[Funland] Có một hồn phố trong nhạc vàng trước 1975

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,741
Động cơ
409,628 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dạo này tôi thấy OF bị các cuộc chiến tranh làm nóng quá. Gửi các cụ bài viết ngẫu hứng của tôi và mong các cụ hạ bớt tí hỏa, văn nghệ cho tươi đời.

-------------

Có anh bạn Sài gòn ra Hà nội chơi hôm trước. Đi dạo khu 36 phố phường anh đặt rất nhiều câu hỏi, trong đó có 1 câu tôi đã nghe từ hấu hết các bạn miền Nam ra Bắc lần đầu: Phố là gì.

Tôi giải thích cho anh: “Phố” là từ nhập của tiếng Phúc kiến hay Quảng đông gì đó, chỉ con đường đô thị nhỏ hai bên chủ yếu là các nhà liền kề để buôn bán và sinh hoạt. Anh có vẻ không đồng ý: cuối cùng thì phố cũng là đường, sao không gọi đường luôn cho lẹ?

Đây có lẽ là lần thứ tư hay thứ năm gì đó tôi được các bạn Miền Nam hỏi “phố là gì?” Xem ra, “phố” là một đặc sản của Hà nội, khác với Sài gòn chỉ có “đường”.

Mấy hôm nay tiết trời đã bắt đầu sang thu. Đi trên đường Hà nội mới thấy “phố” và “đường” có thể thay thế nhau trên bản đồ nhưng trong tâm thức thì không thể. “Đường” là một cái gì đó rất trung tính, chỉ để đi lại. Còn “phố” thì ngoài việc giao thông còn có rất nhiều thứ khác. Có vỉa hè cũ, những mái nhà rêu phong liêu xiêu, hàng quán quen và những con người thân thuộc. “Phố” là kiểu đi lại, mua bán, sinh hoạt của các đô thị Việt nam, cả Nam và Bắc, bất kể ở đó có từ “phố” hay không.

Và ở đây tôi khám phá ra một chuyện hay hay: không ít các bài hát nhạc Miền Nam trước 1975 nhắc đến phố với nghĩa hoàn toàn như phố Hà nội. Bỏ qua các nhạc sĩ gốc Bắc: Phạm Duy với “Phố nghèo”, Anh Bằng (Áo trắng vờn bay, phố dài thật dài), Hoài Linh (Đèn đêm phố nhỏ) thì khá thú vị là hầu hết các nhạc sĩ thuần miền Nam trước 1975 đều có nhắc đến “phố” ở một trong các sáng tác của mình, mặc dù chưa bao giờ đặt chân ra Bắc.

Thử điểm qua vài cái tên tiêu biểu

Trúc Phương: Ông hoàng nhạc bolero sinh tại Trà Vinh sau đó định cư tại Sài gòn, cả đời chưa bao giờ ra Hà nội. Vậy mà ông có hẳn một bài về phố (Nửa đêm ngoài phố). Những câu cuối cùng: Ngày buồn dài lê thê, Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về, Làm rét mướt qua song len vào hồn… thậm chí còn đúng với Hà nội hơn Sài gòn.

Trần Thiện Thanh: Sinh tại Phan Thiết. Về cơ bản ông là nhạc sĩ của lính VNCH và ca từ của ông rất chú ý dùng các từ thuần nam. Nhưng cũng có thể thấy ít nhất một lần ông dùng từ “phố” trong bài Bảy ngày đợi mong (Anh hẹn em cuối tuần, Chờ anh nơi cuối phố…) Đáng chú ý là bài hát này sáng tác năm 1964, trong hòan cảnh không thể có bất cứ điều gì nhắc nhở đến Hà nội.

Lam Phương: Sinh tại Bến Tre, cũng là nhạc sĩ quân đội VNCH. Sáng tác dân sự của ông hầu hết có ca từ rất chung chung nhưng khi viết về đô thị, ông cũng không tránh được từ “phố”: Giờ không em hoang vắng phố phường (Thành phố buồn).

Và không thể không nhắc đến một trường hợp đặc biệt: Nhạc sĩ Tâm Anh, sinh ra và sống cả đời tại Sài gòn. Năm 1965 ông viết được một bài hát rất hay về Sài gòn nhưng lại dùng một từ không hề có ở đây: Phố đêm (Phố đêm đèn mờ giăng giăng, Màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên…). “Đèn mờ giăng giăng” đích thị là Sài gòn những năm 1960, ông đã dùng một từ thuần Hà nội để miêu tả Sài gòn!

Hầu hết các nhạc sĩ Miền Nam khác đều nhắc đến "phố" ở một bài hát nào đó của mình: Ngô Thụy Miên (Chiều nay mình lang thang trên phố dài), Trường Sa (Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi), Minh Kỳ (Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ… Từng đôi đi trên phố vắng) và còn nhiều nhiều nữa.

