Chào Cụ, em đoán chắc cũng không ít trong các Cụ có mong ước như Cụ, phải chi đất nuớc mình đừng oằn mình như hình chữ S để dân mình cảm nhận đuợc 2 chữ bình yên Cụ nhỉ. Như đã không ít lần em tâm sự trong những câu chuyện, không ai kể cả em muốn chối bỏ nơi chôn rau, cắt rốn của mình, nhưng vì hoàn cảnh đưa đẩy mà em phải mang tiếng tha phương cầu thực. Ngày này thế giới đã bước vào kỷ nguyên phẳng, mọi sự so sánh ít nhiều đều có sự chính xác nên không thể " lấy vải thưa mà che mắt thánh" đuợc, nếu cho em đuợc lựa chọn ngày tại lúc này em cũng xin đuợc như ước mơ của Cụ.Cuộc sống nơi đây yên bình quá. Biết Bao h e mới dc đến với xứ thần tiên này
Chào Cụ, nhờ những hồi âm của các Cụ mà phần nào em hiểu hơn những tâm tư của các Cụ nói riêng hay của dân mình nói chung, vậy là em cũng phải cảm ơn các Cụ chứ. Em thì có khác Cụ một chút, là về kỹ thuật, điện đóm em không rành nên nếu có tiền em cứ chọn hàng mới ra, em cảm thấy nó nhỏ gọn và hay hơn hàng cũ chứ Cụ.Thích nhất các bộ dàn cũ. giá như e được khuân hết về nhà nhỉ? hi. thanks cụ đã mở mang tầm mắt cho em!
Em thích câu này của cụ đấy.Thâm thúyĐến 10h 30 sáng xe em đã vào đến cửa ngõ Thủ Đô Canberra, nhiệt độ chênh lệch với Sydney rất nhiều, lạnh hơn các Cụ ạ chỉ còn 8oC. Đường vào là một con đường thẳng tắp với 3 làn xe mỗi bên, em nhìn mãi chẳng thấy cái cổng chào nào để cho du khách biết sự giàu có, hay phát triển của vùng đất này thế cũng hay nếu số tiền đó họ làm điều gì có ích hơn.
Cụ cứ nói làm em thèm, trước em ở canada 3 tháng mà không muốn vềLâu lâu rồi Cụ hỏi thăm mà hôm nay mới hồi âm cho Cụ, xin lỗi Cụ nhé. Cụ có khỏe không? Bên này vào mùa này có một số người dị ứng với phấn hoa, thậm chí họ dị ứng luôn cả cây cỏ nên cũng thấy nhiều người bị cảm cúm Cụ ạ.
Trong các loại đào thì màu này em thấy nhiều và không đẹp.
Màu đỏ này thì tạo cho em nhiều cảm xúc hơn.
Sáng nay khi đi làm, em thấy cây dâu tằm này có trái mọc tràn ra đường đi, thấy hay em giơ máy lên chụp bất thình lình Cụ chủ nhà đứng đàng sau tự bao giờ, Cụ phân trần" thấy nhánh đẹp nên tôi để vậy, cậu thấy nó vướng B phải không ?", " Oh, không Cụ ạ, cháu thấy hay hay nên chụp hình thôi. Mà cây ra trái vậy sao Cụ không phủ lại, Cụ không sợ chim ăn hết sao ?" Cụ chậm rãi trả lời" Tôi trồng cho chim trời ăn mà cậu, còn con người có tiền thì ra Shop mua lúc nào chẳng đuợc" . Thế đấy chim trời, cá biển mà họ cũng quý mến huống chi là em , phải không Cụ?
Cụ làm em vật vã tìm đường trở lại lắm á! Năm 2009, cũng vì muốn mọi người trong nhà cảm nhận được cuộc sống của Úc, nhà em dành hơn 20kA$ mời cả nhà(4 Ng lớn, 2 trẻ em) sang chơi 3 tuần, cũng đi đủ Canberra; Snowy Mountains và dạo hết Sydney!Chào Cụ, nhờ những hồi âm của các Cụ mà phần nào em hiểu hơn những tâm tư của các Cụ nói riêng hay của dân mình nói chung, vậy là em cũng phải cảm ơn các Cụ chứ. Em thì có khác Cụ một chút, là về kỹ thuật, điện đóm em không rành nên nếu có tiền em cứ chọn hàng mới ra, em cảm thấy nó nhỏ gọn và hay hơn hàng cũ chứ Cụ.
