Thị trường OTC tuần từ 10 - 15/5/2009: Đuối sức
Trong phần lớn thời gian, cổ phiếu OTC chỉ lình xình hoặc giảm nhẹ. Ngày cuối tuần, một số mã quay đầu tăng trở lại. Lực mua có xu hướng giảm sút bởi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn. Thị trường OTC hình thành một mặt bằng giá mới khá ổn định sau đợt phục hồi vừa qua. Hều hết giá cổ phiếu đều không có biến động lớn.
Tuần qua, thị trường OTC phản ứng chậm và thận trọng trước diễn biến của thị trường niêm yết. Trong những ngày đầu tuần, hiện tượng xả hàng ở những cổ phiếu ngân hàng đã diễn ra nhưng giá giảm không nhiều, chỉ biến động trong khoảng một vài trăm đồng ở mỗi mã. Cuối tuần, lượng mua có tăng lên nhưng giá cổ phiếu cũng chỉ nhích nhẹ và so với giá cuối tuần trước thì hầu như không thay đổi.
Cổ phiếu VCB của Vietcombank trong hai tuần trước có hiện tượng găm hàng chờ giá lên do thông tin về việc ngân hàng này phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phương án phát hành thêm mà ngân hàng này đưa ra ít khả thi và chưa có tiền lệ nên khó được chấp thuận. Do đó, tuần qua thị trường OTC chứng kiến đợt xả hàng khá mạnh của cổ phiếu này. Lực đỡ giá giúp cho VCB không giảm và sức mua khá tốt đó là ngân hàng này vừa thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông để lưu ký từ ngày 1/6. Nhà đầu tư hy vọng VCB niêm yết sẽ có thanh khoản cao bởi đây là cổ phiếu có lượng vốn hóa lớn nhất. Hơn nữa, sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng trên thị trường niêm yết thời gian gần đây cũng là hấp lực lớn cho những ai muốn sở hữu VCB trước khi chào sàn.
Cuối tuần trước VCB được giao dịch ở mức giá khoảng 44.200đ. Vào ngày thứ Ba giá cổ phiếu này được đẩy lên khá cao ở mức trên 45.000đ khi có thông tin sẽ được chốt lưu ký. Bên bán ngừng xả hàng nên một số nhà đầu tư đã phải mua với mức giá 45.200đ. Trong hai ngày tiếp theo do sự điều chỉnh của thị trường niêm yết lại đẩy giá VCB xuống thấp ở mức 44.500đ nhưng đến cuối tuần lại tăng lên 45.000đ. Bởi VCB là cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và sắp niêm yết nên từ nay cho đến ngày chốt lưu ký (1/6) sẽ còn tạo được các đợt sóng đẩy giá cổ phiếu đi lên.
Cổ phiếu MB của Ngân hàng Quân đội tuần qua cũng rung lắc theo nhịp lên xuống của thị trường niêm yết nhưng “biên độ” dao động không nhiều. Những ngày đầu tuần giảm nhẹ và mức “đáy” trong tuần là ngày thứ Năm (14/5) ở 19.800đ nhưng đến ngày 15/5 lại quay lên mức xấp xỉ 21.000đ. Như vậy, cổ phiếu MB đứng giá so với tuần trước.
Cổ phiếu EIB không có nhiều biến động trong tuần. Lực mua ít đã làm giá cổ phiếu này khó tăng và cũng ít giảm. Thời gian trước so với giá cổ phiếu MB thì EIB thường chênh lệch khoảng 1.000 đồng đến 1.500 đồng. Hiện tại cổ phiếu này đang giao dịch thấp hơn cổ phiếu MB gần 3.000 đồng. EIB giao dịch ngày cuối tuần ở mức 18.500đ, tương đương với giá mua bán cuối tuần trước.
Các cổ phiếu ngân hàng khác trong tuần qua giá hầu như không biến động trừ VPB đang có một số khách mua vào khối lượng lớn nên tăng khá đột biến 10.000 lên 10.900đ chỉ trong một vài ngày. EAB chào bán giá 18.2 - các lệnh mua chỉ đặt giá 17.85 - 17.9. Bán ABB giá 10 - mua 9.8. Chào bán VAB 9.5 - lệnh mua giá 9. Mua TCB giá 27.5 - 28 và bán 29. PNB chào bán với giá 11.5 - các lệnh mua chỉ đặt giá 10, cổ phiếu này hầu như không có biến động trong suốt thời gian qua.
