[Funland] cổ kim Xe Tank là gì

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ tin đạn mới của Abrams xuyên thủng mọi loại tăng

Quân đội Mỹ vừa bắn thử thành công loại đạn đặc biệt trang bị lõi xuyên giáp được làm từ Vonfam siêu cứng có thể xuyên thủng mọi loại tăng.

Đơn vị đầu tiên bắn thử thành công loại đạn này là Sư đoàn Bộ binh 4. "Thật không thể tin được về khả năng xuyên phá của đạn XM-1147 (AMP)", Sgt. Nicholas Smearman, một trong những tham gia thử nghiệm cho biết.

Theo kế hoạch ban đầu, XM-1147 được thử nghiệm vào năm 2020 nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên những vụ bắn đạn thật với loại đạn mới này chỉ mới được thực hiện trong tháng 9/2021.

1636770280073.png
Sức mạnh khủng khiếp của đạn XM-1147.

Ông Sgt. Smearman cho biết thêm, với sức mạnh của loại đạn thế hệ mới này sẽ cho phép quân đội Mỹ có ưu thế hơn rất nhiều khi phải đối phó với những cỗ tăng hay mục tiêu kiên cố của đối thủ.

Theo giới thiệu của Sgt. Smearman, XM-1147 do Orbital ATK phát triển hứa hẹn sẽ là mẫu đạn pháo đa năng thay thế cho các loại đạn 120mm thông thường đang được sử dụng trên M1A2 Abrams hiện tại.


Với đạn XM-1147, giúp Quân đội Mỹ giảm bớt gánh nặng về hậu cần. Đạn pháo đa năng XM-1147 được Orbital ATK thiết kế để có thể tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, bộ binh và các công trình kiến cố của đối phương.

Bên cạnh đó nó cũng có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống giáp bảo vệ được tích hợp bên ngoài của các loại xe tăng chiến đấu chủ lực ở phạm vi hiệu quả lên đến 2km.

Dan Olson - Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc bộ phận phát triển hệ thống vũ khí thế hệ mới của Orbital ATK cho biết, XM-1147 là một mẫu đạn xuyên giáp bằng động năng nhưng nó được trang bị một lõi xuyên giáp được làm từ Tungsten (Vonfam).


XM-1147 với sức mạnh hỏa lực cực mạnh, nó vượt trội hơn bất kỳ mẫu đạn pháo 120mm nào từng được Orbital ATK chế tạo, Dan Olson cho biết. Điều làm nên sự đặc biệt của loại đạn này là chúng được thiết kế với ba cơ chế nổ khác nhau gồm điểm nổ, nổ chậm và kích nổ trên không.

Cho đến thời điểm hiện tại, Orbital ATK đã khá thành công với 11 mẫu đạn pháo 120mm dành cho các biến thể của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams trong suốt 30 năm qua.

Từ năm 1980 công ty này cũng đã sản xuất hơn 4 triệu đơn vị đạn pháo 120mm dành cho Quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh, thông qua các hợp đồng liên tục hiện tại Orbital ATK vẫn thể hiện mình là nhà cung cấp các sản phẩm quốc phòng hàng đầu trên thế giới.


Một khi XM-1147 chính thức được trang bị, Mỹ tự tin rằng, tăng Abrams sẽ đủ sức đương đầu với bất kỳ cỗ tăng thế hệ mới nào của Nga, dù đó là T-90 hay T-14 Armata.

Dù rất tự tin nhưng chính giới quân sự Mỹ cũng thừa nhận, để xuyên thủng được tăng Armata chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng bởi cùng với tấn công, khả năng phòng vệ được coi là thế mạnh của Armata. Đây chính là lý do khiến phương Tây gọi T-14 là siêu tăng.



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Đức mua Trophy tránh lặp lại kịch bản như Thổ

(Vũ khí) - Quân đội Đức đã hoàn thành quá trình thử nghiệm hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy mua của Israel và bắt đầu trang bị cho xe tăng Leopard.

Theo nhà sản xuất Rafael của Israel, hệ thống Trophy đã hoàn thành hàng loạt cuộc thử nghiệm tại Đức. Đây là một phần trong kế hoạch tích hợp hệ thống APS này lên xe tăng Leopard của Bộ Quốc phòng Đức.
Xe tăng Leopard của Đức trang bị hệ thống Trophy.

