[Funland] Có thể cụ ( mợ ) chưa biết ........

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lịch sử phát triển xe đạp

Năm 1817: Cỗ máy đi bộ của Drais - xe đạp được khai sinh

Khái niệm đầu tiên về xe đạp xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Nam tước người Đức - Baron von Drais đã có ý tưởng phát minh một phương tiện dùng sức người và có thể giúp ông di chuyển nhanh quanh khu vườn hoàn gia. Năm 1817, ông đã trình làng một chiếc xe "đi bộ" có tên Laufmaschine (trong tiếng Đức có nghĩa là "cỗ máy chạy bằng chân"). Trong lần sử dụng đầu tiên vào ngày 12 tháng 6 năm 1817, ông đã đi được đoạn đường 13km mà chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Mẫu xe đạp Draisine được lưu trữ ở bảo tàng xe 2 bánh tại Đức​
Laufmaschine còn được gọi với là Draisine (tiếng Anh) hay draisienne (tiếng Pháp) hoặc Hobby Horse (ngựa gỗ) vì nó được chế tạo gần như hoàn toàn từ gỗ. Chiếc xe nặng 22kg với cấu tạo gồm 2 bánh xe bằng gỗ được bọc sắt có kích thước bằng nhau và được lắp thẳng hàng trên một chiếc khung gỗ. Bánh trước có thể lái được và bánh sau được trang bị một chiếc phanh. Chiếc xe được vận hành bằng cách người điều khiển sẽ đẩy chân xuống đất ra phía sau và nó sẽ tiến về phía trước.
Ông được cấp bằng sáng chế thương mại cho phát minh này vào năm 1818. Hàng nghìn chiếc đã được sản xuất chủ yếu tại thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ nhưng vẫn còn một khuyết điểm là rất khó để có thể giữ thăng bằng khi điều khiển. Phát minh của Drais nhanh chóng bị người sử dụng từ chối do số lượng các vụ tai nạn ngày càng nhiều khiến chính quyền một số thành phố phải cấm sử dụng loại phương tiện này.
Những năm 1860: Bàn đạp xuất hiện và chiếc xe Boneshaker hay Velocipede


Xe đạp Boneshaker tại Châu Âu vào những năm 1868​
Sự phát triển tiếp theo của xe đạp là chiếc xe tương tự như Laufmaschine của Drais nhưng được trang bị thêm trục khuỷu và bàn đạp lắp trực tiếp vào trục bánh xe trước. Mô hình này được Pierre Michaux - một nhà phát minh người Pháp, giới thiệu vào những năm 1865 với tên gọi là Fast-Foot và gây nên một cơn sốt thời trang khi mọi người đua nhau sở hữu. Thời bấy giờ, người ta còn đặt cho nó một tên gọi khác là xe lắc xương (Boneshaker). Tên gọi hài hước Boneshaker bắt nguồn từ việc bánh xe được làm bằng gỗ trong khi viền bánh xe được chế tạo từ kim loại. Sự kết hợp này khiến việc chạy xe trên những con đường gồ ghề trở nên cực kỳ khó chịu, dằng xóc giống như vừa đi vừa "lắc xương". Cũng chính vì lí do nêu trên mà Boneshaker trong giai đoạn này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Những năm 1870: Xe đạp bánh cao (The High Wheel Bicycle)

Sự phát triển của trình độ luyện kim thời bấy giờ cho phép tạo ra những chi tiết kim loại nhỏ, mảnh nhưng đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng cơ thể người. Năm 1870, chiếc xe đạp được chế tạo hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên được phát minh bởi hai nhà sản xuất xe đạp là James Starley và William Hillman. Chiếc xe này được đặt tên là "Ariel" với bánh trước lớn và bánh nhỏ phía sau.

Xe đạp Ariel năm 1870 với đặc trưng bánh trước to và bánh sau nhỏ.​
Với một khung xe có trọng lượng nhẹ, Ariel có thể di chuyển với vận tốc 24km/h, một vận tốc kỷ lục của xe đạp vào thời đó. Tương tự Boneshaker, bàn đạp vẫn được lắp trực tiếp vào trục bánh trước và chưa có cơ cấu líp. Lốp xe được chế tạo từ cao su cứng và đặc ruột cộng với các nan hoa dài, mảnh cho phép chiếc xe chuyển động mượt mà hơn rất nhiều so với các mẫu xe trước đây.
Xuất phát từ nhu cầu một mẫu thiết kế xe đạp dành cho phụ nữ, năm 1876, James Starley tiếp tục phát minh mẫu xe đạp 3 bánh mang tên Salvo. Đây là chiếc xe đạp đầu tiên được trang bị dây xích nối bánh răng kép trên bánh xe với nhau, thiết kế này cho phép bánh xe quay được 2 vòng khi người điều khiển đạp 1 vòng. Cả 2 bánh xe đều được trang bị các nan hoa bằng kim loại. Thời gian sau đó, mẫu xe này trở nên rất phổ biến do có giá thành rẻ, dễ điều khiển và vận hành một cách an toàn.

