Cụ phân tích bài thơ rất tỉ mỉ nên em xin phép trao đổi thêm với Cụ. Vì đây chỉ là quan điểm riêng của tác giả, một góc nhìn mà tác giả cảm nhận, nhưng em cũng thấy có nhiều sự đồng cảm.
Đất nước mình thương quá phải không anh, Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại, Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải, Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Em lại thấy không ấu trĩ. Đành rằng quốc gia nào cũng có nợ nần, nhưng điều quan trọng là những người đi trước luôn lo lắng và quan tâm tới thế hệ sau. Trẻ con ở những nước phát triển khi sinh ra, tuy cũng mang nợ, nhưng các bé được sống trong môi trường sạch sẽ, được giáo dục văn minh, được đảm bảo về y tế, lớn lên được tạo điều kiện để phát triển, xã hội chưa thu xếp được công việc xứng đáng thì vẫn có lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu, ...
Mong cụ xem lại tình hình chung cho em một chút, nước ta xa rời chiến tranh bao lâu ạ, kết thúc cấm vận phong toả bao lâu ạ, từ năm 1995 đến nay thay đổi thế nào ạ, các nước cụ nói họ chấm dứt chiến tranh từ khi nào ạ, những năm đó họ tham gia cấm vận kẻ khác hay có bị kẻ khác cấm vận không ạ. Sau khi thoát cấm vận ta với họ có xuất phát điểm chênh lệch thế nào ạ. VN ta giờ đã là nước phát triển chưa ạ, có đang nằm trong phạm vi bị đe doa chiến tranh hay xung đột không ạ, các nước cụ nói họ có trong tình trạng đó không ạ. Nếu ta với họ cùng 1 xuất phát điểm và cùng 1 thời điểm được yên ổn thì em xin chịu là lập luật của cụ đúng, còn không em chỉ có thể nhìn nhận đó là hướng nghĩ đúng, nhưng chưa có thực tiễn cụ ạ.
Đất nước mình buồn quá phải không anh, Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc, Rừng đã hết và biển thì đang chết, Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... em cũng lại cảm nhận ngược với Cụ, vì nó khá thực tế. Thời điểm tác giả làm bài thơ này là vụ Formosa đang bị phanh phui, biển bị o nhiễm nặng, ngoài ra rừng và thiên nhiên cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Đúng là tài nguyên thì khi khai thác sẽ bị hao hụt và cạn kiệt. Thế nên việc bảo tồn những giá trị sinh thái và môi trường càng được phải quan tâm cấp thiết hơn. Không phải vì cần khoáng sản, cần tiền mà bất chấp tất cả. Tại sao không đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu, song song với việc phát triển kinh tế? Câu hỏi này có giải pháp không? Em cũng không đủ tầm để đi sâu hơn ạ.
Em lại xin nói lại, quá trình phát triển của loài người gắn liền với khai thác tài nguyên, cho đến giờ vẫn dựa vào tài nguyên có sẵn có thể khai thác được để làm bàn đạp nghiên cứu phát triển. Vì vậy để phát triển phải xác định rõ là sẽ gắn với khai thác tài nguyên, nói là khai thác cho nó sang, chứ thực ra là tàn phá để chuyển thứ mình lấy ra được thành thứ mình dùng được, còn trạng thái ban đầu thì nát hết rồi. Do vậy, vấn đề tài nguyên luôn là cái giá phải trả để phát triển kinh tế. VD: Cụ cần kim loại, dưới đất cụ có quặng, lấy được quặng thì phải phá núi, để phá núi phải xén hết rừng, để mang quặng về phải mở đường, để có đường lại phải xẻ rừng làm đường, lấy quặng về rồi phải luyện quặng, luyện nung thì xả khói, đây là ô nhiễm không khí ạ, luyện nung phải dùng than, lại phá núi đào than, luyện nung phải có nước để làm lạnh, lại làm ra nước bẩn, đây là ô nhiễm nước ạ, luyện ra phôi rồi hãy còn đoạn dài nữa mới ra cái máy, cái gì gì đó bằng kim loại để cụ dùng. Cụ không muốn phá hoại môi trường, ok, vậy cụ bỏ tiền mua của nước ngoài, nếu cụ không có tiền, cụ lại phải vay nước ngoài thân quen với cụ, vậy là quay về đoạn trên, con cháu lại treo khoản nợ.
