- Biển số
- OF-174342
- Ngày cấp bằng
- 30/12/12
- Số km
- 330
- Động cơ
- 344,438 Mã lực
- Tuổi
- 40
Thường thì e vẫn tắt, nhưng thỉnh thoang cũng có lúc quên.
làm như thế là bảo vệ đề + dàn lạnh bác ợEm cũng làm như cụ ợ . Khi không tắt AC khi đề cũng thấy nhẹ máy 1 tý. Kaka
vâng em đánh sai lỗi cụ ợ. sorrylàm như thế là bảo vệ đề + dàn lạnh bác ợ
1 hay 2 sức ngựa nhưng là ắc quy phải kéo.Thực ra ảnh hưởng bật/tắt của điều hòa tới máy thì cũng không đáng kể. Điều hòa to lắm thì chỉ 1 - 2 ngựa, trong khi động cơ ô tô cũng gần trăm tới hơn trăm ngựa.
Xe hịn, nó tự cắt lốc điều hòa thì ko nói, nhưng xe tạm cho là cỏ, lốc gắn liền thì dù nó là 1 hộ dùng điện thì củ đề vẫn phải tải thôi. Củ đề hoạt động kéo theo dây curoa và cả trục khuỷu. Nếu lốc gắn vào dây curoa thì đương nhiên củ đề phải tải nặng hơn một chút.1 hay 2 sức ngựa nhưng là ắc quy phải kéo.
Nếu thực sự ắc quy phải kéo cả lốc điều hòa thì cững chẳng ảnh hưởng gì cho củ đề cả, vì củ đề cũng chỉ là "một hộ dùng điện" chứ nó chẳng động đến lốc!
Mấy cái xe mà các bác bảo tắt điều hoà đi máy nhẹ hơn thì em không biết, chứ đại đa số những cái xe bây giờ khi đề nổ thì "các hộ dùng điện" trong nó đều bị tạm thời "cắt điện". Chúng bị cắt điện thật sự, đang nghe radio mà đề xe thấy ngay, tiếng ra đi ô sẽ tạm bị cắt, chứ chưa nói đến cả cái lốc điều hoà.
Còn cái xe mới em đang chạy bây giờ, không chỉ lúc đề mà khi tăng tốc nhanh, nghe tiếng cái turbo rú lên là điều hoà cũng bị cắt. Xe nó cắt tự động chứ mình chẳng cần phải thò tay lên làm việc gì cả. Nhún chân ga rồi giữ mức ga cao, xe chồm lên và tiếng turbo rú là luồng hơi từ cửa gió đang mát rượi chuyển sang nóng, nhất là dưới nắng mùa hè thì cảm thấy nóng bỏng của không khí ngột ngạt bên ngoài. Nhả ga ra, xe chạy ổn định lại, luồng hơi lại mát, rồi mát rượi như lúc trước!
Để điều chỉnh cho điều hoà hoạt động, bảo vệ ắc quy khi đề thì các nhà sản xuất xe đã nghĩ ra từ rất lâu rồi,...!!!
Cụ cho hỏi, lốc gắn liền như cụ nói, khi ngắt điều hòa hay AC off thì làm thế nào để lốc điều hòa không quay nữa, chắc phải tháo dây cu roa của lốc điều hòa ra cụ nhỉXe hịn, nó tự cắt lốc điều hòa thì ko nói, nhưng xe tạm cho là cỏ, lốc gắn liền thì dù nó là 1 hộ dùng điện thì củ đề vẫn phải tải thôi. Củ đề hoạt động kéo theo dây curoa và cả trục khuỷu. Nếu lốc gắn vào dây curoa thì đương nhiên củ đề phải tải nặng hơn một chút.
Không phải tháo cu roa cụ ạ. Nó có cơ cấu giống bộ ly hợp. Khi cụ ấn AC thì li hợp đóng và trục của lốc mới quay.Cụ cho hỏi, lốc gắn liền như cụ nói, khi ngắt điều hòa hay AC off thì làm thế nào để lốc điều hòa không quay nữa, chắc phải tháo dây cu roa của lốc điều hòa ra cụ nhỉ
Không phải tháo cu roa cụ ạ. Nó có cơ cấu giống bộ ly hợp. Khi cụ ấn AC thì li hợp đóng và trục của lốc mới quay.
Thật với cụ là em chưa mở dàn lạnh của 4b, nhưng nghịch dàn lạnh của mấy cái hút ẩm rồi. Tắt máy để cả tiếng đồng hồ dàn lạnh vẫn ướt cụ ạ.Em bổ sung thông tin vì một số cụ khá mơ hồ.
Máy nén để làm lạnh trên xe bé là dùng một phần động cơ. Nhìn thấy dây curoa vậy nhưng không phải lúc nào nó cũng chạy, chỉ chạy khi nhiệt độ khoang hành khách cao hơn mức người dùng ấn định, khi đạt nhiệt độ thì máy sẽ ngắt. Để chạy/ngắt khỏi động cơ ô tô bằng puly điện.
