Ảnh đẹp, lạ. Mạch chuyện của cụ
xe zom đều đều, đọc thích ghê!
.
Cám ơn Cụ, đã có lần em đã nói cuộc sống ở Úc này nó giống như cuộc sống người nhà quê vậy Cụ. Tuy có một số người hối hả nhung phần đông họ vẫn bình bình, sáng ra để bắt nhịp với công việc em vẫn thấy họ quá chậm số với người Mỹ, Người Nhật Bản thậm chí luôn cả người Hàn Quốc. Khi nào Cụ có dịp sang đây Cụ thử chặn một người đang có bước đi vội vã trên đường, Cụ thử nhờ họ chỉ đường phần đông họ sẽ đứng lại và chỉ dẫn rất nhiệt .
"ANZAC DAY" là ngày Quân Lực Hoàng gia Úc ( ANZAC _ là chữ viết tắt Australian New Zealand Ạrmy Corp, gộp chung quân đội 2 nước Úc và New Zealand) . Tối qua khi em ngồi xem một chương trình nói về ngày quân lực Úc thấy có vài điều đáng suy ngẫm, vậy em kể cho các Cụ nghe nha.
Có lẽ nước Úc khác với phần đông các nước trên thế giới, ngày Quân Lực của họ không phải là một ngày kỷ niệm một chiến thắng nào đó, mà chính là ngày kỷ niệm, chính xác hơn là ngày tưởng niệm.
Vào ngày 25/4/1914 quân đội Úc thăm chiến vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhận được tin tình báo báo của mẩu quốc Anh nên quân đội Úc sẽ đổ bộ vào phía đông bắc của nước Thổ Nhỉ Kỳ, Thế nhưng tin tình báo đã bị người Thổ biết trước và họ đã chèn vào đó vị trí đổ bộ do họ chọn, đó là Gillipoli một bờ biển phía đông bắc nước Thổ. Bãi biển chạy dài hình cánh cũng khoảng 1.3 km, chung quanh là dốc đồi thoai thoải, vì là được coi như một cái vịnh nên hầu như chỉ có những còn sóng lăn tăn thôi, và chính điều này là điểm chết của quân đội Úc.
Theo như kế hoạch thì 8800 lính Úc sau hơn 6 tiếng lênh đênh trên biển, sẽ đổ bộ vào Gillipoli vào lúc hừng đông 5h10' sáng. Đến 5h30' thì hầu hết đoàn quân của Úc đã cập bờ, thì những loạt đại bác của lính Thổ bắt đầu khai hỏa, các loạt đại bác này không nhằm vào đoàn quân đổ bộ mà nhằm vào đoàn tàu chiến. 23 trong tổng số 26 chiếc tàu chiến bị trúng đạn trong đợt đầu tiên này, và hầu như quân đổ bộ không còn được sự hộ trợ của trọng pháo nữa mà chỉ trông chờ vào súng trường và súng đại liên. Với địa hình, địa thế và yếu tổ bất ngờ, quân đội Úc chỉ là những tấm bia tập bắn cho quân đội Thổ, không thể tiến lên với dốc đồi đầy quân Thổ, không thể rút lui vì sau lưng là biển và không có phương tiện. Kết quả 8709 người lính Úc đã hy sinh tại Gillipoli này, số còn lại bị bắt làm tù binh hoặc chạy thoát được trên 2 tàu đổ bộ nhỏ.
Ngày nay chính Tại Gillipoli này là phần đất mà nước Thổ Nhỉ Kỳ dành cho người Úc để tướng nhớ những người con em của họ. Năm 2014, kỷ niệm 100 năm trận chiến này, đã có gần 9000 người Úc có mặt tại Gillipoli này, họ đa phần ở trong các lều cá nhân, họ muốn nằm gần nhất với những người thân, người đồng hương của họ.
Từ một khu đất chết cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ngày nay Gillipoli là một địa điểm hành hương của người Úc. Năm nay có khoảng hơn 3000 người Úc đăng ký có mặt trong Lễ tưởng niệm hừng đông tại đây.
Một nghi thức trang trọng và cảm động nhất là nghi thức "Tiếng kèn thu quân" vào đúng 5h30' sáng trên toàn nước Úc nói chung, và tại Gillipoli nói riêng. Tiếng kèn thu quân nổi lên vào thời khắc hừng đông chẳng khác gì tiếng gọi hồn tử sĩ
Trong một chương trình tivi cách đây khá lâu, có ý kiến nên chọn ngày Quân Lực Hoàng gia Úc là một ngày chiến thắng, như trận Long Tân ở Việt Nam chẳng hạn. Bộ trưởng ngoại giao Úc bẩy giờ là ông Downer có nói " Kỷ niệm những chiến thắng đã là những phần thưởng cho người thắng cuộc, còn kỷ niệm những chiến bại là cách tốt nhất ta nghĩ về người hy sinh và tránh xa những cuộc chiến trong tương lai ". Một người hỏi " Ông nghĩ sao khi lấy chiến thắng Long Tân làm ngày Quân Lực Hoàng gia Úc " _" Không nên lấy nỗi đau của người khác làm niềm vui của mình".
Cầu ANZAC, công ty xây dựng cầu này cũng là công ty xây dựng cầu Cần Thơ Cho Việt Nam mình.
Một loại bánh thường được trong các gia đình người Úc vào ngày ANZAC DAY. Khi xưa khi người thân ra chiến trận, người phụ nữ trong gia đình nghĩ ra làm một loại bánh có thể để lâu được, mà vẫn có đủ chất. Thế là loại bánh ANZAC này ra đời, không sử dụng trứng gà và sữa, bánh được làm từ bột lúa mạch, đường, bờ mặn và các loại hạt. Bánh được nướng trong lò với nhiệt độ thấp chủ yếu là cho bay hết hơi nước, có thể ăn không những hơi cứng, thường người Úc ăn cùng với sữa.