- Biển số
- OF-482676
- Ngày cấp bằng
- 7/1/17
- Số km
- 124
- Động cơ
- 195,640 Mã lực
- Tuổi
- 32
Nhìn đường sạch sẽ thế không biết
qua lời kể của cụ e cảm nhận được như mình là người trong cuộc, thực sự rất xúc động, câu chuyện riêng của cụ nhưng cũng là câu chuyện của biết bao người rời xa đất mẹ trong những năm tháng ấy.Chào Cụ, đúng là dòng họ em trẻ thật Cụ ạ, tính ra thì chưa được 100 năm nhưng nhẩm tính ra chỉ một dòng họ em thôi từ 2 Cụ Tổ mà cho đến nay tỉnh cả trong và ngoài nước là trên dưới 700 người, khiếp thiệt chứ Cụ.
28/4/2017 vậy là đã kết thúc 5 tuần lễ đi du lịch của em rồi Cụ ạ, lại lần nữa em rời Việt Nam trong cái vật vã làm em nhớ lại những ngày trước 30/4/75. Gia đình em ở ngay ngã ba Hàng Xanh lúc bấy giờ coi như là 1 trong những cửa ngõ ra vào Thủ Đô Sài Gòn, đối diện nhà là bót Cảnh Sát nên đến sáng ngày 30/4/75 những người Cảnh Sát, người Lính Cộng Hòa cuối cùng họ trút bỏ quân phục vào tháo chạy. Trước cửa nhà em chỉ toàn người là người, các Cụ thân sinh ra em đã chuẩn bị trước cho các con mình mỗi người con là một cái túi vải may có quai đeo như cái balo lính, trong đó là 2 bộ quần áo, 1 chai nước, 1 cái ruột tượng dài đựng khoảng gần 2 kg gạo, may giấu vào 2 cái quai đeo vai là 2 lượng vàng Kim Thành và quan trọng nhất là tấm hình chụp gia đình. Khoảng tầm 6h sáng khi trời rạng sáng bắt đầu lượng người đi xe có, đi bộ có họ cứ đi về một hướng từ ngoại ô vào Thủ Đô. Em thì chưa hiểu được gì nhiều thấy người lớn lo lắng nên cũng tỏ vẻ lo lắng nhưng thực chất trong tâm của thằng bé thấy háo hức và vui vui vì cái đông đảo và tấp nập của dòng người. Gần 9h sáng một cậu lính của ông Bố đến nói điều gì với Bà Mẹ thế là một tay Bà điều động lũ con chuẩn bị rời nhà ( lúc bấy giờ Ông Cụ còn trong doanh trại không về được). Hình ảnh thiệt sự làm em hoang mang và lo lắng nhất là khi Bà Cụ bắt hết các con ngồi xuống nền nhà, Cụ đứng giữa bầy con giọng nói không còn nhẹ nhàng nhưng trở nên cương quyết, đại ý là bắt đầu từ bây giờ các con phải theo Mẹ, mỗi đứa một balo đựng quần áo, thực phẩm và một mảnh vải nhà binh không bắt lửa có ghi tên tuổi và địa chỉ gia đình ( Cụ lo giấy sẽ bị hư hay cháy). Địa điểm mà mọi người hướng đến là nhà Thờ Hàng Xanh, theo ý Cụ là mình là người Công Giáo nếu được chết trong nhà Thờ là điều hạnh phúc. Vì ngoài đường người đi quá đông mà đàn con lại nhiều và còn nhỏ nên Cụ dặn cứ anh chị lớn nắm tay một đứa em nhỏ, còn Cụ ôm đứa nhỏ nhất đằng trước balo đàng sau. Đến gần 10h tiếng súng nghe rất gần ( về sau này em được biết là tiếng súng của một đơn vị quân cảnh và và bộ đội giao chiến ở cầu Sài Gòn) Cụ mở cửa sắt và ôm hôn từng đứa con mình trước khi bảo chúng nằm tay nhau chạy thật lẹ lên nhà Thờ Hàng Xanh, lúc này các anh chị lớn bật khóc làm cho em cũng khóc theo, chính những hình ảnh này ghi đậm vào đầu mình và là lần đầu tiên em cảm nhận ra được tình anh em máu mủ. Cũng hình ảnh ra đi của Sài Gòn 42 năm trước với dòng người chạy nạn, mà em phải hòa mình vào dòng người đó khi tuổi đời còn trẻ và 42 năm sau chỉ một đoạn đường ngắn từ Lăng Cha Cả vào sân bay Tân Sơn Nhất em cũng một tay kéo valy, một tay nắm tay cậu con trai nhỏ vượt qua dòng xe cộ như nêm này để ra đi. Khi đã ngồi yên trên máy bay nhìn qua cửa sổ máy bay xuống thành phố bên dưới ,trong đầu em lại tự nhiên nhớ đến một tựa bài báo nào mà mình đã đọc "Sài Gòn thất thủ..."
Trời đất, cụ "ác" thiệt đấy ! Cụ cứ "vẽ" thế này em chếtất thôiCảm ơn Cụ, em chúc Cụ nhiều sức khỏe Cụ nhé. Đọc hồi âm của Cụ làm em áy náy quá, Cụ dành 2 hôm để đọc mấy điều em kể vậy mà đã 2 năm rồi hôm nay em mới trả lời cho Cụ được, thôi thông cảm đừng buồn em nghe Cụ. Bây giờ Cụ cho em nói tiếp về "thể giới... cây" nơi em ở nhà.