James Starley (người thứ 3 từ phải qua) cùng mẫu xe đạp Salvo trong bức ảnh được chụp vào năm 1877. Ông chính là người phát minh ra cơ cấu dây xích nối 2 bánh răng lắp trên xe đạp với nhau. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp sản xuất xe đạp.​
Năm 1878, 2 nhà sản xuất xe đạp đến từ nước Anh là Otto và Wallace phát minh nên mẫu xe đạp 2 bánh mang tên Kangaroo. Đây là chiếc xe đạp được phổ biến rộng rãi đầu tiên được trang bị hệ thống sên - dĩa đầy đủ nhất. Kangaroo có bánh trước to hơn bánh sau rất nhiều cho phép nó có thể di chuyển nhanh hơn. Các nhà nhà sản xuất nhận thấy rằng nếu bánh xe càng lớn thì một vòng đạp của người điều khiển sẽ đưa chiếc xe đi được quãng đường dài hơn. Chính vì lí do đó mà các nhà sản xuất đua nhau làm nên những chiếc xe với bánh trước ngày càng to hơn. Người mua sẽ phải lựa chọn một chiếc xe với độ lớn của bánh trước phù hợp với chiều dài chân của mình để đảm bảo họ có thể sử dụng được. Đây cũng là lần đầu tiên người ta dùng từ Bicyle (xe đạp) để chỉ phương tiện di chuyển 2 bánh bằng, dùng sức người "đạp và chạy".

Xe đạp Kangaroo của Otto và Wallace năm 1878​
Khuyết điểm lớn nhất của các mẫu xe đạp trong thời kỳ này là do chỗ ngồi của người lái quá cao nên trọng tâm trên xe không được phân bố đều. Nếu bánh trước vấp phải một hòn đá hoặc đang di chuyển xuống một con dốc, toàn bộ chiếc xe sẽ bổ nhào về phía trước trong khi chân của người lái bị mắc kẹt vào bàn đạp cộng với việc vị trí điều khiển khá cao nên rất dễ xảy ra những chấn thương nguy hiểm, đặc biệt là chấn thương đầu.
Năm 1879, Bayliss Thomas phát minh xe đạp "The Bayliss Thomas" với khung xe chế tạo bằng những ống thép rỗng ruột và được trang bị phuộc trước. Cùng thời gian đó, nhà phát minh người Anh là Harry John Lawson chế tạo mẫu xe đạp đầu tiên có sử dụng dây sên. Dây sên được nối giữa dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Mẫu xe này được gọi là xe đạp an toàn. Đây là tiền thân của chiếc xe đạp ngày nay.

Hình ảnh xe đạp an toàn được chế tạo vào năm 1879 bởi Lawson. Xe đạp an toàn sử dụng dây sên để nối dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Đây chính là hệ thống sên-dĩa hoàn thiện đầu tiên trên xe đạp.​
Năm 1874, Đến năm 1878, những chiếc xe đạp đầu tiên được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn tại Mỹ bởi công ty Pope thuộc sở hữu của Albert Augustus Pope.
Những năm 1880 - 1899: giai đoạn hoàng kim

Năm 1880, nhà phát minh người Anh là E.C.F. Otto chế tạo mẫu xe đạp "dicycle" với hai bánh xe có kích thước bằng nhau được đặt song song cạnh nhau. Người điều khiển ngồi ở giữa 2 bánh xe và vận hành xe bằng bàn đạp ở hai bên. Khi muốn điều khiển xe rẽ trái hay phải, người điều khiển dừng đạp ở bên tương ứng với hướng muốn rẽ. Mẫu xe này không được sản xuất đại trà do việc điều khiển khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn.

