đã hết và biển thì đang chết, Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... em thấy nó thiếu hiện thực, tầm nhìn ngắn quá, nhìn thấy nước mình thôi, cũng không thấy là cả thế giới về cơ bản cũng đang trong hoàn cảnh đó. Hơn nữa, chúng ta đất và biển chỉ có ngần đó, chúng ta muốn sinh sôi mạnh mẽ và đầy đủ tài nguyên, trừ phi chúng ta đi cuớp của kẻ khác hoặc có phép màu để tài nguyên giống nồi cơm Thạch Sanh mãi không hết thì may ra mới đáp ứng mong muốn của chúng ta được.
Khổ thơ này thì đây là vấn đề CT, nhưng coi là vấn đề của chế độ cũng được, nhưng mà thói đời được lọ mất chai, ở bên lọ thì không có chai, mà ở bên chai thì không có lọ, còn em cũng thấy nó còn bất cập, nhưng muốn thay đổi thì chắc phải từ từ, chứ thay đổi ngay nghe chừng không phù hợp văn hoá nước mình, văn hoá dân mình, thế nên em thấy phản ứng là tốt nhưng phản ứng cực đoan thì là ấu trĩ.
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Cái khổ thơ này, tuy nó là khổ đầu của bài thơ, nhưng em thấy phải nói cuối cùng, vì đây là vấn đề chủ quan của chính dân tộc. Không chịu lớn không phải là không biết kêu đòi khi có bất công, mà em cho là không chịu lớn về mặt nhận thức tự giác, tự muốn như vậy thì không thể trách ai được, một người thì không ảnh hưởng, nhưng nếu cả một dân tộc không tự giác thì khó mà trách cứ một ai được.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Em chỉ đơn cử vậy thôi, còn chi tiết hơn thì em xin kiếu.