Hợp đồng ký kết hồi đầu năm 2021 và được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, Rafael sẽ cung cấp hệ thống Trophy hoàn chỉnh đủ để trang bị cho 17 xe tăng Leopard 2, phụ tùng thay thế và kỹ thuật bảo trì và vận hành.
Sau quá trình đánh giá và Trophy đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại Đức, hợp đồng sẽ chính thức khởi động giai đoạn 2 để trang bị Trophy cho tất cả những xe tăng Leopard 2 hiện có trong quân đội Đức.

Được biết, trong các cuộc thử nghiệm tại Đức, Trophy đã đạt được tỷ lệ đánh chặn thành công lên tới trên 90%. Đây là tỷ lệ thành công thuộc tốp đầu trong những hệ thống APS trên thế giới hiện nay.
Theo nhà thầu Rafael, Trophy được ví như tấm màn thép bảo vệ các phương tiện thiết giáp trước tên lửa điều khiển (ATGM) và đạn chống tăng. Hệ thống này được Israel đưa vào biên chế hồi tháng 8/2009, triển khai lần đầu trên một tiểu đoàn xe tăng với chi phí khoảng 350.000-500.000 USD/tổ hợp.
Một hệ thống Trophy hoàn chỉnh gồm các cảm biến, radar cảnh giới, một máy tính và tổ hợp đánh chặn. Radar của Trophy có thể quét khu vực 360 độ quanh xe để phát hiện tên lửa và đạn chống tăng đang bắn tới.

Khi phát hiện mục tiêu, máy tính sẽ phân tích và ra lệnh phóng các quả đạn kim loại để vô hiệu hóa mối đe dọa trước khi nó tiếp cận giáp chính của xe tăng.
"Đến khi chính thức được trang bị Trophy, tăng Leopard được coi là cỗ máy chiến đấu bất khả chiến bại, tình trạng bị tấn công và phá hủy như Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ tại chiến trường Syria sẽ không xảy ra", Rafael cho biết thêm.

Tăng Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn bay tháp pháo tại Syria.

Hiện nay, Đức đang vận hành 328 xe tăng Leopard 2 với các phiên bản 2A6, 2A6M và 2A7. Loại xe này cũng đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của 12 quốc gia trên thế giới, từng tham chiến ở những chiến trường như Afghanistan và Syria.
Được biết, trong giai đoạn 2016 - 2017, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá huỷ gần 20 cỗ xe tăng Leopard 2A4 trong Chiến dịch "Euphrates Shield" ở vùng nông thôn phía bắc của Aleppo của Syria. Hầu hết các xe tăng này đã bị phá hủy bởi ATGM.
Sau thiệt hại quá lớn của Leopard, cỗ tăng này đã không dám bén mảng đến chiến trường Syria một lần nào nữa dù lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường hoạt động tại đây.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Object 187, aka xe tăng T-90 của Liên Xô.
Object 187 được Liên Xô khởi xướng phát triển, thực hiện bởi cục thiết kế UKBTM ở Nizhny Tagil khoảng giữa thập niên 80. Mục tiêu của chương trình là tiếp nối xe tăng T-72B Object 184, để tạo ra một mẫu xe tăng trang bị pháo 125mm mới đưa vào phục vụ trước khi các mẫu xe 152mm được Kharkov phát triển xong. Cùng thuộc chương trình này là mẫu Object 188 chính là T-90 sau này, tạm gọi là T-90 của Nga, tuy nhiên Object 188 là xe do nhà nước trả tiền còn Object 187 là do chính UKBTM tự tay làm. Object 188 có ít thay đổi so với T-72B còn Object 187 gần như là xe mới hoàn toàn.
Một điểm đột phá của 187 đó là xe bỏ hoàn toàn thiết kế thân của T-64 mà UKBTM phải sử dụng cho T-72, giúp cải thiện không gian cho tổ lái cũng như nâng cao khả năng bảo vệ của xe. Tháp pháo của xe sử dụng tháp pháo hàn mới, cùng lúc đó 188 và T-80UD cũng được phát triển tháp pháo hàn, tuy nhiên tháp của 187 là đột phá nhất. Giáp phản ứng nổ của xe là tiền thân của Relikt hiện nay và xe trang bị hệ thống phòng thủ Shtora-1.
Pháo chính của xe là pháo 125mm nòng trơn 2A66 (D-91T) với đạn xuyên vượt tốc 3BM-39 với lõi xuyên Uranium nghèo nguyên khối tỉ lệ đường kính độ dài lên tới 20 với thiết kế mũi xuyên chống giáp phản ứng. Nòng pháo trang bị đầu nòng, tuy nhiên công dụng chính của nó là để tránh vụ nổ đầu nòng ảnh hưởng tới tên lửa hơn là giảm giật. Tuy nhiên trên một số nguyên mẫu vẫn sử dụng pháo 2A46M. Xe trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực 1A45 tiên tiến ở thời điểm.
Điểm đáng chú ý nhất của xe là hệ thống động lực, mỗi nguyên mẫu xe lại sử dụng động cơ và hộp số khác nhau để so sánh tìm ra mẫu tốt nhất, ví dụ như động cơ piston 2 thì đối đấu, động cơ Piston chữ V, động cơ turbine của T-80, trong đó loại động cơ được chọn là động cơ piston chữ X 1200 mã lực mới. Hệ thống treo và xích của xe cũng được cải tiến tối đa.
Tuy trong quá trình thử nghiệm xe trình diễn khả năng cơ động, bảo vệ và hỏa lực rất tốt, xe không được Liên Xô đưa vào trang bị, thay vào đó Liên Xô chú ý hơn tới Object 188, xe có thân xe tháp pháo tương tự T-72B, hệ thống kiểm soát hỏa lực tối giản, động cơ V quen thuộc. Sau khi Liên Xô xụp đổ, thì Yeltsin chốt hạ phát cuối, lấy tên của T-90 của Object 187 đặt cho Object 188(ban đầu là T-88), xe cũng nhận được một phần hệ thống kiểm soát hỏa lực của 187.