Mẫu xe đạp của E.C.F. Otto năm 1880​
Năm 1885, John Kemp Starley, cháu của nhà phát minh James Starley, đã chế tạo ra mẫu xe đạp an toàn với 2 bánh xe có kích thước bằng nhau được lắp thẳng hàng trên một khung kim loại rỗng. Xe được trang bị đầy đủ các bộ phận như phanh, hệ thống dây sên - dĩa. Đây chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp hiên đại. Khoảng 2 đến 3 năm sau đó, mẫu xe này được đưa vào sản xuất hàng loạt và phổ biến một cách rộng rãi.

Mẫu xe đạp mang tên Rover do John Kemp Starley (cháu của James Starley) phát minh năm 1885.​
Năm 1888, nhà phát minh người Scotland, John Dunlop phát minh ra lốp xe khí nén áp dụng cho xe đạp. Chiếc lốp này cho phép xe đạp vận hành êm ái và nhẹ nhàng hơn trên những con đường gồ ghề, khắc phục được những nhược điểm của lốp xe đặc ruột. Sau đó, người ta cũng tìm thấy được mô hình thiết kế khung xe gọi là kiểu "kim cương" với khả năng chịu lực tốt hơn. Thiết kế lốp xe khí nén và khung xe kiểu "kim cương" đơn giản làm xe đạp có trọng lượng nhẹ giúp vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. Đồng thời, các cải tiến nói trên cũng tạo điều kiện cho việc bảo trì, sữa chữa trở nên thuận lợi hơn.

John Dunlop (1840 -1921) người phát minh ra lốp xe khí nén. Ông chính là người sáng lập nên công ty Dunlop nổi tiếng chuyên sản xuất lốp xe và các dụng cụ thể thao.​
Với các khía cạnh quan trọng là dễ điều khiển, an toàn, thoải mái và di chuyển nhanh chóng, xe đạp trở thành phương tiện giao thông phổ biến đối với tầng lớp trung và thượng lưu tại châu Âu và Bắc Mỹ trong nửa cuối những năm 1890. Mẫu xe đạp có lốp cao su, kích thước 2 bánh bằng nhau được lắp trên khung với "thiết kế kim cương" chính là mẫu xe đạp đầu tiên mà cả nam và nữ đều có thể sử dụng một cách thuận lợi. Giai đoạn này là thời kỳ phát triển hoàng kim trong lịch sử phát triển xe đạp với hàng loạt những cải tiến góp phần hoàn thiện mô hình xe đạp hiện đại ngày nay.
Em nghĩ từ Lốp xe Việt Nam gọi theo tên của ông này.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Một số hình ảnh về xe đạp cổ












 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,036
Động cơ
873,793 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Em cần biết thời gian 9 giờ ngâm dầu của người Việt trung bình là bao nhiêu phút.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
8 phát minh vĩ đại từng bị coi thường

Không ai có thể phủ nhận tính năng của ti vi, bóng đèn, ô tô hay máy tính..., tuy nhiên, các nhà khoa học từng nhận định sai lầm về vai trò và tầm quan trọng của chúng.

Dưới đây là 8 ví dụ về những sáng kiến, bước đột phá và phát minh vĩ đại mà nhiều chuyên gia đã không đánh giá đúng về chúng.

1. Bóng đèn điện

Nhận xét của Ủy ban Nghị viện Anh khi đề cập đến phát minh bóng đèn điện của Edison, năm 1878: “… cũng tốt đối với những người bạn phía bên kia đại dương của chúng ta…nhưng không đủ để gây sự chú ý đối với giới khoa học hay những người có đầu óc thực tế”. Còn Henry Morton, Chủ tịch Viện công nghệ Stevens, nhận xét: “Tất cả mọi người đều đã quen thuộc với những phát minh thất bại thảm hại”.

Đây không phải là lần đầu người Anh tỏ ra coi thường phát minh của người Mỹ, và họ đã bỏ lỡ phát minh này hàng thế kỷ. Những chiếc bóng đèn điện hiện xuất hiện khắp nơi, ở mọi hình dạng, kích thước và chúng ta tiếp xúc với các thiết bị điện nhanh hơn bao giờ hết.

2. Dòng điện xoay chiều

“Sử dụng dòng điện xoay chiều chỉ tốn thời gian. Sẽ không có ai sử dụng phát minh này”, Thomas Edison khẳng định năm 1889. Có thể, lúc phát ngôn, Edison muốn “bắn tỉa” những nỗ lực của đối thủ George Westinghouse (người có bằng sáng chế cho phát minh dòng điện xoay chiều từ Nikola Tesla). Thực tế, sử dụng dòng điện xoay chiều cho các thiết bị điện sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với dòng điện một chiều “yêu quý” của Edison. Nền văn minh nhân loại đã và đang "vận hành" trên phát minh này kể từ khi nó ra đời.