Tiếp tục theo chân người hướng dẫn quá một dãy hàng làng rộng nhưng không dài lắm là một loạt các bước tranh của hoạ sĩ Paul Goldon, sinh năm 1944. Theo như cách gọi trong nuớc thì người họa sĩ này đuợc gọi là "nghệ sĩ nhân dân" chăng ? Ông ta là người thực hiện lại cuộc sống hiện tại rất đời thường của người dân Úc
Cuối dãy hàng lang là những bức ảnh bán thân của các vị Thủ Tướng trước kia. Có 4 vị Thủ Tướng rất quen thuộc với Cộng Đồng người Việt tại Úc.
Xin lỗi các Cụ em mắt mũi thể nào lại chụp thiếu một ông.
Trong đó Ngài Malcolm Fraser là người để lại dấu ấn sau đám nhất, làm Thủ Tướng trong 2 nghiệm kỳ từ năm 1975 _ 1983. Chính vị Thủ Từ này là người dùng quyền Thủ Tướng để ký quyết định mở cửa nuớc Úc, nhận làn sóng những người tỵ nạn cộng sản ở 3 nuớc Đông Dương, trong đó hơn 90℅ là người Việt Nam.( Hình ông ta ở bức ảnh đầu tiên trong 3 ông)
Cụ ạ, em không xác định đuợc mình có thâm thuý gì không, nhưng chính xác một điều là Cụ "Thâm" thiệt. Cụ cứ nâng quan điểm em lên như vậy là Cụ bịt đường về của em rồi, kỳ trước em cũng bị khổ sở mấy tiếng đồng hồ ở sân bay rồi vì cái gọi là "quan điểm" đó Cụ. Nói vậy cho vui thôi em không " làm khó dễ" gì Cụ đâu, mấy tháng nữa em sẽ về lại Việt Nam nếu mọi chuyện êm đềm em gọi điện thoại mời Cụ ra làm lý nuớc nhé ( còn em bị gì là Cụ..chết với em !!!)Em thích câu này của cụ đấy.Thâm thúy
Hix, sorry cụ , nếu làm cụ bị ảnh hưởng thì em del ngay.Cụ ạ, em không xác định đuợc mình có thâm thuý gì không, nhưng chính xác một điều là Cụ "Thâm" thiệt. Cụ cứ nâng quan điểm em lên như vậy là Cụ bịt đường về của em rồi, kỳ trước em cũng bị khổ sở mấy tiếng đồng hồ ở sân bay rồi vì cái gọi là "quan điểm" đó Cụ. Nói vậy cho vui thôi em không " làm khó dễ" gì Cụ đâu, mấy tháng nữa em sẽ về lại Việt Nam nếu mọi chuyện êm đềm em gọi điện thoại mời Cụ ra làm lý nuớc nhé ( còn em bị gì là Cụ..chết với em !!!)
