Thị trường OTC ngày 14/4
Tính thanh khoản của thị trường OTC ngày hôm nay tiếp tục được cải thiện dù giá nhiều cổ phiếu không tăng mạnh như trong ngày hôm qua. Theo ghi nhận từ các môi giới và từ các sàn giao dịch OTC tại các công ty chứng khoán, ngày hôm nay thị trường khá sôi động khi có rất nhiều lệnh mua liên tục được đặt. Mọi giao dịch của thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào các mã cổ phiếu ngành ngân hàng, nhóm cổ phiếu các ngành khác cũng đang tăng mạnh theo đà tăng của nhóm ngân hàng, các lệnh mua gặp khó khăn khi nguồn hàng bán ra quá ít.
Giao dịch cổ phiếu VCB hôm nay trầm lắng hơn những ngày trước, do các nhà đầu tư găm hàng. Một số lệnh chào bán nhưng với mức giá khá cao 38.7 - 39 nên không có lệnh khớp. Lệnh mua nhỏ đặt giá 38 – 38.5. Giao dịch thành công hôm nay có giá từ 38.5 -38.7
MB biến động mạnh theo thị trường niêm yết. Cổ phiếu này được môi giới đánh đến tận khuya của ngày trước nên khi đầu tư các nhà đầu tư phải thường xuyên cập nhật giá. Chốt giá cuối cùng của tối hôm qua là 18.85 thì sáng nay ngay lúc mở cửa thị trường mức giá này vẫn không biến động nhiều, giảm nhẹ xuống 18.4 lệnh mua bán cầm chừng theo dõi cùng thị trường niêm yết. Chiều nay lượng hàng chốt mua nhiều hơn và giá đã được đẩy lên 19.2 -19.3
EIB không biến động nhiều, vẫn giữ ở mức giá 18.3 suốt từ tối hôm qua, rất nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu này. Cổ phiếu này hiện tại không biến động mạnh là do đang có một số nguồn xả hàng sau khi đã đạt được lợi nhuận. Nhưng chiều nay giá đã có chiều hướng tăng và đang có rất nhiều lệnh đặt mua nhưng giá 18.3 vẫn chưa có hàng.
Các cổ phiếu ngân hàng khác giá cũng tăng khá nhanh, rất nhiều lệnh tìm mua các cổ phiếu này nhưng nguồn hàng ít, đặt lệnh mua rất khó khăn nên nhiều nhà đầu tư chuyển sang mua mã khác như MB, EIB. Hiện tại một số mã có lệnh chào bán lớn như: VPB, ABB, HBB, VAB, VIB, VAB, NAB, nhưng mức giá đặt bán quá cao nên chưa có lệnh khớp. Các lệnh này chào bán nhiều như vậy để cơ cấu lại danh mục và chuyển sang mua các mã tốt, thanh khoản cao như: MB, EIB. Đang có lệnh chào mua: Mua EAB giá 18.35, mua OCB giá 9.5, mua TCB giá 28
Nguồn BVI với các lệnh chào lô nhỏ với giá 20 nên các lệnh đặt mua lô lớn đều không thành công, mức giá đặt là 19 -19.5. tACB là bất ngờ lớn khi giá liên tục tăng, hôm nay đã có giao dịch thành công với giá 345, khối lượng khớp rất ít, lệnh mua vẫn đang tiếp tục đặt.
Nhóm cổ phiếu các ngành khác giá tăng khá nhanh, một vài mã có giao dịch thường xuyên trong thời gian gần đây đều tăng rất mạnh. Lệnh mua ít, chủ yếu là các lệnh nhỏ, thị trường đang có một số lệnh chào bán nguyên lô với khối lượng lớn nhưng xem ra các lệnh này khó giao dịch thành công vì nhà đầu tư rất thận trọng, đầu tư theo dạng lướt sóng là chính nên không bao giờ mua nhiều. Ngành dược phẩm: Đang được khá nhiều lệnh tìm mua như: Mua Dược Mekophar với giá 65, chưa có nguồn bán. Mua dược phẩm Viễn Đông. Ngành Điện tử - Xây dựng – Viễn Thông: Mua cổ phiếu DIC với giá 29. Thông tin Coteccons sẽ niêm yết trong năm nay và chia cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 2:1 đã làm giá cổ phiếu này tăng mạnh lên 60, nhiều nhà đầu tư găm hàng không bán ra. Mua Sacomreal giá 11.5 -12. Mua Intresco với giá khá cao là 27, khối lượng mua nhỏ, lệnh chào bán khối lượng 50K nguyên lô. Ngành sản xuất - tiêu dùng: Mua Bảo vệ TV An Giang khối lượng nhiều với giá 470. Mua Masan giá 110 với khối lượng nhiều. Mua Sabeco giá 25. Mua PVgasD giá 21.5. Mua Vận tại Âu Lạc giá 15. (Bài viết có tham khảo FPTS).