Cổ phiếu BaoViet được tìm mua nhiều với giá 21 - 21.5, giá đã được đẩy lên 23 mới có hàng bán ra. tSSI chào bán giá 395, mức giá này tăng mạnh nhưng vẫn ít người mua.
Một số cổ phiếu nhóm ngành khác có khá nhiều nhà đầu tư tìm mua nhiều, nguồn bán ít đã đẩy giá tăng nhẹ. Mua cổ phiếu PVgasD giá 28, mức giá này được đẩy lên mạnh nhưng vẫn chưa có nguồn bán ra. Mua cổ phiếu DIC giá 34 - 34.5 lệnh chào bán giá 37. Mua Dược phẩm Mekophar giá 63 - 64 khối lượng lớn nhưng chưa có nguồn hàng. Mua Intresco giá 32 - 33, cổ phiếu này được đẩy nhanh từ 27 lên 33 mà vẫn chưa có hàng. Sabeco đang có lệnh đặt mua nhiều với giá 27.5 - 28.5. Mua Vận tải Âu Lạc theo giá thoả thuận, chưa có lệnh khớp do không có nguồn bán. Mua KCN Tam Phước khối lượng lớn. Mua cổ phiếu FTEL khối lượng lớn, giá đặt mua đẩy lên 90 - 91 vẫn không có nguồn bán.
Hiện tại, các cổ phiếu sắp sửa được lên sàn UpCOM đang được giới đầu tư quan tâm nhiều như cổ phiếu FPTS những ngày gần đây được tìm mua khá nhiều đã làm giá cổ phiếu này tăng từ 8 lên 9, 10.
Nhìn chung, nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua tương đối ổn định và hình thành một mặt bằng giá mới. Trừ một số cổ phiếu có biến động như VCB (do chuẩn bị niêm yết), MB (do tính thanh khoản cao) và VPB (tăng giá chưa rõ nguyên nhân) còn lại hầu hết đều giữ giá so với tuần trước.
Điểm nổi bật của tuần này là dường như nhà đầu tư OTC lại chuyển mối quan tâm sang một số ngành khác khiến một số mã tăng khá mạnh bởi cầu nhiều trong khi cung hạn chế như PvgasD, Sabeco, Intresco, DIC…
SanOTC
Trong phần lớn thời gian, cổ phiếu OTC chỉ lình xình hoặc giảm nhẹ. Ngày cuối tuần, một số mã quay đầu tăng trở lại. Lực mua có xu hướng giảm sút bởi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn. Thị trường OTC hình thành một mặt bằng giá mới khá ổn định sau đợt phục hồi vừa qua. Hều hết giá cổ phiếu đều không có biến động lớn.
Tuần qua, thị trường OTC phản ứng chậm và thận trọng trước diễn biến của thị trường niêm yết. Trong những ngày đầu tuần, hiện tượng xả hàng ở những cổ phiếu ngân hàng đã diễn ra nhưng giá giảm không nhiều, chỉ biến động trong khoảng một vài trăm đồng ở mỗi mã. Cuối tuần, lượng mua có tăng lên nhưng giá cổ phiếu cũng chỉ nhích nhẹ và so với giá cuối tuần trước thì hầu như không thay đổi.
Cổ phiếu VCB của Vietcombank trong hai tuần trước có hiện tượng găm hàng chờ giá lên do thông tin về việc ngân hàng này phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phương án phát hành thêm mà ngân hàng này đưa ra ít khả thi và chưa có tiền lệ nên khó được chấp thuận. Do đó, tuần qua thị trường OTC chứng kiến đợt xả hàng khá mạnh của cổ phiếu này. Lực đỡ giá giúp cho VCB không giảm và sức mua khá tốt đó là ngân hàng này vừa thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông để lưu ký từ ngày 1/6. Nhà đầu tư hy vọng VCB niêm yết sẽ có thanh khoản cao bởi đây là cổ phiếu có lượng vốn hóa lớn nhất. Hơn nữa, sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng trên thị trường niêm yết thời gian gần đây cũng là hấp lực lớn cho những ai muốn sở hữu VCB trước khi chào sàn.