Cụ ạ, cái này bây giờ khó trả lởi chính xác cho Cụ đuợc vì chính phủ Úc dạo này tầm nhin bị giới hạn rồi, trước kia luật di trú có khi mấy nghiệm kỳ Thủ Tướng mới thấy đối đuợc, nên đủ thời gian cho dù học sinh đối phó bằng cách tham gia vào những khóa học mà nuớc Úc cần. Ngày nay chính sách đi trú nói theo ông bà mình là" thấy đối từng ngày", năm trước họ bảo ngành nghề này thiếu nhưng năm sau là họ bảo họ đã nhận đủ người rồi. Người hướng lợi nhất hiện nay là người Ấn Độ vì ngôn ngữ không là rào cản cho họ, các cháu Việt Nam thi tiếng Anh không cũng đã mệt nên làm cho sự cạnh tranh với các sắc tộc dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thì các Cháu bị thiệt thòi.Cụ cho e hỏi du học sinh học ngành gì bên Úc dễ xin việc để có cơ hội định cư ạ,thanks
Cụ ạ, nói chuyện với các Cụ em mới thấy mình còn mù mờ, nhiều khi bên này em cứ suy nghĩ đơn giản rồi tự hỏi tại sao các Cụ bên Việt Nam không suy nghĩ giống như mình thì có khỏe không? Nhưng khi nghe các Cụ phân tích thì mới biết rằng sống môi trường nào thì phải chịu trong môi trường đó. Đã 2 lần em về Việt Nam tham dự đám ma và đám cưới người thân, khi điền vào đơn xin nghỉ với lý do trên ông Boss của em nói " Thế Cậu có giấy mời không?" Em nói có mà chỉ là trên email và bằng tiếng Việt, ông ta nói đuợc em về in ra giấy rồi kèm vào lá đơn luôn. Lúc này em mới biết ngoài nghĩ thường niên là 4 tuần, 10 tuần nghỉ bịnh thì mỗi công nhân đuợc 3 ngày nghỉ việc gia đình. Thế là 3 ngày nghĩ , 2 ngày ngồi máy bay rồi em đi vào tối thứ sáu cho đến Chua Nhật tuần sao trở lại vẫn tính như 3 ngày nghỉ lo chuyện gia đình.Đóng góp và xây dựng đất nước thì em cũng rất mong muốn cụ ạ. Thế nhưng nhìn cái thằng nó làm doanh nghiệp lỗ đến vài nghìn tỷ mà cứ được chuyển hết cơ quan này đến cơ quan khác (với vị trí cao hơn) thì em thấy nó hài hước quá. Dượng ơi, dượng vào giải thích cho em cái nào ???
Lớp 4 đã tự đến trường. Ở VN con em lớp 8 rồi mà vẫn phải đưa đi học. Buổi sáng em mất nửa tiếng đưa đi học, buổi chiều vợ em mất 1 tiếng để đón 2 f1 về; tình trạng này là số đông đối với các gia đình ở thành phố. thử hỏi năng suất lao động ở VN có tính những cái đưa đón này không nhỉ ?
Để tránh làm phiền cho cụ khi cụ về với đất mẹ, cụ không cần phải trả lời các comment của em trong cái post này đâu cụ nhé.
Hi hi, Cụ làm em nhột chết, bộ tranh Xuân, Hạ, Thủ và Đông này là do nhóm bạn bên phượt mang từ Việt Nam sang tặng em nhân một chuyến đi phượt bên Úc. Cái đèn thì do một cháu du học sinh tặng, còn ... cái bức tường là của em Cụ ạ, phải chi Cụ khen qua bức tường một tí cho em đỡ tủi( nói chơi với Cụ thôi, em cũng rất vui vì những tình cảm mà em đã gặp qua chắc họ cũng không hối hận khi kết bạn với em)Bộ tứ quý khảm và sơn mài này của cụ làm rất tỷ mỷ, e ở VN tìm mua bộ tranh đẹp như của cụ này còn rất khó, chắc cụ đã phải rất kỳ công mới tìm và mang sang Úc được bộ tranh này.
Hi hi em khỏi bệnh rồi nhưng thấy Cụ nói em viết tiếp thì hình như em bệnh lại Cụ à, bây giờ em viết tiếp còn Cụ mua thuốc cho em uống nhà.Cụ khỏi bệnh chưa ? Cụ viết tiếp con đường đi mười năm đi ạ
Cảnh đẹp mà cụ chụp cũng rất đẹp.Hi hi em khỏi bệnh rồi nhưng thấy Cụ nói em viết tiếp thì hình như em bệnh lại Cụ à, bây giờ em viết tiếp còn Cụ mua thuốc cho em uống nhà.
Nơi này không có rộng lớn hay đồ sộ gì, nhưng khi du khách tham quan nơi đây họ sẽ hiểu đuợc một phần nào cuộc sống dân Úc. Một đất nuớc người dân cổ tình sống chậm trong guồng máy công nghiệp.
