- Biển số
- OF-8512
- Ngày cấp bằng
- 19/8/07
- Số km
- 3,753
- Động cơ
- 572,668 Mã lực
Nhà cửa bên đó đắt đỏ quá cụ nhỉ, nhưng bù lại rất đẹp!
Chào Cụ, tình hình các người trẻ càng ngày càng lệ thuộc vào các phương tiện nghe nhìn ngày càng nhiều, ngày tại Úc này đã có những lớp học dành cho cha mẹ để giúp cho cho con cái mình rời thể giới ảo để bước vào đời sống thực tế ( chết rồi, em cũng đang sống ảo đây). Theo các chương truyền hình tìm hiểu, thì các gia đình lao động thường để con lệ thuộc rất lớn vào màn hình lớn nhỏ như điện thoại, máy tính và tivi. Các con cái những gia đình giàu có bên này theo học các trường tư thục, thì đó cách giáo dục và nhận thức thì những đứa trẻ đó dành cho những sinh hoạt ngoài trời nhiều hơn những giá đình lao động.Vâng, đây là kết quả của một nghiên cứu hẳn hoi. Và em quan sát thì thấy đúng lắm, đặc biệt tại các ga tàu, sân bay. Người Châu Âu, Châu Úc thường mang theo sách và đọc khi nghỉ ngơi. Còn người Châu Á thì thường cắm cúi vào smartphone.
Lâu lâu rồi Cụ hỏi thăm mà hôm nay mới hồi âm cho Cụ, xin lỗi Cụ nhé. Cụ có khỏe không? Bên này vào mùa này có một số người dị ứng với phấn hoa, thậm chí họ dị ứng luôn cả cây cỏ nên cũng thấy nhiều người bị cảm cúm Cụ ạ.Lâu lâu em vào chúc bác xezom nhiều sức khoẻ!
Chào Cụ, em vẫn khỏe còn Cụ thì sao ? Chuyện của Lê Vũ Hoàng thì em cũng mới nghe các Cháu du học sinh nói lại, nên có hiểu về chuyện này đôi chút. Câu chuyện bắt đầu từ những xung đột trong thời gian chung sống một nhà, trước hết nói về mặt thủ tục đã không ít hơn 1 lần em nhắc đến chuyện các Cháu du học sinh thuê nhà tại Úc. Hầu hết các Cháu không lường hết đuợc những lắt léo trong thủ tục thuê nhà, nên có thể gặp vài rắc rối với các công ty trung gian cho thuê nhà như tiền mướn sẽ tăng theo định kỳ hàng năm, số lượng người đăng ký, tiền đặt cọc sẽ bị trừ không phải khi nhà bị hư hỏng mà ngay cả khi giao trả nhà không vệ sinh sạch sẽ... Kế đến khi các Cháu thuê phòng không qua thủ tục giấy tờ mà chỉ bằng hình thức trao đổi miệng, nếu gặp người ngay là các Cháu may mắn, còn gặp người gian thì một chút mất lòng, một chút lợi nhuận.. họ sẽ tìm cách đuổi các Cháu đi.Chào cụ xe zom
Dạo này cụ có khoẻ khôg ạ?
hôm nọ đọc post của cụ về chuyện đổ rác, hnay lại đọc về chuyện của anh Lê vũ Hoàng, thấy buồn cho một bộ phận người việt mình
http://thanhnien.vn/gioi-tre/nha-vo-dich-duong-len-dinh-olympia-2005-bi-kien-ra-toa-an-uc-752798.html
Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2005 bị kiện ra tòa án Úc
08:30 PM - 07/10/2016 Thanh Niên Online
Lê Ái
Lê Vũ Hoàng ngày đăng quang ngôi vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2005ẢNH TƯ LIỆU
Sau 2 tiếng phân xử trong phiên điều trần hôm 4.10, toà án bang Victoria, Úc, yêu cầu vợ chồng Lê Vũ Hoàng trả lại nữ du học sinh Việt số tiền mặt 476.18 AUD (khoảng 8 triệu đồng).
Xin hỏi cụ có biết về vụ việc trên không? Cháu rât mong được biết về cách nhìn nhận vấn đề qua con mắt của cụ.
Cụ và em đều thích câu này, chắc là em và Cụ cũng cùng một câu trả lời rồi. Em học thì không tới đâu nên quá đây rồi em phải học hỏi thêm ngoài đời thôi, theo câu nói của các Cụ xưa " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vậy.Chuẩn, em thik câu này
"trẻ em bên Việt Nam và bên Úc, ai là người học đúng sức của chúng"
Chào Cụ, Cụ khen quá làm em không biết đường nào hạ cánh đây, em bây giờ đầu gối đã mõi nên chân không thể cứng đuợc nữa rồi Cụ ạ! Vì vậy chắc chân đã mỏi nên em chắc xin nhận nơi này làm quê huơng thôi Cụ ơi.cụ là người có trái tim nồng hậu, sâu xa, dí dỏm và khiêm tốn em ít còm nhưng đọc đến trang này là phải hạ bút rồi, có cô em út nhà em cũng định chắc 1 - 2 năm nữa ngắm sang mua cây xăng hoặc trang trại gì đó chốn khỏi cảnh bố dượng con mẹ đẻ .... chán lắm cụ ạ! Chúc cụ và gia đình chân cứng đá mềm hạnh phúc bền vững !
Cụ đừng nói nữa làm em thèmChào Cụ, Cụ khen quá làm em không biết đường nào hạ cánh đây, em bây giờ đầu gối đã mõi nên chân không thể cứng đuợc nữa rồi Cụ ạ! Vì vậy chắc chân đã mỏi nên em chắc xin nhận nơi này làm quê huơng thôi Cụ ơi.