1637970725409.png
1637970728731.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Lộ diện lô T-14 Armata đang lắp ráp cho Quân đội Nga


1638064536612.png



1638064736998.png



1638064713009.png



1638064604122.png


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Bô trí thiết bị của hệ thống kiểm soát hỏa lực bên ngoài xe Object 195 T-95.

Chính giữa tháp là kính ngắm toàn cảnh đa kênh cho trưởng xe. Phía trước nó là đài RADAR để phục vụ hệ thống kích nổ đạn nổ mảnh trên không. Hai bên tháp pháo là 2 kính ngắm cho pháo thủ, 1 kính ảnh nhiệt 1 kính truyền hình. Phía trên thân, ngay trước vị trí trưởng xe là một kính phụ nữa. Xe có một pháo 30mm 2A42, có vẻ là do pháo thủ kiểm soát.

So với T-14 Armata, thì T-14 đã có hệ thống kiểm soát hỏa lực gọn hơn, với việc pháo thủ có 1 kính ngắm đa kênh ở bên trái tháp pháo và không cần RADAR cho hệ thống kích nổ đạn. Trưởng xe có một kính ngắm đa kênh đa nhiệm lắp cùng với súng máy 7,62
1640571297171.png
1640571311291.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Xe tank Hàn cạnh tranh gay gắt với tank Đức ngay tại Eu

K2NO và Leopard 2A7+ được Hàn và Đức gửi tới Na Uy để thử nghiệm đánh giá chọn tăng mới cho Na Uy.


bọn eu có ngày cũng lụi bại cnqp nếu cứ bám theo mỹ, giờ bị cả Hàn nó cạnh tranh, giống như mảng xe điện giờ là cuộc chơi của Mỹ Hàn Tàu
1642220682210.png
1642220692158.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2?
Hồng Anh | 29/01/2022 09:32 AM

15

Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2?

Xe tăng Tiger II hay còn gọi là 'Vua Hổ' ra đời từ mong muốn của trùm phát xít Adolf Hitler muốn lắp đặt pháo L71 cỡ nòng 88mm vào một chiếc xe tăng.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bước vào những năm cuối cùng, Đức mới thật sự đẩy mạnh ranh giới của những gì có thể xảy ra trong thế giới quân sự. Nước này bắt đầu phát triển nhiều vũ khí và phương tiện quân sự đáng gờm, chẳng hạn như máy bay phản lực chiến đấu Messerschmitt Me 262.
Ngoài ra, còn có những vũ khí đáng kinh ngạc khác như tên lửa V1 và V2. Song điều được Berlin chú trọng hơn cả là việc nâng cấp sư đoàn thiết giáp. Dù đã sở hữu xe tăng hạng nặng Tiger 1, nhưng Đức vẫn mong muốn tạo ra một loại xe tăng đáng sợ hơn.

Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2? - Ảnh 1.