Có thể bảo rằng các nhạc sĩ Miền Nam từng tiếp xúc và biết từ “phố” qua người Miền Bắc di cư. Có thể như vậy, nhưng biết là một chuyện, đưa vào sáng tác, thậm chí lấy hẳn làm chủ đề sáng tác lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết hoàn cảnh từng trường hợp, nhưng có thể thấy rằng cái gọi là “hồn phố” dường như vẫn lẩn quất đâu đó trong nhạc vàng đô thị. Và cả người sáng tác, ca sĩ và người nghe đều tiếp nhận nó hết sức tự nhiên, cho dù Miền Nam trước 1975 không hề có cái gì gọi là “phố”.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,809
Động cơ
305,263 Mã lực
-bác là fan của nhạc vàng rồi
-cần xét lịch sử về xuất xứ từ "phố" đã, xem có đúng ở trong miền Nam ko dùng tên "phố" ko thì mới nói về ca từ xuất hiện trong các bài hát được :)
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,307
Động cơ
620,253 Mã lực
đơn giản là từ phố nghe nó vần hơn trong âm nhạc . còn nghĩa thì như nhau . ông nào thắc mắc thì hơi dở . sao ngõ trong kia gọi là hẻm . nói chung từ vùng miền ko nên thắc mắc . như trong toán học có những cái cần công nhận ko chứng minh . cái này các cụ gọi là chân giò rồi
 

DuongHL

Xe lăn
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,332
Động cơ
391,668 Mã lực
Phố ở đây là Thành phố thì sao?
Bài "Người xa và thành phố" nói về lính từ rừng về Sài Gòn.
Thành phố Sài Gòn.
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,063 Mã lực
-bác là fan của nhạc vàng rồi
-cần xét lịch sử về xuất xứ từ "phố" đã, xem có đúng ở trong miền Nam ko dùng tên "phố" ko thì mới nói về ca từ xuất hiện trong các bài hát được :)
E 4x tuổi 100% trai nam,xác nhận miền Nam k có Phố
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,381
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Có 2 đặc tính dễ nhận thấy giữa Đường và Phố dư lày :

* Phố : ngắn và nhỏ và thường cũ kỹ hơn Đường !

* Đường : To và dài và thường xuất hiện sau khi có Phố

Vậy nên ko hề lạ khi Phố đi vào thơ ca nhiều hơn Đường logic đơn rổ thế thoai ! :D
 

polskibus

Xe hơi
Biển số
OF-541321
Ngày cấp bằng
13/11/17
Số km
150
Động cơ
164,490 Mã lực
Công nhận là nhạc Vàng nghe hay, nghe nhiều mấy cũng không bị chán, bị ngấy :)
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
12,995
Động cơ
462,781 Mã lực

HUNGSMUN

Xe lăn
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
10,760
Động cơ
584,890 Mã lực
Em có cảm giác là Phố nó còn có nét trừu tượng về văn hóa nữa.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,247
Động cơ
204,199 Mã lực
Có 2 đặc tính dễ nhận thấy giữa Đường và Phố dư lày :

* Phố : ngắn và nhỏ và thường cũ kỹ hơn Đường !

* Đường : To và dài và thường xuất hiện sau khi có Phố

Vậy nên ko hề lạ khi Phố đi vào thơ ca nhiều hơn Đường logic đơn rổ thế thoai ! :D
Không phải, đường là chỉ cái đường để đi thôi. Còn phố là nói tới người dân, quán xá... gắn với cái đường. Vì thế phố có tính văn hóa, và đi vào văn nghệ.
 

DuongHL

Xe lăn
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,332
Động cơ
391,668 Mã lực
Có 2 đặc tính dễ nhận thấy giữa Đường và Phố dư lày :

* Phố : ngắn và nhỏ và thường cũ kỹ hơn Đường !

* Đường : To và dài và thường xuất hiện sau khi có Phố

Vậy nên ko hề lạ khi Phố đi vào thơ ca nhiều hơn Đường logic đơn rổ thế thoai ! :D
Đường hay Phố là có quy định về chiều dài mà.
Em nhớ có lần được nghe Đài Tiếng nói giải thích rồi, quên hết.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,381
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Không phải, đường là chỉ cái đường để đi thôi. Còn phố là nói tới người dân, quán xá... gắn với cái đường. Vì thế phố có tính văn hóa, và đi vào văn nghệ.
Cụ bị lẫn cái chữ đường để đi ( như ý cụ ) với Đường em viết hoa hẳn hoi , cụ ko thấy tên bảng trên đường có ghi hẳn là Đường ...X Đường Y !

