Em hỏi thật : Mọi người đánh con là vì sao ?
Vì nó suy nghĩ khác mình, vì mình dặn nó mà nó ko nghe hay ko nhớ, ......
Mẹ em thường bảo : Thời thế mỗi lúc 1 khác, mẹ hơn tuổi mấy đứa thật nhưng ko so sánh thế được bởi thời mẹ sống khác mà thời mấy đứa sống khác. Giờ thời mẹ thì có khi mẹ phải học hỏi mấy đứa nữa chứ ko thể áp đặt mình đúng hết được -- Hồi bé đúng là thi thoáng chị em có bị đòn roi, về sau thì gia đình chuyển qua đối thoại thay cho bạo lực cách mạng. Ơn giời
Nói văn hoa mãi, rốt lại là cũng phải ăn đòn mới nghe còn gì nữa
Nhìn thẳng vào sự thật là mọi thứ sắp xếp, học hỏi dạng "Kỷ luật không nước mắt" là khó, và còn nhiều thứ chưa phù hợp ở đây - nơi ta đang sống - cả về nhận thức chung của chính ta, bố mẹ ta (ông bà đứa trẻ), người xung quanh và trung tâm câu chuyện là chính đứa trẻ đó đang hấp thu một nền giáo dục và xã hội chưa đáp ứng được điều kiện cần cho một cung cách giáo dục mang tính "đối thoại", "bargain to win" mà chúng ta được giới thiệu là thành quả của Âu Mỹ (xl, bên đó vẫn oánh ầm ầm, trẻ con lèo nhèo trong siêu thị còn bị bố nó độp thẳng vào mặt, cấm dám khóc, ăn thêm hết kêu). Được cái môi trường giáo dục, xã hội của họ khác và bản thân môi trường gia đình, văn hóa của họ khác - tập trung tạo lập sự tự tin - độc lập trong suy nghĩ từ sớm cho trẻ nên hạn chế được "bạo lực trong giáo dục" thôi, còn VN mình vẫn lưu truyền sự o bế, nâng niu thái quá nên mầm non nào mọc nghiêng thì cần có cái cọc vững chắc để nắn chỉnh lại, cụ thể gần gũi là "cây chổi"
.
Nói vui thì thế, thực tế em thấy rằng đòn roi ko phải thứ gây ảnh hưởng lệch lạc tâm lý trẻ em mà chính là "thái độ khi răn dạy" của phụ huynh mới là cái tạo nên vấn đề. Khi bị cha đánh, nhưng đứa trẻ nhìn thấy được sự xót xa đau đớn trong đôi mắt cha nó, lời lẽ nghiêm khắc răn dạy mà thấm thía thì chẳng có lẽ gì nó không tốt lên. Các cụ mà đánh nó, khuyến mãi thêm việc kể lể tội trạng của nó trong cơn giận thì đương nhiên phản tác dụng rồi còn gì. Em phát biểu vậy, có gì khó hiểu ko ạ ?