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình đạt 51,7 tỷ đồng lợi nhuận 2008, tăng gần 30% so với năm 2007. Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình vừa công bố bản báo cáo thường niên. Theo đó, tổng doanh thu đạt 787 tỷ đồng (bằng 115,95% kế hoạch - bằng 130,67% năm 2007), lợi nhuận trước thuế đạt 56,8 tỷ đồng (tăng 10% so với kế hoạch - 38,21% năm 2007) và lợi nhuận sau thuế là 51,7 tỷ đồng (tăng 11,15% so với kế hoạch - ứng với tăng 29,73% năm 2007). Trong năm 2008, Công ty đã tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 16%/năm, còn lại 1% so với nghị quyết đã được đại hội đồng cổ đồng thông qua sẽ xin ý kiến trong kỳ đại hội năm 2009. Trong năm 2008, Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 120 tỷ đồng, đây là kết quả từ nguồn vốn thặng dư của hai đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2007. Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình cũng đã dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Theo đó, năm 2009, Công ty sẽ thực hiện với tổng doanh thu bằng 96,9% so với kết quả năm 2008. Tuy nhiên, Công ty sẽ phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 19,69% và lợi nhuận sau thuế vượt 13,18% so với thực hiện năm 2008.
CTCP Dược phẩm Nam Hà lãi hơn 2 tỷ đồng năm 2008: Kết thúc năm 2008, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà đạt 2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 64% lợi nhuận so với năm 2007), lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 619đ/cp. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm khác, do giá nguyên liệu đầu vào cao cộng với chi phí lãi vay tăng cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của CTCP Dược phẩm Nam Hà. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 555,35 tỷ đồng (tăng 9,5% so với năm 2007) nhưng tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2,67 tỷ đồng.
CTCP Dược phẩm 2/9 lãi gần 14 tỷ đồng năm 2008: CTCP Dược phẩm 2/9 vừa công bố báo cáo tài chính năm 2008. Theo đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Dược phẩm 2/9 đạt hơn 108,79 tỷ đồng; các khoản giản trừ doanh thu 1,19 tỷ đồng; doanh thu thuần đạt 107,6 tỷ đồng; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 15,55 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 13,96 tỷ đồng; lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 5.173 đồng. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty như sau: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản 10,41%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 12,98%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 22,42%.
SanOTC
Để update thêm thông tin tài chính kinh tế - chứng khoán mời các bạn tham khảo thêm tại Đây
Tính thanh khoản của thị trường OTC ngày hôm nay tiếp tục được cải thiện dù giá nhiều cổ phiếu không tăng mạnh như trong ngày hôm qua. Theo ghi nhận từ các môi giới và từ các sàn giao dịch OTC tại các công ty chứng khoán, ngày hôm nay thị trường khá sôi động khi có rất nhiều lệnh mua liên tục được đặt. Mọi giao dịch của thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào các mã cổ phiếu ngành ngân hàng, nhóm cổ phiếu các ngành khác cũng đang tăng mạnh theo đà tăng của nhóm ngân hàng, các lệnh mua gặp khó khăn khi nguồn hàng bán ra quá ít.
Giao dịch cổ phiếu VCB hôm nay trầm lắng hơn những ngày trước, do các nhà đầu tư găm hàng. Một số lệnh chào bán nhưng với mức giá khá cao 38.7 - 39 nên không có lệnh khớp. Lệnh mua nhỏ đặt giá 38 – 38.5. Giao dịch thành công hôm nay có giá từ 38.5 -38.7
MB biến động mạnh theo thị trường niêm yết. Cổ phiếu này được môi giới đánh đến tận khuya của ngày trước nên khi đầu tư các nhà đầu tư phải thường xuyên cập nhật giá. Chốt giá cuối cùng của tối hôm qua là 18.85 thì sáng nay ngay lúc mở cửa thị trường mức giá này vẫn không biến động nhiều, giảm nhẹ xuống 18.4 lệnh mua bán cầm chừng theo dõi cùng thị trường niêm yết. Chiều nay lượng hàng chốt mua nhiều hơn và giá đã được đẩy lên 19.2 -19.3
EIB không biến động nhiều, vẫn giữ ở mức giá 18.3 suốt từ tối hôm qua, rất nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu này. Cổ phiếu này hiện tại không biến động mạnh là do đang có một số nguồn xả hàng sau khi đã đạt được lợi nhuận. Nhưng chiều nay giá đã có chiều hướng tăng và đang có rất nhiều lệnh đặt mua nhưng giá 18.3 vẫn chưa có hàng.