Điều em muốn nói ở đây là cụ nên thực tiễn nhìn lại xem ta đang ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ta làm được gì trong bối cảnh đó, em cho là FMS nó là cái giá đương nhiên, vì không phải FMS thì sẽ là một công ty toàn cầu nào đó, ở cái thế giới toàn cầu hoá, cụ muốn không bị can thiệp chi phối có lẽ giờ chỉ có Triều Tiên mà thôi, nhưng xem kỹ lại thì họ không bằng mình rồi, mà tự họ cũng tàn phát kinh chẳng kém.
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...hơn em không hiểu tại sao Cụ lại cho rằng như vậy là phản ứng cực đoan ấu trĩ? Hay tại em dân đen, nên cảm nhận rằng xây những tượng đài, cổng chào nghìn tỉ, lập những kỷ lục vô bổ là lãng phí. Trong khi đó dân sinh chưa đảm bảo, hệ thống hạ tầng nông thôn còn quá yếu kém, kêu ca như vậy là ấy trĩ hay sao?
Cái này em đã nói rồi, coi là vấn đề CT cũng không sai, em cũng thấy nó không đúng, nhưng cái em muốn nói là phản ứng cực đoan thì không tốt, nên thực tiễn hơn và thúc đẩy nó thay đổi dù nó thay đổi chắc chắn sẽ là từ từ, còn cụ muốn đập phá để xây lại thì cũng được nhưng sẽ lại gặp vấn đề nợ tái thiết, nợ chiến tranh, mà cụ cũng nên cân nhắc có bao nhiêu quốc gia đập đi xây lại có viễn cảnh như thảm cảnh hiện tại của chúng ta hay quang cảnh của các nước phát triển.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...hay về khổ thơ này thì em cùng ý với Cụ, nhưng em vẫn nghĩ, dù đa số mọi người không tự giác thì bản thân mình ít ra nên tự giác để làm gương cho chính mình và những người thân của mình. Em tin, tác giả bài thơ thế, muốn truyền cảm hứng tốt đẹp cho các con.
Em cũng nghĩ là nên truyền cảm hứng cho lớp người sau, nhưng mà truyền cảm hứng bằng lời chê thì em chưa thấy bao giờ, nhất là không phải chê lớp sau chưa đủ phấn đấu để khích tướng họ mà lại chê cái mà họ sẽ phấn đấu cho. Vì vậy em không nghĩ đây là truyền cảm hứng cho các con, mà chỉ tạo nên sự khi ghét của các con mà thôi, lúc đó nó sẽ chỉ nghĩ đây không xứng đáng là đất nước của tôi, tôi tự tìm đất nước nào xứng đáng với tôi. Em xin lỗi chứ, truyền cảm hứng mà như thế thì có mà đừng làm còn hơn.
Cháu gái đạt được học bổng toàn phần của một trường Top ở US là xứng đáng được tự hào rồi ạ. Hỏi thật lòng, những người làm cha là mẹ như chúng ta có ước mong con mình đạt được như vậy không? Chúc cháu và Gia Đình luôn vững bước và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Nói về cháu gái, em cũng mong cháu được như cụ chúc, chỉ nhân cụ chủ thớt copy lại bài thơ thì em có ý kiến về bài thơ thôi.
Em trả lời luôn vào đoạn quote của cụ, phần nghiêng màu xanh cụ ạ.
Chỉnh sửa cuối: