Đấy là quan niệm của cụ/địa phương cụ sống. Quê em mất ở viện hay nơi khác vẫn đưa về nhà cử hành tang lễ bình thường, chả sao cả.
Chiều nay cũng đang ngồi chờ khách
, em chia sẻ thêm với Cụ chủ thớt và các Cụ mấy việc cần lưu ý khi đưa người mất về an nghỉ ở quê nhà
1. Về Dương: thủ tục, kỹ thuật
Người mất có sinh sống tại quê trước khi mất, có hộ khẩu ở quê: trường hợp này cơ bản là thuận.
Tuỳ theo quy định của từng địa phương, việc đưa thi hài về quê tổ chức tang lễ được chính quyền cho phép/ ủng hộ (đưa nguyên về, không hoá)
Điều này được quyết định bởi việc có đất để làm mộ hay chưa
Trường hợp các cụ xa quê lâu năm, không còn hộ khẩu nhưng muốn về quê: Hiện nay đa số các xã ngoài bắc sẽ yêu cầu hoá và đưa cốt về an táng
Tất nhiên, thực tế sẽ phụ thuộc quan hệ, họ mạc...
Do đó, con cháu cần có liên hệ trước, bố trí trước nơi an nghỉ của các Cụ để chủ động (ngay từ lúc các Cụ tuổi bắt đầu cao, sức bắt đầu yếu)
Quy định, thủ tục còn liên quan đến việc được để thi hài làm tang lễ trong bao lâu, phổ biến hiện nay ở các địa phương là 24-48h, nếu có tủ lạnh và hoàn cảnh thực sự đặc thù (chờ con cháu...) thì nghĩa tử nghĩa tận, Uỷ ban vẫn linh hoạt nhưng không quá 72h
2. Về Âm
Nhập gia tuỳ tục, đất lề quê thói
Việc này phải theo tập quán, kiêng kỵ của địa phương; phải hỏi ý của các bậc cao niên trong họ, trong làng và làm theo tập quán chung
Em đi dự nhiều đám hiếu đưa về quê, ở miền Bắc thì thấy phổ biến là dựng rạp ngoài nghĩa trang, cho bà con chòm xóm đến viếng 1 buổi rồi an táng, rất rất ít thấy đưa vào để ở nhà qua đêm. Có trường hợp đưa về nhà thì dựng rạp, để linh cữu ngoài sân, bố trí ban thờ hương khói đầy đủ chu đáo, nhưng cũng không đưa vào trong nhà (qua bậc cửa)
Cái này thì thực sự tuỳ Tập quán và Thầy