3. Máy tính

“Chúng ta đã đạt đến giới hạn của những gì có thể với phát minh máy tính này”, John Von Neumann, nhà toán học mang hai dòng máu Mỹ - Hungari, phát biểu năm 1949. Với một bộ vi mạch phức tạp (còn được gọi là microchip), máy tính đã cho phép con người thực sự kết nối. Chúng ta có thể nghiên cứu, điều chỉnh chính hành tinh của mình và đến giờ vẫn chưa nhận thức được sự giới hạn của máy tính trong tương lai.

4. Bộ vi xử lý


“Phát mình này liệu sẽ tốt cho cái gì?”, một kỹ sư thuộc công ty IBM, nhận xét về bộ vi xử lý năm 1968. Câu trả lời là “gần như tất cả mọi thứ”. Các phần trong thiết bị điện của vật dụng gia đình, phương tiện giao thông, hệ thống máy tính, văn phòng và bất kỳ vật dụng gì trong cuộc sống hằng ngày... đều sử dụng phát minh này.

5. Thiết bị truyền dữ liệu



“Trước khi con người đặt chân lên Mặt trăng, thư sẽ được chuyển trong vòng vài tiếng đồng hồ từ New York tới Australia bằng tên lửa điều khiển. Chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của thời đại thư tên lửa”, Arthur Summerfield, Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện Mỹ hình dung tương lai của truyền thông vào năm 1959. Còn theo Dennis Gabor, nhà vật lý người Anh, năm 1962: “Việc truyền tài liệu bằng điện tín là có thể thực hiện được về mặt lý thuyết, nhưng các thiết bị cần thiết để thực hiện lại quá đắt, vì vậy sẽ không bao giờ thành hiện thực”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hai người ở hai đầu thế giới vẫn có thể gửi thư, thông điệp và hình ảnh... cho nhau trong vòng tích tắc mà không cần đến tên lửa với bộ máy PC hoặc điện thoại di động có giá vài triệu đồng.

6. Mua sắm trên mạng


“Ý tưởng mua sắm từ xa sẽ thất bại thảm hại bởi phụ nữ thích đi ra khỏi nhà, thích được cầm ngắm hàng hóa và khó thay đổi nếp suy nghĩ”, tờ TIME bình luận năm 1966. Điều đó là sự thật bởi cả hai giới đều thích cảm giác được cầm ngắm món hàng mà mình định mua. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn trụ vững cho đến ngày nay và vẫn thu về lợi nhuận từ những nơi cần đến dịch vụ này, thậm chí đang là xu thế của tương lai.

7. Ô tô


“Phương tiện chuyên chở không dùng ngựa này là một món đồ xa xỉ của giới thượng lưu, và mặc dù nó có thể giảm giá trong thời gian tới, thì nó vẫn không bao giờ có thể trở nên phổ biến như xe đạp”, tạp chí Literary Digest bình luận, năm 1899.

Tiên đoán này đã không thành sự thực bởi cho đến nay, sức mua loại phương tiện này vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Nhận định của Literary Digest được chứng minh là sai lầm, kể từ khi hãng Ford chế tạo ô tô theo dây chuyền, làm giảm giá thành của phương tiện này.

Năm 2005, có gần 53 triệu lượt xe mới “đổ bộ” ra đường phố.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em cần biết thời gia 9 giờ ngâm dầu của người Việt trung bình là bao nhiêu phút.
Ý của cụ Tôn là sao em không hiểu :-?? cụ có thể nói rõ hơn được không ?
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,036
Động cơ
873,793 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em ước gì ở mình cũng như thế này :))
Người Zulu rất coi trọng sự thanh khiết trong cuộc sống, vì vậy, trinh tiết luôn được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Khi kết hôn, cả người đàn ông và người phụ nữ đều phải còn "trong trắng". Họ phải trải qua bài kiểm tra trinh tiết hết sức độc đáo, có 1-0-2 để chứng minh sự "trinh trắng" của mình.



Hàng năm, những thiếu nữ đều phải tham dự lễ hội Cây sậy. Họ phải để ngực trần và mặc những chiếc váy sặc sỡ sắc màu, tưng bừng nhảy múa các vũ điệu truyền thống, sau đó xếp thành hàng dài trước lễ đài, trút bỏ quần áo trước mặt mọi người để chứng tỏ mình còn "trong trắng".