Khác hẳn là đường để đi cụ nhá ! Rất đáng khen cụ nhanh tay !
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,890
Động cơ
488,518 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Nửa đêm ngoài phố: là kể về ông ăn trộm
Phố đêm: tả về gái ăn đêm; Phố đêm lạc loài hương yêu, chìm đắm trong hàng cây giá lạnh ướt mềm

Còn chuyện văn hoá Bắc đi vào nhạc vàng thì quá nhiều luôn:
Chuyện tình Lan và Điệp;
Những đồi hoa sim;
.. đều là tác phẩm của miền Bắc...
Đặc biệt, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm:
- tình chàng ý thiếp
- anh về với em như chim liền cánh như cây liền cành,
- xa ngoài chân mây, cầu mong cho người sử quý lưu danh
 

Cuongnh5256

Xe điện
Biển số
OF-375316
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
3,352
Động cơ
-106,876 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
EM lại nghĩ phố là một khu vực nhỏ của thành phố nên bỏ chữ thành chỉ gọi là phố hehe.
Em nhẩm thử một đoạn đổi tên phố thành đường mà không hát được, chắc phố nó dễ hát hơn hoặc mấy ông nhạc sỹ gốc Nam đưa chữ phố của Bắc vào để tỏ ra là người có kiến thức rộng
Đường đêm đèn mờ giăng giăng . . ặc :D:D:D
 

polskibus

Xe hơi
Biển số
OF-541321
Ngày cấp bằng
13/11/17
Số km
150
Động cơ
164,490 Mã lực
Vâng nó như nước lọc ý ạ, uống mãi vẫn uống được :))
Vâng, ngoài ra thì còn có rất nhiều cách phối lại để làm mới bài hát, vẫn là 1 bài nhưng qua cách phối, cách ca sỹ trình bày lại mới mẻ thêm :D
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,408
Động cơ
667,041 Mã lực
Có 2 đặc tính dễ nhận thấy giữa Đường và Phố dư lày :

* Phố : ngắn và nhỏ và thường cũ kỹ hơn Đường !

* Đường : To và dài và thường xuất hiện sau khi có Phố

Vậy nên ko hề lạ khi Phố đi vào thơ ca nhiều hơn Đường logic đơn rổ thế thoai ! :D
" Phố" là các con đường tập chung các cửa hàng, của tiệm buôn bán. Người Hoa vẫn gọi " chạp phô" tức cửa hàng bán đồ tạp hoá.
Xưa kia họ quy hoạch rõ ràng các khu phố chợ, khu dân cư, khu công thự, VP... Không như bây giờ, cả tp là một cái chợ khổng lồ...
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,788
Động cơ
320,857 Mã lực
Tuổi
58
Cụ thớt văn mềm mại như nhạc vàng.
Em trộm nghĩ là người Việt khi sáng tác thì chọn câu từ ( cực khó ) nó phù hợp với nốt và nghe sang, hồn thơ, là múc thôi.
Phố nghe sang hơn Đường và dễ phiêu hơn. Như tiếng Anh mang nhiều màu sắc nhạc hơn tiếng Việt.
Em fun tí hehe.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,381
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
" Phố" là các con đường tập chung các cửa hàng, của tiệm buôn bán. Người Hoa vẫn gọi " chạp phô" tức cửa hàng bán đồ tạp hoá.
Xưa kia họ quy hoạch rõ ràng các khu phố chợ, khu dân cư, khu công thự, VP... Không như bây giờ, cả tp là một cái chợ khổng lồ...
Tất nhiên Phố mình đã loại trừ khu 36 phớ phường xưa cổ rồi , nên Phố như theo tinh thần bài thớt nêu mà nó đi vào thơ ca tranh ảnh vậy đó cụ ! :D
 

qs.saigon

Xe máy
Biển số
OF-571344
Ngày cấp bằng
29/5/18
Số km
98
Động cơ
144,680 Mã lực
Tuổi
43
Phố trong nhạc Vàng thường đi kèm với những kỷ niệm buồn, lạc loài một mình giữa đêm khuya heo hắt, những đêm mưa gió lạnh não nề, những cuộc chia ly đầy nước mắt, những khắc khoải dặn vặt trong đêm hoang vắng,...

Bài có chữ phố có lẽ vẫn thích nhất bài "Trăng tàn trên hè phố"- sáng tác của Phạm Thế Mỹ.

Nghĩa của từ phố theo mình nghĩ là một khu nào đó có nhiều dân cư sinh sống kèm hàng quán nhiều, có thể là Sài Gòn, có thể là ở một thị trấn nhỏ nơi tỉnh lẻ nào đó.
 

Binvatho

Xe hơi
Biển số
OF-345941
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
167
Động cơ
271,590 Mã lực
Em nghĩ từ phố ở các bài hát là trong từ “ Thành Phố “ ah
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top