Thị trường OTC tuần từ 19 - 24/4/2009: “Nguội” theo niêm yết
SanOTC - Những cổ phiếu OTC tăng giá mạnh trong các tuần trước đây đều bị điều chỉnh khá sâu. Đây là diễn biến chính trên thị trường OTC tuần qua khi mà hầu hết cổ phiếu đều “nguội” theo thị trường niêm yết. Đà phục hồi của thị trường dường như đã kết thúc và bắt đầu một chu kỳ điều chỉnh để tích lũy. Dư âm từ gần hai tháng giao dịch sôi động trên thị trường niêm yết đã giúp tan băng nhiều cổ phiếu trên thị trường OTC. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu OTC trong tuần qua đã thấp dần khi “lực hấp dẫn” từ thị trường niêm yết có dấu hiệu giảm sút rõ rệt.
Tuần qua, thị trường OTC không có những biến động mạnh, số lượng các loại cổ phiếu được giao dịch vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên khối lượng giao dịch và giá của một loạt cổ phiếu đều sụt giảm. Trong các tuần trước, khi thị trường niêm yết sôi động, nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dần dòng vốn sang thị trường niêm yết do thị trường này có tính thanh khoản và lợi nhuận cao hơn. Chỉ một bộ phận nhà đầu tư ưa mạo hiểm mới quay sang tìm mua cổ phiếu trên thị trường OTC sau khi thị trường niêm yết đã đóng cửa. Tuy nhiên, sau khi đã tăng khá mạnh, giá cổ phiếu trên cả hai sàn niêm yết và OTC không còn hấp dẫn nữa, khiến nhà đầu tư có xu hướng thoái vốn chờ đợi thị trường điều chỉnh sâu hơn mới bắt đầu mua vào. Chính vì vậy mà lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua giảm sút rất mạnh. Cổ phiếu niêm yết liên tục giảm giá, cổ phiếu OTC còn ảm đạm hơn khi nhà đầu tư phải khấu trừ giá vào rủi ro thanh khoản.
Cổ phiếu MB của Ngân hàng Quân đội sau khi tăng mạnh từ khoảng 12.000đ cuối tháng 2 lên mức “đỉnh” trong tuần trước với giá được đẩy lên tới 19.500đ, tăng khoảng hơn 60%, thì chiều hôm nay (24/4) đã giảm xuống chỉ còn 17.250đ/cp. Tương tự như MB, cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 của thị trường OTC thời gian qua là EIB của Eximbank cũng tăng từ 12.000đ cuối tháng 2 lên 19.000đ, tăng gần 60%, trong tuần trước đến chiều nay giảm còn khoảng 16.200đ/cp dù Eximbank vừa công bố lợi nhuận quý 1 ước đạt gần 400 tỷ đồng. Một “ông lớn” khác của thị trường OTC và sắp tới cũng là lớn nhất thị trường niêm yết, cổ phiếu VCB đã tăng từ 30.000đ cuối tháng 2 lên mức đỉnh 39.000đ/cp trong tuần trước thì đến chiều nay cũng đã giảm xuống chỉ còn 37.200đ/cp. Việc VCB đã được chấp thuận niêm yết trên HOSE cũng như số lượng cổ phiếu và giá trị vốn hóa cao nhất Việt Nam đã tạo cho cổ phiếu này có tính thanh khoản cao trên thị trường OTC thời gian qua. Tuy nhiên, theo các môi giới thì giao dịch cổ phiếu VCB hiện nay vẫn là những nhà đầu tư nhỏ lướt sóng chứ không có các tổ chức mua vào để đầu tư dài hạn. Các cổ phiếu ngân hàng khác đều giảm nhẹ với mức giá giao dịch cuối tuần: EAB giá 16.8 - 17.1; VPB giá 10.1 - 10.2; ABB giá 9.0 - 9.3.
Ngoài cổ phiếu của ngành ngân hàng thì một số cổ phiếu ngành dược, xây dựng và bất động sản trong tuần qua vẫn được giao dịch khá nhiều. Các cổ phiếu như MKP (Công ty Dược Mekophar), DIC (Tổng công ty Đầu tư Phát triển xây dựng), Coteccons (Công ty Xây dựng Cotec), Sacomreal (Công ty Bất động sản Sacombank). Đặc biệt là các mã Ftel, Vận tải Âu Lạc, Bảo vệ thực vật An Giang… tiếp tục được rất nhiều người tìm mua. Đây có thể sẽ là các cổ phiếu tiềm năng được nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới nếu thị trường hồi phục trở lại. Với những mã khác kém thanh khoản hơn, giá cả hầu như đều theo cảnh bên bán rao giá một đằng, bên mua đặt giá một nẻo và giao dịch nếu có thì giá cũng “không giống ai” do 2 bên mua bán tự công bố mà không cần tham chiếu giá thị trường.
Trong khi đó, khá nhiều cổ phiếu tên tuổi khác lại rất ít giao dịch hoặc giao dịch không tương xứng. Có thể kể ra như cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt hay cổ phiếu Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) mặc dù được rao bán rất nhiều. Riêng cổ phiếu của các công ty chứng khoán thì gần như không có giao dịch bởi hầu hết những công ty này đều đang lỗ nặng nên không có người mua.
Theo các chuyên gia, hiện tại cả thị trường OTC và niêm yết đều đang ở trong thời điểm nhạy cảm, các nhà đầu tư cần rất thận trọng trong các quyết định đầu tư. Đối với thị trường OTC, các nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và tính thanh khoản cao đề phòng rủi ro khi thị trường đóng băng trong ngắn hạn.