Các cổ phiếu ngân hàng khác giá cũng tăng khá nhanh, rất nhiều lệnh tìm mua các cổ phiếu này nhưng nguồn hàng ít, đặt lệnh mua rất khó khăn nên nhiều nhà đầu tư chuyển sang mua mã khác như MB, EIB. Hiện tại một số mã có lệnh chào bán lớn như: VPB, ABB, HBB, VAB, VIB, VAB, NAB, nhưng mức giá đặt bán quá cao nên chưa có lệnh khớp. Các lệnh này chào bán nhiều như vậy để cơ cấu lại danh mục và chuyển sang mua các mã tốt, thanh khoản cao như: MB, EIB. Đang có lệnh chào mua: Mua EAB giá 18.35, mua OCB giá 9.5, mua TCB giá 28
Nguồn BVI với các lệnh chào lô nhỏ với giá 20 nên các lệnh đặt mua lô lớn đều không thành công, mức giá đặt là 19 -19.5. tACB là bất ngờ lớn khi giá liên tục tăng, hôm nay đã có giao dịch thành công với giá 345, khối lượng khớp rất ít, lệnh mua vẫn đang tiếp tục đặt.
Nhóm cổ phiếu các ngành khác giá tăng khá nhanh, một vài mã có giao dịch thường xuyên trong thời gian gần đây đều tăng rất mạnh. Lệnh mua ít, chủ yếu là các lệnh nhỏ, thị trường đang có một số lệnh chào bán nguyên lô với khối lượng lớn nhưng xem ra các lệnh này khó giao dịch thành công vì nhà đầu tư rất thận trọng, đầu tư theo dạng lướt sóng là chính nên không bao giờ mua nhiều. Ngành dược phẩm: Đang được khá nhiều lệnh tìm mua như: Mua Dược Mekophar với giá 65, chưa có nguồn bán. Mua dược phẩm Viễn Đông. Ngành Điện tử - Xây dựng – Viễn Thông: Mua cổ phiếu DIC với giá 29. Thông tin Coteccons sẽ niêm yết trong năm nay và chia cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 2:1 đã làm giá cổ phiếu này tăng mạnh lên 60, nhiều nhà đầu tư găm hàng không bán ra. Mua Sacomreal giá 11.5 -12. Mua Intresco với giá khá cao là 27, khối lượng mua nhỏ, lệnh chào bán khối lượng 50K nguyên lô. Ngành sản xuất - tiêu dùng: Mua Bảo vệ TV An Giang khối lượng nhiều với giá 470. Mua Masan giá 110 với khối lượng nhiều. Mua Sabeco giá 25. Mua PVgasD giá 21.5. Mua Vận tại Âu Lạc giá 15. (Bài viết có tham khảo FPTS).
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình đạt 51,7 tỷ đồng lợi nhuận 2008, tăng gần 30% so với năm 2007. Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình vừa công bố bản báo cáo thường niên. Theo đó, tổng doanh thu đạt 787 tỷ đồng (bằng 115,95% kế hoạch - bằng 130,67% năm 2007), lợi nhuận trước thuế đạt 56,8 tỷ đồng (tăng 10% so với kế hoạch - 38,21% năm 2007) và lợi nhuận sau thuế là 51,7 tỷ đồng (tăng 11,15% so với kế hoạch - ứng với tăng 29,73% năm 2007). Trong năm 2008, Công ty đã tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 16%/năm, còn lại 1% so với nghị quyết đã được đại hội đồng cổ đồng thông qua sẽ xin ý kiến trong kỳ đại hội năm 2009. Trong năm 2008, Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 120 tỷ đồng, đây là kết quả từ nguồn vốn thặng dư của hai đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2007. Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình cũng đã dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Theo đó, năm 2009, Công ty sẽ thực hiện với tổng doanh thu bằng 96,9% so với kết quả năm 2008. Tuy nhiên, Công ty sẽ phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 19,69% và lợi nhuận sau thuế vượt 13,18% so với thực hiện năm 2008.
CTCP Dược phẩm Nam Hà lãi hơn 2 tỷ đồng năm 2008: Kết thúc năm 2008, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà đạt 2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 64% lợi nhuận so với năm 2007), lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 619đ/cp. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm khác, do giá nguyên liệu đầu vào cao cộng với chi phí lãi vay tăng cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của CTCP Dược phẩm Nam Hà. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 555,35 tỷ đồng (tăng 9,5% so với năm 2007) nhưng tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2,67 tỷ đồng.
CTCP Dược phẩm 2/9 lãi gần 14 tỷ đồng năm 2008: CTCP Dược phẩm 2/9 vừa công bố báo cáo tài chính năm 2008. Theo đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Dược phẩm 2/9 đạt hơn 108,79 tỷ đồng; các khoản giản trừ doanh thu 1,19 tỷ đồng; doanh thu thuần đạt 107,6 tỷ đồng; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 15,55 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 13,96 tỷ đồng; lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 5.173 đồng. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty như sau: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản 10,41%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 12,98%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 22,42%.
Để update thêm thông tin tài chính kinh tế - chứng khoán mời các bạn tham khảo thêm tại Đây