King Tiger trong một bảo tàng. Ảnh: Wikipedia.
Để đáp ứng nhu cầu của quân đội, công ty Henschel & Son đã cho ra đời xe tăng Tiger II, hay còn gọi là "Vua Hổ".
Xe tăng này được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1944 và chỉ phục vụ trong vòng 1 năm cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945. Nhiều người cho rằng "Vua Hổ" là bước phát triển tối ưu nhất của công nghệ xe tăng Đức nhưng nó lại xuất hiện quá muộn vì thế không thể giúp Berlin vượt qua cuộc chiến này.
Yêu cầu của Hitler
"Vua Hổ" ra đời từ mong muốn của trùm phát xít Adolf Hitler muốn lắp đặt pháo L71 cỡ nòng 88mm vào một chiếc xe tăng. Khẩu pháo này thậm chí còn lớn hơn khẩu pháo của Tiger I. Vì thế, Hitler đã yêu cầu 2 công ty chế tạo Tiger I là Porsche và Henschel xem xét lắp khẩu pháo mới này vào khung gầm phiên bản cải tiến của Tiger.
Tuy vậy, 2 công ty nói trên đã đưa ra những khái niệm rất khác nhau. Porsche đã trình bày 2 phiên bản xe tăng: một loại có tháp pháo phía trước và loại kia có tháp pháo phía sau, cả 2 đều sử dụng hệ dẫn động xăng – điện tương tự như Tiger I.
Trong khi đó, Henschel lại đưa ra ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Mẫu xe tăng của công ty này sẽ có thân giống xe tăng thường nhưng lớn hơn so với phiên bản Tiger đời đầu, được bọc lớp giáp nhiều góc cạnh cả ở phía trước và phía sau, giống xe tăng Panther. Nó sử dụng bánh xích giống Tiger 1, với 2 đường ray tiêu chuẩn, một để sử dụng trong điều kiện chiến đấu và một để sử dụng cho giao thông vận tải. Nhờ thiết kế này, Henschel đã giành được hợp đồng.
Từng được kỳ vọng là "át chủ bài"
Tiger II được đưa vào sản xuất vào tháng 12/1943, với tháp pháo được sửa đổi từ tháp pháo của tập đoàn Krupp. Tháp pháo mới có cấu tạo đơn giản hơn, dù trước đó Henschel đã lắp đặt 50 tháp pháo cũ cho 50 chiếc Tiger 2 do tập đoàn này chế tạo. Tiger II trang bị pháo Kwk 43 L71 cỡ nòng 88mm có khả năng xuyên giáp rất tốt với kính ngắm TZF-9d cho độ chính xác rất cao.
Do ra đời khá muộn, vào thời điểm nước Đức bắt đầu đối mặt nhiều khó khăn, nên Vua Hổ được sử dụng rất hạn chế. Nó từng được kỳ vọng sẽ là át chủ bài thay đổi cuộc chơi. Tiger II có nhiệm vụ tương tự xe tăng IS-2 của Liên Xô, đó là đứng từ xa bắn tiêu diệt xe tăng địch, cũng như thu hút hỏa lực để yểm trợ đơn vị bạn.
"Vua Hổ" lần đầu tiên được sử dụng trong Trận Normandy vào tháng 7/1944 và nhanh chóng được triển khai trên Mặt trận phía Đông vào tháng 8/1944. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong Trận Ardennes năm 1944 – giai đoạn cuối Thế chiến 2. Khoảng 150 chiếc Tiger II đã được triển khai trong trận đánh này nhưng hầu hết đều chịu tổn thất. Đây là một thất bại lớn đối với Đức khi nước này chỉ có gần 500 chiếc Tiger II ở thời điểm đó.
Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2? - Ảnh 2.