Cuối tuần trước VCB được giao dịch ở mức giá khoảng 44.200đ. Vào ngày thứ Ba giá cổ phiếu này được đẩy lên khá cao ở mức trên 45.000đ khi có thông tin sẽ được chốt lưu ký. Bên bán ngừng xả hàng nên một số nhà đầu tư đã phải mua với mức giá 45.200đ. Trong hai ngày tiếp theo do sự điều chỉnh của thị trường niêm yết lại đẩy giá VCB xuống thấp ở mức 44.500đ nhưng đến cuối tuần lại tăng lên 45.000đ. Bởi VCB là cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và sắp niêm yết nên từ nay cho đến ngày chốt lưu ký (1/6) sẽ còn tạo được các đợt sóng đẩy giá cổ phiếu đi lên.
Cổ phiếu MB của Ngân hàng Quân đội tuần qua cũng rung lắc theo nhịp lên xuống của thị trường niêm yết nhưng “biên độ” dao động không nhiều. Những ngày đầu tuần giảm nhẹ và mức “đáy” trong tuần là ngày thứ Năm (14/5) ở 19.800đ nhưng đến ngày 15/5 lại quay lên mức xấp xỉ 21.000đ. Như vậy, cổ phiếu MB đứng giá so với tuần trước.
Cổ phiếu EIB không có nhiều biến động trong tuần. Lực mua ít đã làm giá cổ phiếu này khó tăng và cũng ít giảm. Thời gian trước so với giá cổ phiếu MB thì EIB thường chênh lệch khoảng 1.000 đồng đến 1.500 đồng. Hiện tại cổ phiếu này đang giao dịch thấp hơn cổ phiếu MB gần 3.000 đồng. EIB giao dịch ngày cuối tuần ở mức 18.500đ, tương đương với giá mua bán cuối tuần trước.
Các cổ phiếu ngân hàng khác trong tuần qua giá hầu như không biến động trừ VPB đang có một số khách mua vào khối lượng lớn nên tăng khá đột biến 10.000 lên 10.900đ chỉ trong một vài ngày. EAB chào bán giá 18.2 - các lệnh mua chỉ đặt giá 17.85 - 17.9. Bán ABB giá 10 - mua 9.8. Chào bán VAB 9.5 - lệnh mua giá 9. Mua TCB giá 27.5 - 28 và bán 29. PNB chào bán với giá 11.5 - các lệnh mua chỉ đặt giá 10, cổ phiếu này hầu như không có biến động trong suốt thời gian qua.
Cổ phiếu BaoViet được tìm mua nhiều với giá 21 - 21.5, giá đã được đẩy lên 23 mới có hàng bán ra. tSSI chào bán giá 395, mức giá này tăng mạnh nhưng vẫn ít người mua.
Một số cổ phiếu nhóm ngành khác có khá nhiều nhà đầu tư tìm mua nhiều, nguồn bán ít đã đẩy giá tăng nhẹ. Mua cổ phiếu PVgasD giá 28, mức giá này được đẩy lên mạnh nhưng vẫn chưa có nguồn bán ra. Mua cổ phiếu DIC giá 34 - 34.5 lệnh chào bán giá 37. Mua Dược phẩm Mekophar giá 63 - 64 khối lượng lớn nhưng chưa có nguồn hàng. Mua Intresco giá 32 - 33, cổ phiếu này được đẩy nhanh từ 27 lên 33 mà vẫn chưa có hàng. Sabeco đang có lệnh đặt mua nhiều với giá 27.5 - 28.5. Mua Vận tải Âu Lạc theo giá thoả thuận, chưa có lệnh khớp do không có nguồn bán. Mua KCN Tam Phước khối lượng lớn. Mua cổ phiếu FTEL khối lượng lớn, giá đặt mua đẩy lên 90 - 91 vẫn không có nguồn bán.
Hiện tại, các cổ phiếu sắp sửa được lên sàn UpCOM đang được giới đầu tư quan tâm nhiều như cổ phiếu FPTS những ngày gần đây được tìm mua khá nhiều đã làm giá cổ phiếu này tăng từ 8 lên 9, 10.
Nhìn chung, nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua tương đối ổn định và hình thành một mặt bằng giá mới. Trừ một số cổ phiếu có biến động như VCB (do chuẩn bị niêm yết), MB (do tính thanh khoản cao) và VPB (tăng giá chưa rõ nguyên nhân) còn lại hầu hết đều giữ giá so với tuần trước.
Điểm nổi bật của tuần này là dường như nhà đầu tư OTC lại chuyển mối quan tâm sang một số ngành khác khiến một số mã tăng khá mạnh bởi cầu nhiều trong khi cung hạn chế như PvgasD, Sabeco, Intresco, DIC…