Sau khi tham quan ở trại giam Phú Hải. Nơi được sử dụng giam chính dưới thời thực dân Pháp. Bọn em tiếp tục sang trại giam Phú Tường. Trại giam Phú Hải và Phú Tường còn gọi là chuồng cọp kiểu Pháp. Nhưng ở trại Phú Tường nơi diễn ra các hình thức tra tấn dã man chính của Mỹ - Ngụy đối với các tù binh chính trị.
Trại Phú Tường
Vọng gác của trại nơi gần chuồng tắm nắng của các tù binh
Cánh cổng lịch sử
Nơi vô tình mà nó đã đưa cả thế giới sửng sốt tới chuồng cọp bí mật của Mỹ - Ngụy với những ngón đòn tra tấn thời trung cổ, đưa "địa ngục" bí mật một thời này ra ánh sáng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-ven-man-toi-ac-o-dia-nguc-tran-gian-con-dao-2238167.html
Các cụ để ý thằng cai ngục cầm cái gậy sắt nhọn chọc xuống thân thể những tù nhân và những cái thùng gỗ để bên trên chuồng cọp không ạ. Nơi chứa vôi bột và vôi cục vừa mới lấy ra. Cai ngục sẽ rắc vôi xuống chuồng cọp sau đó đổ nước lên để cho vôi gặp nước sẽ sôi lên ngấm thẳng vào da thịt của người tù. Em nghe hướng dẫn viên kể mà rởn hết cả gai ốc các cụ à. Chính vì những thùng vôi đó mới có một cái sở gọi là sở Lò Vôi chuyên nung vôi cho các chuồng cọp. Và có cái bãi gọi là bãi Lò Vôi mà vôi tình em biết đẹp vô cùng nhưng cũng ghê rợn vô cùng ạ
Em được HDV có kể tù nhân Võ Thị Sáu là nữ tù nhân đầu tiên và cũng là duy nhất bị sử tử dưới thời các cai ngục của Pháp. Và cô cũng là con gái người trẻ nhất đầu tiên ngã xuống dưới thời các cai ngục Pháp - Mỹ - Ngụy. Cho nên Cô và Bà Phi Yến trở thành huyền thoại che trở bảo vệ cho Côn Đảo đó ạ. Đấy là em nghe kể thế.
Tiện đây nói về Bà Phi Yến. Các cụ có nghe câu hát.
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Ở Côn Đảo có hai địa danh là Miếu Bà và Miếu Cậu. Người làng bảo, miếu Bà là nơi thờ Bà Phi Yến, tục gọi Lê Thị Răm, còn Miếu Cậu là nơi thờ hoàng tử Cải (con của Bà Phi Yến với chúa Nguyễn Anh) – hai nhân vật có tên được đề cập trong câu hát.
Bà Phi Yến là vợ (không rõ thứ mấy) của chúa Nguyễn Phúc Anh (tức Nguyễn Ánh). Vào khoảng cuối thu năm 1783, nhằm tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã cùng đoàn tuỳ tùng của mình, trong đó có bà Phi Yến, bôn đào ra Côn Đảo. Những ngày tháng cứ tối sầm trước mắt Nguyễn Anh vì những thất bại liên tục, cho nên, ông có ý định đưa hoàng tử tháp tùng cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến không bằng lòng và có lời khuyên Nguyễn Ánh không nên cậy nhờ sức mạnh người ngoài mà giải quyết vấn đề nội bộ, không nên cõng rắn cắn gà nhà và rước voi về dày mả tổ. Không ngờ, những lời khuyên chí tình, chí nghĩa ấy của bà Phi Yến bị nghi ngờ là có ẩn ý thông đồng với Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã nổi trận lôi đình, biệt giam bà Phi Yến trong động đá ở một hòn đảo hoang vắng.
Về phần Nguyễn Ánh, sau khi nghe tin quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo, ông đã cùng cung quyến và đám người tùy tùng xuống thuyền chạy ra đảo Phú Quốc. Thuyền sắp nhổ neo, hoàng tử Cải (con của bà Phi Yến và chúa Nguyễn Ánh) lúc bấy giờ mới chỉ vừa 5 tuổi, không thấy mẹ đâu nên khóc lóc thảm thiết, đòi được gặp mẹ. Biết tin mẹ bị giam cầm, cậu bé kêu gào phải để cho mẹ cùng đi hoặc để cho cậu được ở lại với mẹ. Yêu cầu của hoàng tử Cải không được bố chấp nhận và trong cơn nóng giận mất hết tính người, Nguyễn Ánh đã xách đầu con ném xuống biển. Hoàng tử Cải chết, xác cậu nằm lại ở bãi San hô và người dân trong làng Cỏ ống đã đem thi thể cậu chôn giữa một khu rừng gần bãi Đầm Trầu.
Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm.
Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế!
Tuy nhiên, câu chuyện về cuộc đời của Bà Phi Yến không dừng lại ở đó. Người dân Côn Đảo kể rằng, sau khi xây mồ cho hoàng tử Cải, bà Phi Yến vẫn ở vậy. Cho đến một hôm, làng An Hải có cuộc đàn chay rất lớn và ban hội tề làng An Hải đã cử một bô lão cùng 4 dân phu đến tận làng Cỏ ống để thỉnh bà về. Bà Phi Yến được bố trí nghỉ ngơi trong một gian phòng đặc biệt. Trước nhan sắc tuyệt trần và tươi thắm của bà, tên đồ tể của làng An Hải là Biện Thi đã không ngăn nổi lửa lòng tà dục, dẫn đến làm liều. Chờ lúc bà đang ngon giấc, Biện Thi giả say rồi lén chui vào phòng bà. Khi hắn đụng đến cánh tay thì bà Phi Yến giật mình thức dậy và tri hô cho dân làng tóm cổ. Tủi nhục, dù tên đồ tể Biện Thi chỉ mới động đến cánh tay, bà Phi Yến đã tự chặt đứt cánh tay rồi sau đó liều mình tự vẫn để vẹn toàn danh tiết.
Sự trung trinh, ái quốc của đức bà Phi Yến cùng sự chí hiếu của hoàng tử Cải đã được dân làng ở Côn Đảo ghi nhận và quý trọng. Họ xây dựng và chăm chút cho miếu Bà (tức Bà Phi Yến), miếu Cậu (tức hoàng tử Cải) với nhang khói và những chuyến viếng thăm thường xuyên. Ngày nay, du khách ra Côn Đảo, sau khi ghé thăm nghĩa trang hàng Dương, đền thờ Võ Thị Sáu, các khu trại tù trong kháng chiến thì Miếu Bà, Miếu Cậu là nơi họ hay lui tới để bày tỏ một tấm lòng.
--Sưu tầm---