Quạt gió có chức năng tuần hoàn gió thông quá giàn lạnh. AC mà để bật tắt chế độ làm lạnh/sưởi.
Theo em không cần thiết phải tắt điều hòa khi chuẩn bị dừng hay khởi động. Em chỉ biết duy nhất có 1 dòng xe (ko hiểu do thợ hay nhà sx)phải tắt đài, tắt quạt gió khi đậu xe là Fiat tempra. Nếu không tắt, rút chìa khóa đài và quạt gió vận chạy tiêu accu.
Hệ thống điện trên xe rẻ giờ rơ le tổng sẽ tự ngắt điện để ưu tiên cho đề nên không ảnh hưởng gì. Đối với xe cao cấp thì họ có hệ thống riêng, đề đóm vô tư mà đèn, đài... Không bị ngắt. Mục đích là tránh cho hệ thống quản lý, giải trí... phải nạp, chạy lại từ đầu rất mất thời gian.
Tóm lại, lý thuyết là tiết kiệm nhưng em nghĩ không đáng là bao. Không đủ thời gian để làm khô đan lạnh. Dàn lạnh nó có đường thoát nước riêng, thiết kế trong điều kiện ẩm ướt, ngưng tụ và có khả năng tự làm sạch do nước ngưng tụ nhiều nước sẽ chảy ra trôi theo bụi bẩn. Bẩn ở điều hòa chủ yếu là họng gió, lưới lọc và cánh quạt. Lý do là dàn lạnh được che bởi lọc. Vì vậy, khi lắp vệ sinh lọc các cụ lắp cho chuẩn tránh kênh bụi to lọt qua
Thật với cụ là em chưa mở dàn lạnh của 4b, nhưng nghịch dàn lạnh của mấy cái hút ẩm rồi. Tắt máy để cả tiếng đồng hồ dàn lạnh vẫn ướt cụ ạ.
Thế cụ khỏi động lại máy cứ để điều hoà làm cho củ đề lại phải kéo theo cực máy lạnh nhanh hỏng củ đề mà lại nghe thấy tiếng rẹt rẹt khó chịu lắm cụ ơirút chìa khóa thì nên vì có khi đãng trí ko tắt hết nấc
chứ tắt điều hòa thì chả có tác dụng gì ngoài việc mất công bật lại
Ôi cái cụ b2 này. Cụ chịu khó đọc thêm chút đã đi.Thế cụ khỏi động lại máy cứ để điều hoà làm cho củ đề lại phải kéo theo cực máy lạnh nhanh hỏng củ đề mà lại nghe thấy tiếng rẹt rẹt khó chịu lắm cụ ơi
thưa với cụ là xe khác sao e ko rõ chứ xe em mà đề thì đến đang đóng mở gương chiếu hậu hay gạt kính nó cũng ngắt chứ đừng nói chi đến cái điều hòaThế cụ khỏi động lại máy cứ để điều hoà làm cho củ đề lại phải kéo theo cực máy lạnh nhanh hỏng củ đề mà lại nghe thấy tiếng rẹt rẹt khó chịu lắm cụ ơi
Như vậy về mặt điều khiển tự động, xe đời Tống cũng không khó khăn gì để delay cái li hợp trong vòng 10s cụ nhỉKhông phải tháo cu roa cụ ạ. Nó có cơ cấu giống bộ ly hợp. Khi cụ ấn AC thì li hợp đóng và trục của lốc mới quay.
Hihi chắc tại em đi con ma tít đời Tống làm em gà quá cam ơn cụ nhiềuÔi cái cụ b2 này. Cụ chịu khó đọc thêm chút đã đi.
Nếu cụ không đủ thời gian đọc, em tóm tắt lại một chút: Các dòng xe cũ thì em không biết đầy đủ, nhưng các dòng xe gần đây đều có một nguyên lý chung là khi đề nổ thì mạch cấp điện ly hợp từ (kéo lốc lạnh) bị ngắt cụ ạ. Cho dù lúc đấy nút AC đang on ạ.
Nó giống nhau thôi cụ, cụ có để ý cái xe đi đâu về là nước rỏ xuống gầm không, dàn lạnh của ô tô và nguyên lý không khác gì máy hút ẩm hay điều hòa trong nhà. Tất nhiên là không thể nào tự khô được ngay vì giàn lạnh của máy hút ẩm hay ô tô đều làm bằng đồng và lúc mới tắt AC thì dàn còn khá lạnh. Nước lạnh lại càng khó bay hơi.Nguyên lý của dàn lạnh máy hút ẩm khác hẳn với nguyên lý dàn lạnh điều hòa cụ ợ.
Máy hút ẩm phải tăng diện tích tiếp xúc của không khí ẩm với bề mặt dàn lạnh nhằm tăng cường khả năng ngưng đọng ẩm. Mà trong một khối hữu hạn, muốn tăng diện tích thì làm bước cánh dày lên. Khi bước cánh dày rồi thì nước khó thoát ra là phải thôi, dù là cách gì cũng khó hơn dàn có bước cánh thưa hơn (đương nhiên là áp cùng biện pháp để thoát nước).