Trong quan niệm của người Zulu, nếu phụ nữ còn trinh trắng thì không có gì phải ngại ngần khi trút bỏ quần áo trước mặt người khác.



Nếu như người phụ nữ phải cởi đồ để chứng tỏ sự trong trắng thì đàn ông sẽ được đánh giá điều này thông qua việc đi… tiểu tiện. Vào một ngày quy định, toàn thể thanh niên trong bộ tộc sẽ được tập hợp lại trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng. Lần lượt từng người sẽ tiến lên phía trước và đi tiểu trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng.



Dân làng sẽ đánh giá mức độ “trong trắng” của những thanh niên trong bộ tộc thông qua độ cao của nước tiểu phóng ra. Nếu dòng nước tiểu phóng ra xa hoặc cao hơn đỉnh đầu thì sẽ được công nhận là… trai tân. Ngược lại, nếu không may phóng dòng nước tiểu thấp hơn đỉnh đầu thì sẽ phải chịu hình phạt nặng nề.
http://kenh14.vn/kham-pha/tuc-kiem-tra-trinh-tiet-buon-cuoi-cua-bo-toc-o-thien-duong-20130314074737495.chn
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
http://kenh14.vn/kham-pha/bo-toc-giau-co-deo-vang-day-nguoi-ma-van-chet-doi-20130324122256680.chn
Chẹp chẹp :((
Bộ tộc "giàu có" đeo vàng đầy người mà vẫn chết đói

Theo người dân bộ tộc Ashanti, sự giàu có được thể hiện ở những khối vàng lớn đeo lủng lẳng trên người.

Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Dù cho đất nước Ghana vẫn là một quốc gia đang phát triển với tỷ lệ hộ nghèo cao, song bộ lạc này lại nổi tiếng với sự "giàu có". Điều này được thể hiện ở những khối vàng đeo lủng lẳng trên người

Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Trước đây, vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, tập tục không giao thương với thế giới bên ngoài.



Tuy nhiên, sau khi giành độc lập từ Denkyira vào thế kỷ XVII, con đường buôn vàng bắt đầu mở qua vương quốc này, những người dân Ashanti đã tham gia một cách tích cực vào việc buôn vàng và trở nên lớn mạnh.



Người Ashanti hiện vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, trong nhà, phụ nữ có vai trò là người chủ gia đình. Đối với người Ashanti, gia đình và dòng họ của mẹ là quan trọng nhất.

Theo quan niệm của bộ tộc này, một đứa trẻ được thừa hưởng linh hồn và tinh thần (ntoro) từ cha; thể xác và dòng máu (mogya) từ mẹ. Điều này khiến chúng có quan hệ mật thiết với dòng họ của mẹ hơn.





Đứa bé trai trong bộ tộc Ashanti sẽ đi theo người cha để học các kỹ năng, cách đánh trống truyền thống. Trong khi đó, các bà mẹ sẽ có nhiệm vụ dạy con gái cách nấu nướng, những công việc chính ngoài đồng ruộng... Ngoài ra, người bà, người mẹ cũng sẽ dạy cho con gái kỹ năng làm sao để có thể bảo vệ tổ ấm gia đình.



Hôn nhân rất quan trọng đối với cuộc sống cộng đồng của người Ashanti. Mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng một người đàn ông Ashanti có thể được cưới nhiều vợ.

Người phụ nữ trong văn hóa Ashanti kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Nhiều người thậm chí không biết mặt của chồng mình cho tới lúc cưới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc sống của những gia đình người Ashanti không có hạnh phúc và nhanh chóng tan vỡ.



Trong văn hóa của người Ashanti gần như không có chuyện ly dị. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này.



Người Ashanti đặc biệt tin vào thế giới linh hồn, thần thánh. Họ cho rằng, con người, cây cối, động vật đều có linh hồn sống giống như con người.

Bởi thế, người Ashanti luôn cố gắng làm mọi việc để không mắc lỗi với thế giới linh hồn. Họ thường tổ chức các lễ nghi tôn giáo trước nghi bắt đầu một công việc trọng đại để không làm phật lòng thần thánh.



Sự giàu có của người dân bộ lạc thể hiện ở những khối vàng lớn được đeo lủng lẳng trên người. Với người dân bộ lạc này, vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực, do đó, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người.

Vàng đối với người dân Ashanti không chỉ đóng vai trò là đồ trang sức, nó còn là “linh hồn” của bộ tộc, là công cụ giao tiếp với các bộ lạc xung quanh.