Kích thước khổng lồ của xe tăng Tiger. Ảnh: Wagner
Số phận ngắn ngủi của Tiger II
Phiên bản đầu tiên của Tiger II thiếu độ tin cậy, nhưng sau khi nhà thiết kế sửa đổi vòng đệm và các bộ phận dẫn động của xe tăng, tỷ lệ tin cậy của nó đã tăng lên 59%, gần bằng mẫu xe tăng Panzer IV với 62%. Là xe tăng hạng nặng song Tiger II lại khá cơ động, tốt hơn nhiều so với xe tăng của khối Đồng minh.
TIN LIÊN QUAN
Lớp giáp của nó có chức năng bảo vệ cực kỳ hiệu quả với nơi dày nhất đạt tới 150mm và chưa có thông tin hoặc hình ảnh nào cho thấy lớp giáp trước của Tiger II bị xuyên thủng. Tuy vậy, việc mang bộ giáp quá dày khiến trọng lượng của xe tăng nặng tới gần 70 tấn. Hỏa lực của Tiger II được đánh giá là vô cùng khủng khiếp. Khẩu pháo 88 mm nòng dài có thể dễ dàng xuyên giáp xe tăng Đồng minh và phá hủy chúng.
Dù lợi hại như vậy, nhưng thời gian phục vụ của "Vua Hổ" lại rất ngắn ngủi. Vào thời điểm Đức cần những cỗ máy chiến đấu đơn giản và hiệu quả thì Tiger II lại không đáp ứng được tiêu chí này. Do quá trình sản xuất rất phức tạp, hơn nữa lại ra đời vào giai đoạn Đức gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nhiên liệu cho máy bay, xe tăng, xe tải cùng một loạt vấn đề khác nên số lượng xe tăng Tiger II được sản xuất rất ít.
Bên cạnh đó, vấn đề về độ tin cậy mà Tiger II gặp phải trong thời gian đầu vẫn chưa được giải quyết triệt để, vì thế Berlin đã từ bỏ ý định sản xuất thêm loại xe tăng này. Chính vì những lý do đó nên "Vua Hổ" không thể giúp Đức xoay chuyển cục diện chiến tranh. Nhưng dù sau đây vẫn là một vũ khí ấn tượng và nếu nó được sản xuất với số lượng lớn thì chắc chắn sẽ khiến phe Đồng minh phải đau đầu đối phó ở giai đoạn cuối của Thế chiến 2./
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
T72B3 tiêu diệt kha khá T64 Ukr
1 lần nữa cho thấy dù Ukr có thừa hưởng di sản chế tạo tank LX + NATO hỗ trợ nâng cấp, thì vẫn ko vượt qua được đàn anh Nga về xe tank

1645805410367.png
1645805426885.png
1645805435203.png
1645805443805.png
1645808523098.png


 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga cuối cùng đã triển khai xe tăng tối tân đến Ukraine: Sự hiện diện của T-90M có ý nghĩa thế nào?
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ tư, ngày 27/04/2022 - 10:46Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Vào ngày 26/4, hình ảnh đầu tiên xuất hiện cho thấy xe tang T-90M của Nga đã xuất hiện ở Ukraine.

View attachment 7077559
Mẫu xe tăng T-90M của quân đội Nga (Ảnh: Military Watch)
Đây là một diễn biến đáng chú ý và được cho là có thể cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của các lực lượng Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Bên cạnh mẫu xe tăng thế hệ tiếp theo T-14 – hiện đang biên chế một cách hạn chế - thì T-90M được xem là mẫu tăng mạnh mẽ trong quân đội Nga và xét về mặt công nghệ, nó đi trước bất kỳ xe tăng nào của Nga khoảng một thập kỷ.
Hiện chỉ có khoảng 100 chiếc trong biên chế, bắt đầu từ đầu năm 2020, sự vắng bóng T-90M trên các tiền tuyến ở Ukraine từ lâu đã được cho là do Nga đang “ém hàng” và tự tin vào khả năng của các nền tảng xe tăng cũ hơn, như T-72B3M để đạt được các mục tiêu trong chiến dịch.
T-72B3 và T-72B3M hiện đang hình thành nên “xương sống” của các đơn vị xe tăng Nga, với ước tính có khoảng 850 và 550 chiếc (theo thứ tự) đang trong biên chế. Mặc dù được cho là ưu việt hơn các mẫu tăng T-64 và T-72A đã lỗi thời của Ukraine, nhưng một số báo cáo chỉ ra rằng xe tăng Nga đã chịu tổn thất đáng kể do Ukraine nhận được các tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp.
Mặc dù chỉ được xem là sự thay thế với giá rẻ hơn T-14, nhưng khả năng sống sót, nhận thức tình huống, tính cơ động và hỏa lực của T-90M vẫn vượt xa những mẫu xe tăng khác của Nga.


1651116596976.png
Hình ảnh được cho là T-90M của Nga xuất hiện trên chiến trường Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Quân đội Nga được cho là có ý định biên chế khoảng 600 chiếc T-90M, nâng cấp 400 chiếc T-90A và chế tạo thêm khoảng 200 chiếc. Mặc dù đã có vài nghìn chiếc T-90 được Nga sản xuất, nhưng phần lớn trong số này được xuất khẩu đến các nước trên thế giới, trong đó có Turkmenistan, Ấn Độ, Algeria, Uganda và nhiều nước khác.