SanOTC
SanOTC - Những cổ phiếu OTC tăng giá mạnh trong các tuần trước đây đều bị điều chỉnh khá sâu. Đây là diễn biến chính trên thị trường OTC tuần qua khi mà hầu hết cổ phiếu đều “nguội” theo thị trường niêm yết. Đà phục hồi của thị trường dường như đã kết thúc và bắt đầu một chu kỳ điều chỉnh để tích lũy. Dư âm từ gần hai tháng giao dịch sôi động trên thị trường niêm yết đã giúp tan băng nhiều cổ phiếu trên thị trường OTC. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu OTC trong tuần qua đã thấp dần khi “lực hấp dẫn” từ thị trường niêm yết có dấu hiệu giảm sút rõ rệt.
Tuần qua, thị trường OTC không có những biến động mạnh, số lượng các loại cổ phiếu được giao dịch vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên khối lượng giao dịch và giá của một loạt cổ phiếu đều sụt giảm. Trong các tuần trước, khi thị trường niêm yết sôi động, nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dần dòng vốn sang thị trường niêm yết do thị trường này có tính thanh khoản và lợi nhuận cao hơn. Chỉ một bộ phận nhà đầu tư ưa mạo hiểm mới quay sang tìm mua cổ phiếu trên thị trường OTC sau khi thị trường niêm yết đã đóng cửa. Tuy nhiên, sau khi đã tăng khá mạnh, giá cổ phiếu trên cả hai sàn niêm yết và OTC không còn hấp dẫn nữa, khiến nhà đầu tư có xu hướng thoái vốn chờ đợi thị trường điều chỉnh sâu hơn mới bắt đầu mua vào. Chính vì vậy mà lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua giảm sút rất mạnh. Cổ phiếu niêm yết liên tục giảm giá, cổ phiếu OTC còn ảm đạm hơn khi nhà đầu tư phải khấu trừ giá vào rủi ro thanh khoản.
Cổ phiếu MB của Ngân hàng Quân đội sau khi tăng mạnh từ khoảng 12.000đ cuối tháng 2 lên mức “đỉnh” trong tuần trước với giá được đẩy lên tới 19.500đ, tăng khoảng hơn 60%, thì chiều hôm nay (24/4) đã giảm xuống chỉ còn 17.250đ/cp. Tương tự như MB, cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 của thị trường OTC thời gian qua là EIB của Eximbank cũng tăng từ 12.000đ cuối tháng 2 lên 19.000đ, tăng gần 60%, trong tuần trước đến chiều nay giảm còn khoảng 16.200đ/cp dù Eximbank vừa công bố lợi nhuận quý 1 ước đạt gần 400 tỷ đồng. Một “ông lớn” khác của thị trường OTC và sắp tới cũng là lớn nhất thị trường niêm yết, cổ phiếu VCB đã tăng từ 30.000đ cuối tháng 2 lên mức đỉnh 39.000đ/cp trong tuần trước thì đến chiều nay cũng đã giảm xuống chỉ còn 37.200đ/cp. Việc VCB đã được chấp thuận niêm yết trên HOSE cũng như số lượng cổ phiếu và giá trị vốn hóa cao nhất Việt Nam đã tạo cho cổ phiếu này có tính thanh khoản cao trên thị trường OTC thời gian qua. Tuy nhiên, theo các môi giới thì giao dịch cổ phiếu VCB hiện nay vẫn là những nhà đầu tư nhỏ lướt sóng chứ không có các tổ chức mua vào để đầu tư dài hạn. Các cổ phiếu ngân hàng khác đều giảm nhẹ với mức giá giao dịch cuối tuần: EAB giá 16.8 - 17.1; VPB giá 10.1 - 10.2; ABB giá 9.0 - 9.3.
Ngoài cổ phiếu của ngành ngân hàng thì một số cổ phiếu ngành dược, xây dựng và bất động sản trong tuần qua vẫn được giao dịch khá nhiều. Các cổ phiếu như MKP (Công ty Dược Mekophar), DIC (Tổng công ty Đầu tư Phát triển xây dựng), Coteccons (Công ty Xây dựng Cotec), Sacomreal (Công ty Bất động sản Sacombank). Đặc biệt là các mã Ftel, Vận tải Âu Lạc, Bảo vệ thực vật An Giang… tiếp tục được rất nhiều người tìm mua. Đây có thể sẽ là các cổ phiếu tiềm năng được nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới nếu thị trường hồi phục trở lại. Với những mã khác kém thanh khoản hơn, giá cả hầu như đều theo cảnh bên bán rao giá một đằng, bên mua đặt giá một nẻo và giao dịch nếu có thì giá cũng “không giống ai” do 2 bên mua bán tự công bố mà không cần tham chiếu giá thị trường.
Trong khi đó, khá nhiều cổ phiếu tên tuổi khác lại rất ít giao dịch hoặc giao dịch không tương xứng. Có thể kể ra như cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt hay cổ phiếu Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) mặc dù được rao bán rất nhiều. Riêng cổ phiếu của các công ty chứng khoán thì gần như không có giao dịch bởi hầu hết những công ty này đều đang lỗ nặng nên không có người mua.
Theo các chuyên gia, hiện tại cả thị trường OTC và niêm yết đều đang ở trong thời điểm nhạy cảm, các nhà đầu tư cần rất thận trọng trong các quyết định đầu tư. Đối với thị trường OTC, các nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt và tính thanh khoản cao đề phòng rủi ro khi thị trường đóng băng trong ngắn hạn.