Thế giới đã đi quá xa trong đối xử và dạy dỗ với con trẻ mà giờ đây ở xứ thiên đường này vẫn còn những con người cho rằng thành công của mình được xây nên từ đòn roi và sợ hãi.
Em đồ rằng con cụ sau này ra đời rất dễ bị "khuất phục ý chí". Còn đoạn "không gây sợ hãi" thì e cụ hơi mâu thuẫn. Bản chất của đòn roi là dùng đau đớn để tạo vết hằn tâm lý khiến trẻ sau này sợ đau mà ko làm cái việc mà cụ hay người khác cho là "sai". Nói chính xác là sợ hãi.
Thế giới, thiên đường cái gì, cụ giáo điều quá. Chuyện đôi khi phải quất đít bọn trẻ con, nhất là ở cái tuổi 2 lên 3 người ta thậm chí còn phải gọi là terrible two, là chuyện không phải chỉ có ở Việt nam đâu cụ ạ. Ở cái tuổi này, bọn trẻ bắt đầu có nhận thức về bản thân, về môi trường xung quanh và luôn luôn thách thức bố mẹ xuất phát từ nhu cầu tạo lập "lãnh địa" riêng. Cái khuất phục ý chí em nói chính là để chấn chỉnh những việc này, tất nhiên là đồng thời em cũng tạo cho bọn nó một "lãnh địa" riêng để thoả mãn bớt nhu cầu. Khuất phục ý chí em nói chính là sự tôn trọng quy tắc chung, còn cụ thì suy diễn quá.
Không gây sợ hãi thì cũng không mâu thuẫn gì cả. Bị đau mà không làm chuyện sai là phản xạ có điều kiện, dần dần tạo thành thói quen, tính cách chứ không tạo ra sợ hãi. Quát mắng, tra khảo, chất vấn, thái độ hùng hổ, gằn giọng v.v... mới tạo ra sợ hãi. Chúng nó sẽ dễ dàng gian lận, nói dối, đổ lỗi cho người khác v.v... là những cách dễ dàng nhất để tránh áp lực này cho bản thân.