Nếu như những báo cáo về tổn thất của T-72B3/B3M là chính xác, Nga có thể sẽ phải tăng tốc sản xuất thêm T-90M và thậm chí là thêm cả T-14 để tăng cường khả năng chiến đấu trên các chiến trường hiện đại. Tuy nhiên, một số nguồn tin khác chỉ ra rằng, hiệu quả của xe tăng T-72B3 là ở trên mức trung bình, nhưng các chiến thuật của Nga nhiều lúc lại không hiệu quả, hoặc thông tin về tổn thất của các đơn vị xe tăng Nga chỉ là tin giả.

Sự ưu việt của T-90M so với các mẫu cũ hơn của Nga cần phải kể đến là, việc tích hợp súng nòng trơn 2A46M-5 125mm, có thể sử dụng loại đạn 3BM-69/70 và nhiều loại đạn mới khác, nó cũng có hệ thống hình ảnh tầm nhiệt cho sĩ quan chỉ huy và lính khai hỏa. Khả năng sống sót của T-90M được cải thiện nhờ vào các biến thể mới của giáp phản ứng nổ Relikt và hệ thống bảo vệ tích cực (APS) Afghanit, một động cơ mạnh mẽ và lớp giáp tăng cường cho đạn dược tích trữ bên trong.
Việc Nga triển khai T-90M có khả năng là để thử nghiệm khả năng của nó trên chiến trường thực tế, nhưng cũng có thể là động thái mà Nga đưa ra để thể hiện sự quyết tâm đạt được mục đích cụ thể trên chiến trường. Tuy nhiên, việc triển khai T-90M cũng có những hậu quả tiềm tàng, ví dụ như khả năng mẫu xe tăng này bị thu giữ và nghiên cứu bởi phương Tây.

Chưa biết có giúp thay đổi cán cân hay ko, thời gian sẽ trả lời, nhưng sự thật từ khi Nga đưa vào T90M thì quân Ukraine ko còn công bố video bắn hạ loại T90 nữa. Điều đó cho thấy Javelin vô dụng trước quái thú Nga

 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
T-72B3

Dòng xe tăng đông đảo nhất trong cuộc chiến Ukraine - T-72B3
131
https://vietnamnet.vn/dong-xe-tang-t72-dong-dao-nhat-trong-cuoc-chien-ukraine-2010290.html#zalo

Việc Cộng hòa Czech cung cấp xe tăng T-72 cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga đã làm cho “mật độ” loại vũ khí hạng nặng này trên chiến trường dầy hơn bao giờ hết.
T-72 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Liên Xô, do Nhà máy Uralvagonzavod sản xuất năm 1971 và đưa vào sử dụng năm 1972. Được phát triển từ dòng tăng T-62 kết hợp một số chi tiết kỹ thuật từ tăng T-64, T-72 không đơn thuần là một mẫu cải tiến mà là một kiểu mới hoàn toàn và vượt trội so với T-62.