7 năm về trước, trong lúc đang đi giao thơ gần shopping thị trấn Hornsby, tình cờ thấy có 2 bố con, người bố cũng còn khá trẻ khỏang trên dưới 40 và một cháu gái khỏang 15 tuổi. Dáng đi không vội vả nhưng có vẻ dáo dác, hình như họ muốn tìm kiếm gì đó, nhìn họ em đoán cũng phải 80_90 là người Việt."Are you Vietnamese ?" Không ngần ngại cô bé cướp lời bố " yes, chú người Việt phải không?". Vậy là em làm quen rồi tìm hiểu mới biết bố dẫn con từ Việt Nam sang Úc du học, vì muốn kiếm chỗ ở rẻ hơn, tiện cho kiếm việc hơn nên tình cờ họ xuống thị trấn nơi em ở. Và từ đó cô bé 17 tuổi( lúc đầu em đoán sai tuổi) đã chọn cho mình một phòng ngủ nhỏ để ở tại đây luôn.
7 năm sau, cô bé đã thành người lớn rồi, bắt đầu học ngay vào lớp 12 rồi tốt nghiệp đại học và hơn năm nay ký đuợc hợp đồng với một công ty với điều kiên làm giấy tờ bảo lãnh cho cô bé vào quốc tịch Úc. Công ty chưa trả lời thì tuần trước cô bé gọi điện thoại báo" Chú ơi, con bảo lãnh cho em con sang du học"
Madden School là một trong 4 trường vùng nội thành Sydney mà các học sinh có ngôn ngữ không phải là tiếng Anh phải chọn. Khi theo học tại đây các Cháu vừa học tiếng Anh và văn hóa cùng một lúc.
Bản danh sách các học sinh nuớc ngoài bắt đầu tham gia vào chương trình tiếng Anh chuyển tiếp. Chương trình học gồm 4 học kỳ, nếu cháu nào đạt đến mức độ 4 thì tự động đuợc chuyển đến trường theo như yêu cầu. Các Cụ có thấy không ? hơn 70-80℅ là học sinh đến từ Tàu.
Lớp học có 18 học sinh, bàn ghế sẽ đuợc xấp xếp tùy vào mục đích của thầy cô đứng lớp, xếp tròn cũng đuoc,
Trong sách Thầy Cô sáng nay các Cụ sẽ thấy có tên một Thầy người Việt, và Thầy đó là Thầy giáo trưởng.
Bảng giá đồng phục và đồ ăn uống đuợc bán trong trường, nếu để ý các Cụ sẽ không thấy nuớc có gas.
Thể thao ngoài trời
Và thể thao trong nhà.
Chiến tích của các em học sinh giành đuợc cho trường từ thể thao đến văn hóa.
Cơ sở vật chất của trường không lấy gì tiện nghi, nhưng giữ lại đuợc như vậy là tốt rồi cho ngôi trường gần trăm năm tuổi.
Có điều em quên kế, cô bé 17 tuổi năm nào có cuộc sống rất nghị lực và trưởng thành. Năm đầu tiên còn trông vào tiền bạc cha mẹ từ Việt Nam gởi sang để đóng học phí và sinh hoạt. Quà năm thứ hai ngày đi học, tối đi làm nhà hàng, ngày thường đi học cuối tuần làm nail và cho đến hôm nay Chị lo luôn tiền học phí và tiền sinh hoạt của em mình.
Mấy con mẹ đồng nát mà sang đây thì vớ bẫm cụ nhỉ
Các Cụ có thấy gì không? Em thì thấy rồi đó. " Cho khong , tinh trang con tốt , 10/10/15 "
Đây có lẽ là một trong những hình thức thể hiện lòng tôn trọng mọi nguời phải không các Cụ?
Em thử rồi thấy chạy vẫn tốt.
Chào Cụ, em nhớ có lần mới sang vào lớp học, Thầy giáo chỉ ngày em đầu tiên rồi hỏi " Ướt mơ hiện nay của em là gì ? " " Dạ học thật giỏi để mai này kiếm đuợc nhiều tiền". Còn mấy thằng Tây con thì nào là mơ một chuyến đi chơi, mơ một món đồ chơi, mơ máy nghe nhạc... chẳng có đứa nào mơ kiếm tiền như em cả. Hơn 20 năm sau gặp lại em hỏi cô bạn học bây giờ thích gì nhất ? " Relax" "Chưa đến 50 tuổi mà đòi nghỉ ngơi rồi sao?" " Chứ cậu nghĩ tớ 5_10 năm nữa, tớ nằm nhà nghỉ ngơi sao? ". À thì ra trong tâm trí của người ta nghỉ ngơi là di động thân thể khi trí não vẫn còn mình mẫn, đây cũng là ước mơ hiện nay của em_ Relax.Vấn đề là học sinh ở đâu kiếm được tiền nhiều hơn, hạnh phúc hơn cụ nhỉ ! học khó quá chỉ làm đau đầu thôi. Em cũng làm doanh nghiệp loại vừa vừa ở vnam, cả cơ quan chắc chẳng ai cần phải dùng mấy cái phép tính khó quá hồi học đại học. túm lại là làm khổ nhau thôi
Em đọc cái đề thi vào lớp 10 (f1 nhà em thì 2 năm nữa mới phải thi) mà em phát khóc, tương đương với đề thi đại học của em hồi xưa; thương cho f1 quá.