Khái niệm tự chủ tài chính nghe rất hay. Vẫn cơ sở của nhà nước, chuyển sang tự chủ tài chính, con em nông dân phải đóng tiền nhiều hơn hẳn.
Vì sao?
Y tế cũng thế, bình thường khám bệnh bảo hiểm thì tiền khám không mất. Khám không bảo hiểm thì tiền khám bs thường ở Bạch Mai chỉ 100k, khám GS cũng chỉ 200k. Nhưng cả một cơ sở vc rất đẹp của NN ví dụ Bệnh viện tim HN ở phố THD chuyển sang tự chủ, tiền khám bệnh bs thường, kể cả ai có bảo hiểm, bỗng tăng vọt lên 300k/lần.
Không ở trong nghề nên tôi không hiểu khái niệm tự chủ như thế là gì?
Ai đầu tư vào các cơ sở bệnh viện, trường học khi chuyển sang tự chủ: nhà nước hay bản thân cơ sở lấy từ tiền thu học phí, thu khám bệnh, hay một số cá nhân đầu tư vào?
Cụ nào rành giải thích giúp với?
Chỉ dục Vn mới có
- Tỉ lệ chọi lớp 1 cao hơn rất nhiều so với vào trường đại học.
- Trường đại học ko kiếm ra sinh viên.
- Muốn vào lớp 1 phải có “bằng tốt nghiệp” mẫu giáo.
- Trường đại học nhiều hơn trường cao đẳng, trường trung cấp.
- Nhiều trường đại học ba không: không có đủ giảng viên, không có đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, không có hệ thống chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo theo qui định.
- Thí sinh làm nhiệm vụ của thanh tra: được mang vào phòng thi các thiết bị giám sát hoạt động của giám thị và thí sinh.
- Ko biết gì vẫn có thể làm được bài và ko bao giờ bị điểm liệt (0 điểm), vì với những môn thi trắc nghiệm thì tỉ lệ đúng là 25%, tức là 2,5 điểm. Người học tiếng Trung có thể thi được 2,5 điểm của môn Anh.
- Có hai phe đối chọi nhau về giáo dục: Bộ GD-ĐT và... phần còn lại.