Mẫu xe tăng T-72 cơ bản có trọng lượng 41 tấn, dài 6,9m, rộng 3,6m, cao 3,2m, kíp chiến đấu 3 người. Động cơ diesel V-84-1 có công suất 780 mã lực (các phiên bản sau 840 mã lực, rồi 1.000 mã lực), được thiết kế rất tốt trong việc thải khói và chạy rất êm, nhờ đó giảm đáng kể độ xóc gây mệt mỏi cho tổ lái. Công suất này giúp xe đạt tốc độ 60km/h trên đường bằng phẳng và 45km/h trên đường gồ ghề; tầm hoạt động 450-460km (600-900km khi có bình dầu phụ).
Vũ khí chính của xe là 1 pháo nòng trơn 125mm 2A46M, 1 súng 12,7mm NSV hay DShK trên tháp pháo, 1 súng máy đồng trục 7,62mm; xe có thể bắn tên lửa điều khiển chống tăng qua nòng pháo.
Vỏ giáp của T-72 thay đổi tùy theo phiên bản, các phiên bản cao cấp có giáp dày gấp đôi những phiên bản cấp thấp. Nhìn chung, T-72 có hệ thống giáp bảo vệ rất tốt, được đánh giá là đủ sức chống lại các loại đạn trên các xe tăng phương Tây cùng thời. Năm 1996, trong một lần thử nghiệm, quân đội Mỹ sử dụng đạn xuyên giáp cỡ 120mm loại M829A1 (loại đạn có lõi Uranium nghèo trang bị cho xe tăng M1A2 của Mỹ khi đó, sức xuyên ~650mm thép RHA ở cự ly 2.000 mét), đã không thể xuyên thủng giáp trước của chiếc T-72A mục tiêu, kể cả ở cự ly gần.
Ngay sau khi được đưa vào sử dụng, T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực của Quân đội Liên Xô và là niềm tự hào của lực lượng tăng-thiết giáp nước này, bởi nó đã góp phần đưa những mẫu tăng cùng thời của phương Tây như Patton và Leopard-1 vào “bảo tàng”.
Từ cuối những năm 1980, sau khi những phiên bản đời đầu của T-72 trở nên lạc hậu so với các loại tăng như M1 Abrams, Leopard-2, Challenger.., ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã nhanh chóng cải tiến hiện đại hóa, cho ra đời những “hậu duệ” danh tiếng như T-72BM Rogatka, T-72B3.
Phiên bản T-72B3
Cũng có mặt ở Ukraine là xe tăng T-72B3, phiên bản nâng cấp của T-72. So với T-72 đời trước, T-72B3 có hệ thống điều khiển hỏa lực và máy tính đường đạn hoàn toàn mới. Pháo thủ có thể ngắm bắn ở khoảng cách xa và chính xác hơn nhờ tổ hợp kính ngắm đa kênh. Khả năng tiến công của phiên bản T-72B3 cũng cải thiện rõ rệt khi được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực Sosna-U kèm kính ảnh nhiệt của tăng T-90MS, cho phép phát hiện, nhận diện mục tiêu xe tăng từ khoảng cách 10.500 m vào ban ngày và 2.200 m ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Trưởng xe có thể tìm kiếm và quay pháo về phía mục tiêu, pháo thủ chỉ việc điều chỉnh đường ngắm chính xác và khai hỏa, trong lúc đó, trưởng xe tiếp tục phát hiện mục tiêu mới. Pháo 2A46M5 đời mới trên T-72B3 có độ chụm đạn cao hơn nhiều so với phiên bản cũ.
Phần sau tháp pháo, đuôi xe và hai bên động cơ đều được gắn giáp lồng, giúp chặn đạn nổ lõm (HEAT) hiệu quả hơn.
Những chiếc T-72B3 đầu tiên sử dụng động cơ V-84-1 với công suất 840 mã lực. Tuy nhiên, các loạt xe sau này đều được lắp động cơ V-92S2F công suất 1.130 mã lực, cho phép chúng đạt tốc độ tối đa tới 77km/h (trong giải đua Tank Biathlon tại Army Games năm 2021, kíp lái của đội tuyển Nga đã có thời điểm đạt 82km/h).
Quân đội Nga đã nâng cấp khoảng 1.400 chiếc T-72 lên chuẩn T-72B3, bảo đảm khả năng chiến đấu và sống sót không thua kém các xe tăng chủ chiến T-80, T-90A. Nước này cũng ra mắt phiên bản T-72B3M được tăng cường đáng kể năng lực phòng vệ.
Hiện nay, xe tăng T-72 được sử dụng rộng rãi ở 40 quốc gia với nhiều phiên bản từ cũ tới mới, vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại của phương Tây. Quân đội Nga vẫn đang sử dụng hàng nghìn xe tăng T-72 và vẫn đang nâng cấp chúng để tiếp tục kéo dài niên hạn phục vụ. Một phiên bản hiện đại hóa của T-72 chính là T-90, được xem là loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới trong thập niên 2010.
Xe tăng T-72 cũng được xem là “vô địch” trong việc sử dụng thực chiến, bởi đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang như cuộc chiến Libăng năm 1982, chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, hai cuộc chiến Chechnya, chiến tranh vùng Vịnh 1991, cuộc chiến Nam Osetia 2008, cuộc chiến Syria và nay là Ukraine.
Điều đặc biệt, ngoài Nga, khoảng 20 nước khác – như Ukraine, Ba Lan, Czech, Romania, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi… cũng sản xuất T-72 hoặc các mẫu tăng giống như T-72, có nước sản xuất công khai hợp pháp, có nước sản xuất "chui". Tính chung, đã có hơn 25.000 xe tăng T-72 thuộc mọi phiên bản được sản xuất trên thế giới, làm cho dòng tăng này có số lượng nhiều nhất thế giới.

 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Ba Lan gởi tăng T-72 cho Ukraine, đổi lấy Challenger 2 hiện đại của Anh

4.6
RẤT HAY VÀ HỮU ÍCH!/5 người

bk9sw

+ Theo dõi
4 thángBình luận: 200

Thông báo
Ba Lan gởi tăng T-72 cho Ukraine, đổi lấy Challenger 2 hiện đại của Anh


Và như vậy Ba Lan sẽ gởi xe tăng T-72 cho Ukraine, thủ tướng Mateusz Morawiecki đã xác nhận điều này không lâu sau khi thủ tướng Anh - Boris Johnson tiết lộ kế hoạch sẽ cung cấp cho Ba Lan một số lượng không tiết lộ xe tăng Challenger 2 để "bù" cho nhu cầu hoạt động của quân đội nước này.