Người Asante thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đang tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.

Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai/cô gái đeo trên cơ thể.

Mức độ “dát vàng, dát bạc” trên người của đối phương chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được khả năng làm vợ/chồng tốt. Tuy nhiên, số lượng vàng của người dân Ashanti rất có thể không hề tỷ lệ thuận với mức độ đầy đủ trong cuộc sống của họ.


Có một điều khá trái ngược diễn ra trong cuộc sống của những người dân Ashanti là mặc dù cư dân Ashanti thường xuyên đeo vàng lủng lẳng trên người với số lượng có thể lên đến vài kg song ở nhiều vùng thuộc bộ lạc này, nhiều cư dân vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Do tập tục không giao thương với người ngoài bộ tộc, nên người Ashanti chỉ buôn bán, trao đổi vàng và hàng hóa với nhau.
Người dân thường xuyên không có thực phẩm để ăn, thậm chí là chết đói, do nguồn cung thực phẩm nhiều lúc không đủ. Ở đây, do ai cũng có vàng nên vàng không được sử dụng như thứ vật chất mang lại cuộc sống no ấm mà chỉ thể hiện mức độ giàu có tượng trưng của danh dự mà thôi.
 

tazzan_man

Xe điện
Biển số
OF-74055
Ngày cấp bằng
28/9/10
Số km
2,339
Động cơ
440,889 Mã lực
Hay quá, em đánh dấu đọc dần.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
http://www.tinmoi.vn/dam-cuoi-khong-mac-quan-ao-01647249.html
Đám cưới không mặc quần áo


Tháng 9/2007, lễ cưới khỏa thân đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản. Trong sự kiện trọng đại này, ngoài "tiền bối" diện đồ truyền thống, cô dâu chú rể và bạn bè đều “trần như nhộng”. Tại cửa ra vào nơi tổ chức tiệc cưới không có thùng đựng phong bì tiền mừng mà thay vào đó là phòng thay đồ dành cho nam nữ. Theo giới thiệu, khi gửi thiếp mời họ đã ghi rõ: “Khách mời có thể tự do lựa chọn mặc hoặc không mặc quần áo. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ trở thành thiểu số vì sự thiếu nhiệt tình của mình đó!”.
 

volume

Xe tăng
Biển số
OF-135280
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
1,444
Động cơ
381,135 Mã lực
nhiều thông tin hay và mới, bổ ích. thanks cụ pháo
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
nhiều thông tin hay và mới, bổ ích. thanks cụ pháo
Đọ thông tin này em nghĩ cụ sẽ kinh ngạc :))
http://kenh14.vn/kham-pha/giai-ma-ban-chan-2-ngon-o-bo-toc-tom-hum-20130409084851741.chn
Bộ tộc có bàn chân 2 ngón









Người Doma rất linh hoạt khi sử dụng đôi bàn chân khác biệt của mình và coi đó là lợi thế trên cơ thể.









Họ có thể tự làm tất cả mọi công việc để nuôi sống bản thân mình.


 

vaio9700

Xe buýt
Biển số
OF-135877
Ngày cấp bằng
25/3/12
Số km
867
Động cơ
375,910 Mã lực
Nơi ở
23 Hàng Chiếu.....
cho e lót 1 chỗ nhé, có thời gian sẽ đọc (mod nhẹ tay đừng bem e vì gạch nhé)
 

Yến Đinh

Xe điện
Biển số
OF-194144
Ngày cấp bằng
15/5/13
Số km
2,107
Động cơ
342,533 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh quê em vùng mỏ đẹp giàu bao la....
Website
www.facebook.com

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cái nào các cụ nói em cũng tin, riêng cái này em ứ tin :)), chứng minh đê.
Cái ny chúng em là Nam giới nên không dùng, thấy người ta phán vậy nên em biết vậy :)) Thế 1 năm mợ dùng hết bao nhiêu son môi ạ ? :))
 
Biển số
OF-194287
Ngày cấp bằng
16/5/13
Số km
1,679
Động cơ
340,050 Mã lực
Cái nào các cụ nói em cũng tin, riêng cái này em ứ tin :)), chứng minh đê.
Nghĩa là theo thống kê,mỗi phụ nữ cả cuộc đời tô vẽ hết 20 kg son môi. Trong đó khoảng 10% - tức là 2kg - trôi vào dạ dày thông qua ăn uống, son môi dính vào thức ăn nuốt luôn vào bụng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top