Trà hoa nữ thường thì họ sẽ trồng như cây trong vườn, một mình nó sẽ chiếm diện tích lớn vì hoa nở chung quanh cây nên đứng ở vị trí nào Cụ đều có thể thấy hoa được. Nhìn vào cánh hoa rụng mình có thể đoán được đó là cánh đơn hay cánh kép, cánh đơn thì khi rụng thì hoa sẽ rụng từng cánh một cho tới khi chỉ còn nụ.
Ngoài ra trà hoa nữ người ta còn trổng dọc hàng rào hay làm hàng rào luôn, hoa cánh kép thì khi rụng thì không rụng cánh mà rụng cả bông luôn.
Thường trong năm có hai mùa hoa nở, bắt đầu vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm, thời gian bắt đầu nở cho đến khi rụng hết kéo dài gần cả tháng.
Cụ cảm thấy thế nào khi nhìn màu sắc xanh đỏ trộn lẫn vào nhau.
Một hình ảnh thân thiết của người dân " Miệt dưới" khi làm hàng rào trước nhà. Một bờ cỏ chạy dài dọc lề đường, song song với bãi cỏ là đường ximăng dành cho người đi bộ, rồi lại đến bụi cây bông thân mền, hàng rào cây sơn trắng và cuối cùng là là hàng cây hoa thân cứng.
Chào Cụ, nếu Cụ có điều kiện thì cứ xách ba lô lên mà đi Cụ ạ, mảnh đất nơi em đang ở có nhiều điều khác với Việt Nam mình mong rằng em có đủ trình độ để kể lại cho Cụ nghe ( đây là em nói thiệt đó, khi ở Việt Nam mấy tuần em có gặp một vài Cụ trên Oto fun, các Cụ đó đều cho em thấy cái thiếu sót trong cách em dùng ngôn ngữ Mẹ đẻ của mình, từ ngữ pháp cho tới từ vựng).Cảm ơn cụ đã cho em hiểu sâu hơn về nước bạn ạ , quá chân thực . Mong một ngày nào đó có thể đặt chân lên mảnh đất này ạ .
Chào Cụ, như đã có lần em có nói những năm tháng đầu tiên tiếp xúc với một đất nước đặt luật pháp lên trên hết, làm cho em cảm thấy bị gò bó rất nhiều.Em rất thích ảnh cuối của cụ, rất rõ ràng minh bạch.
Cảm ơn Cụ, em cũng chúc Cụ và gia đình luôn mạnh khỏe Cụ nhá. Mùa này bên em đang chuẩn bị vào đông nên cũng hơi lành lạnh, nhiệt độ thấp vào khoảng trên dưới 10oC cho đến trên dưới 20oC.Lâu rồi mới lại vào topic của cụ để đọc. Chúc cụ và gia đình luôn khỏe mạnh
Cảm ơn Cụ, những điều em nói về nơi em ở thì mới là mặt phải của nó thôi chứ mặt trái cũng có nhiều điều không hay, nhưng nhìn về tỉ lệ tốt xấu thì Úc cũng đỡ hơn một số nước trên thế giới Cụ ạ.Đúng là cuộc sống mơ ước!
Cảm ơn bài viết của cụ.
Chào Cụ, em không nhớ rõ em nghe hay đọc ở đâu đó một câu mà rất có ý nghĩa với những người như em " Đi để trở về" , những lúc ngồi đây gởi đến các Cụ câu chuyện của mình là chính những lúc em trở về Cụ ạ, em trở về với những người như các Cụ, không chửi bới, không thù hận là em vui rồi. Hỏi vậy em có thích chế độ cộng sản không ? Thì chắc là không rồi, còn người cộng sản thì em sau này có gặp được vài người, họ sống thật và cũng ngay thẳng nên em cũng không có lý do gì ghét họ, nhưng số này sao ít quá Cụ ạ.Chào Cụ xe dỏm (em ví von thế chọc Cụ chút thôi) em mất 2 đêm ôm ipad đọc thớt của Cụ mà mới chỉ được 43 trang. Trước hết em nhận thấy bài của Cụ hay. Hành văn mộc mạc, xúc tích dễ hiểu, lồng ghép tâm tư vào những lời bình nghe hay quá. Thứ đến là góc nhìn và sự hiểu biết sâu rộng của Cụ về quê hương thứ 2. Sau đó là tinh thần vượt khó của đại gia đình Cụ nói riêng và phần lớn người Việt tỵ nạn nói chung. Sau 30 năm thì em nghĩ Cụ chẳng kém cạnh người bản xứ. Sự văn minh và tinh thần tương thân tương ái trong thớt chia sẽ của Cụ có lẽ là cái làm em xúc động nhiều nhất. Kỷ niệm vượt biên, tù rồi vượt biên không phải là cái đau mà mình cụ có đâu, thời điểm đó ở nhà MẸ có đầy. Cụ đừng để ý đến mấy thằng mã tà của DƯỢNG nhé. Nguyện xin cụ và gia đình tràn đầy hồng ân, luôn bình an trong tay Chúa và Đức Mẹ. Để cụ còn viết thêm cho em đọc nhé. Thân ái.
Khi nào cụ xe zom viết xong thì nhắn em để em chuyển bài này vào mục Những chuyến đi hay nhất nhé. Tks cụ. Bài viết của cụ thật tuyệt vời.
Chào Cụ, trước năm 75 thì em còn nhỏ nên em cũng không biết là giáo sư có đi xe hơi thường không, năm 75 thì em mới học lớp 2 thôi. Khi em sang đây thỉnh thoảng có gặp vài Cụ có đi dạy trước năm 75, tài sản như thế nào em không rõ nhưng tư cách của họ thì không thể chê vào đâu được Cụ ạ.Cụ ơi trước 75 ở SG giáo sư(giờ gọi là thầy giáo or giáo viên) đi xe hơi là chuyện thường mà Cụ!