Phỏng vấn với kênh Polsat News, thủ tướng Morawiecki nói: "Ngày nay, vũ khí của chúng ta đang được sử dụng để bảo vệ nền độc lập của chúng ta nhưng ở cách biên giới Ba Lan 500 km." Ông chưa tiết lộ về số lượng xe tăng T-72 được giao nhưng cho biết sẽ công bố vào thời điểm phù hợp.

Vào năm 2019, Bộ quốc phòng Ba Lan đã ký hợp đồng với một nhóm gồm nhiều công ty địa phương, dẫn đầu là tập đoàn quốc phòng PGZ để nâng cấp 318 chiếc T-72. Bên cạnh đó, chỉ hồi đầu tháng này thì Ba Lan cũng đã ký thỏa thuận trị giá 4,75 tỉ đô để mua 250 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams SEPv3 của Mỹ.


T-72 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực có từ thời Liên Xô, bắt đầu được sản xuất từ năm 1969 đến nay. Đây cũng là dòng xe tăng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến tranh đương đại từ năm 1980 trong chiến tranh Iran - Iraq đến gần đây như cuộc đụng độ tại bùng Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan và chiến tranh Nga - Ukraine. Tại chiến trường Ukraine, T-72 được lực lượng Nga sử dụng với số lượng lớn, chủ yếu là biến thể T-72B3 và T-72B. Ukraine trước khi chiến sự nổ ra cũng sở hữu một số lượng ít những chiếc T-72 đã được hiện đại hóa (video trên).

[IMG]

Ảnh trên là phiên bản T-72M1R được hiện đại hóa từ T-72M1 (biến thể xuất khẩu của T-72A) của Ba Lan. Động cơ xe được nâng cấp với công suất lớn hơn từ nguyên bản 780 mã lực, đi kèm với hệ thống khởi động điện tử, thêm hệ thống quang điện tử thụ động cho lái xe và chỉ huy, camera ảnh hóa nhiệt KLW-1 Asteria, hệ thống liên lạc điện tử và hệ thống quản lý chiến trận (BMS). Những chiếc tăng T-72M1R cải tiến sẽ có thể đạt vận tốc 80 km/h, hệ thống vũ khí gồm pháo 2A46 125 mm, 2 súng máy PKT 7,62 mm và 1 súng máy WKM 12,7 mm. Ngoài T-72M1 thì Ba Lan còn có PT-91 Twardy - một phiên bản nâng cấp của T-72M1 với hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, động cơ cải tiến và giáp phản ứng nổ (ERA). Theo Army Recognition thì Ba Lan có khoảng 232 chiếc PT-91 Twardy, 127 chiếc T-72A/T-72M1 sẵn sàng hoạt động và 257 chiếc đang được cất kho.


Chuyển giao T-72 cho Ukraine, Ba Lan sẽ đắp vào đội hình những chiếc Challenger 2 mới hơn. Challenger 2 là dòng xe tăng chủ lực thế hệ 3 của Anh, nó được thiết kế và chế tạo bởi Vickers Defence Systems (giờ là BAE Systems Land & Armaments). Challenger 2 được phát triển thay thế cho Challenger 1, nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo vào năm 1988 và bắt đầu được sản xuất từ năm 1993. Challenger 2 được trang bị giáp Chobham - loại giáp bằng vật liệu composite và cũng là loại giáp được trang bị trên M1 Abrams và hệ thống bảo vệ sinh hóa (NBC).

004 Challenger 2.jpg

Trang bị vũ khí trên Challenger 2 gồm pháo chính L30A1 120 mm nòng rãnh xoắn của Royal Ordnance hoặc L55 120 mm nòng trơn của Rheinmetall, súng máy L94A1 và L37A2 đều bắn đạn 7,62 mm. Challenger dùng động cơ V12 diesel của Perkins cho công suất 1200 mã lực, đạt vận tốc tối đa 59 km/h trên đường hay 40 km/h trên địa hình khác. Challenger 2 chỉ mới được tham chiến tại một số chiến trường như Bosnia & Herzegovina và Iraq. Ngoài Anh thì Oman là quốc gia thứ 2 sử dụng Challenger 2.

Theo: DefenseNews


Xem thêm

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top