Từ sau biến cố Thiên An Môn năm 1987, lúc bấy giờ nuớc Úc có khỏang trên 2000 vừa nghiên cứu sính và du học sinh đang học tập tại Úc. Nổi bật lên là nhóm sinh viên Quảng Châu khỏang gần 20 người, họ phản đối một cách quyết liệt nhà cầm quyền Trung Cộng mang cả xe tăng để dẹp cuộc xuống đường của sinh viên. Trung Cộng không chính thức công bố số sinh viên bị thiệt mạng tuy có công nhận có người thiệt mạng, còn các tổ chức dân sự, các tổ chức nhân quyền, hay các tổ chức phi chính phủ họ đưa ra con số tối thiểu là 2.500 cho tới 6.000 sinh viên thiệt mạng. Úc cùng các nuớc phương Tây lên án Trung Cộng, mà trong đó Úc thể hiện sự lên án đó bằng một tu chính án ở Thượng Viện là ngày lập tức khi tu chính án này thông qua, toàn bộ số sinh viên và nghiên cứu sính Trung Quốc nếu muốn có thể nộp đơn xịn tỵ nạn ở lại Úc. Trong 4 tuần lễ sau đó gần 700 bộ hồ sơ đuợc nộp, em thì không nhớ rõ con số cuối cùng nộp là bao nhiêu nhưng những năm đầu thập niên 90, chính phủ Úc còn gia hạn thêm cho nhóm sinh viên này đuợc nộp hồ sơ trong vòng 12 sau khi ra trường. Năm ngoái thống kê Úc hiện đang có gần 60.000 du hoc sinh người Trung Quốc đang theo học từ lớp 7 trở lên.
Nằm trong nạn nhân mãn, ngày nay càng nhiều người Úc đang bán những căn nhà trong thành phố, với số tiền đó họ về vùng xa thành phổ mua nhà và an hưởng tuổi già.
Híc, em cũng giống người úc phết; em cũng có kế hoạch an hưởng tuổi già ở quê em đây. Giờ em mới ngoài 4 xịch ! còn lâu quáHi hi em khỏi bệnh rồi nhưng thấy Cụ nói em viết tiếp thì hình như em bệnh lại Cụ à, bây giờ em viết tiếp còn Cụ mua thuốc cho em uống nhà.
.
Nằm trong nạn nhân mãn, ngày nay càng nhiều người Úc đang bán những căn nhà trong thành phố, với số tiền đó họ về vùng xa thành phổ mua nhà và an hưởng tuổi già.
Chào Cụ, Cụ khen em xin nhận nhưng cũng phải nói rõ như thế này, từ những ngày đầu đặt chân đến xứ người, tự bản thân em cũng bê bối và bất chấp luật pháp lắm Cụ ạ. Ông Cụ bắt con cái trong nhà sống phải có tồn tại trật tự từ trong nhà cho tới ngoài đường, ví dụ như đi bộ dù đường rộng hay hẹp gì cũng phải đi sát lề trái, nhà mà có tiệc tùng gì thì từ mấy ngày trước Cụ tự tay viết thư, không xin phép họ nhưng báo cho họ biết nhà có tiệc nên ồn ào, xin lỗi họ trước rồi bỏ vào thùng thư của họ( Cụ giải thích luật không cấm gđ có tiệc tùng nên mình không phải xin phép, nhưng chỉ xin lỗi họ vì sự ồn ào thôi)Đọc bài của cụ đến đây, em rút ra được là: Bên Úc thì pháp luật rất rõ ràng, từ những vđ nhỏ nhặt nhất. Và cụ cũng là người cực kỳ am hiểu pháp luật. Chúc cụ cùng gia đình luôn mạnh khỏe!
Chào Cụ, biết nói như thế nào nhỉ hay em lấy một ví dụ như vậy nha, một gia đình nọ người vợ giao tiền cho chồng đi buôn bán, nhưng biết tính chồng mình cũng là con người, có tiền mà không kiểm soát thì khác nào " mỡ trước miệng mèo" thể là người vợ bèn đi theo làm sổ sách, thậm chí mấy đứa con còn phụ với ba mẹ chúng một tay thế là gia đình hạnh phúc. Còn không biết đâu chừng người cầm tiền lại ghé vào quán làm ly bia, ngà ngà thì đi tăng 2, tăng 3. Về đến nhà thì đàn con nheo nhóc đòi cơm, đòi thuốc thì người bố lại lấy lý do thời tiết, khí hậu... nên bố đã chi tiền đúng"quy trình"???.phúc lợi xã hội bên đó tuyệt quá cụ nhỉ? bên mình cũng đang triển khai bảo hiểm y tế hết, có điều em sợ cái kiểu khám bảo hiểm ở ta quá.