Vỏ giáp tăng bằng sợi thép: Tốn tiền, kém hiệu quả!
(Bình luận quân sự) - Vỏ giáp xe tăng bằng sợi thép! Giải pháp này có hữu ích không? Theo giới chuyên gia Nga, điều này không mang lại hiệu quả bảo vệ cao.
Vừa qua, một số phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin rằng, các nhà khoa học Nga đã phát triển công nghệ sản xuất vỏ giáp xe tăng mới rất ưu việt.
Theo đó, Quỹ Nghiên cứu Tiềm năng (FPI) của Nga thông báo rằng, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Bryansk (BSTU) đã phát triển một công nghệ mới sử dụng sợi để chế tạo vỏ giáp bền, nhẹ và rẻ cho xe tăng.
Theo thông tin từ FPI, vỏ giáp mới được chế tạo bằng bằng cách nung chảy sợi cùng với phụ gia. Sau đó, thép sẽ được làm cứng bằng hiệu ứng biến dạng sóng. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, một luồng xung động tác động lên vật liệu để tạo ra lớp vỏ sâu hơn, có độ bền cao hơn.
Theo các nhà phát triển, vỏ giáp xe tăng mới như vậy có chi phí sản xuất rẻ hơn và trở nên nhẹ hơn và mạnh hơn so với vỏ giáp được sản xuất theo phương pháp cán tiêu chuẩn và việc sử dụng công nghệ mới sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng chiến đấu của xe bọc thép.
FPI lưu ý rằng, công nghệ mới làm giảm đáng kể chi phí về kim loại trong sản xuất vỏ giáp và đồng thời tăng cường độ bền của chúng so với thép chế tạo theo phương pháp cán tiêu chuẩn. Ngoài ra, vỏ giáp mới cũng nhẹ hơn 15-30% so với vỏ giáp thông thường.
Ngày nay, độ bền và trọng lượng của vỏ giáp có tầm quan trọng hàng đầu bởi vì các loại vũ khí chống tăng đang trở nên hiệu quả hơn. Do đó, phát kiến công nghệ mới đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, trong bài bình luận cho hãng tin Nga Sputnik, chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan xe tăng Nga Viktor Murakhovsky đã tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của loại giáp như vậy.
|
Xe tăng T-90 Nga được bảo vệ an toàn bằng nhiều hệ thống phòng thủ chủ động và thụ động |
Theo ông Murakhovsky, những công nghệ mới này không mang tính cách mạng trong việc chế tạo xe tăng.
Các nguyên tắc vật lý về "độ chế" vỏ giáp bảo đảm khả năng chống chịu đạn tích lũy và đạn động năng được biết đến từ lâu và đã có rất nhiều phát minh mới trong lĩnh vực này, nhưng ngày nay, việc bảo vệ chiếc xe tăng không còn phụ thuộc vào vỏ giáp.
Chuyên gia Murakhovsky chỉ ra, mặc dù công nghệ mới có thể cải tiến vật liệu để sản xuất vỏ giáp, có thể làm giảm trọng lượng, tăng tốc độ, nâng cấp độ bảo vệ xe thiết giáp, nhưng chỉ tăng thêm vài phần trăm.
Theo ông Murakhovsky, thực hành chế tạo xe bọc thép, các cuộc thử nghiệm và việc sử dụng chúng trong thực tế chiến đấu đã chứng minh rằng, ngoài các hệ thống phòng vệ của bản thân xe tăng, chiến thuật đúng đắn trong sử dụng xe bọc thép, sự tương tác của các quân-binh chủng trên chiến trường có tầm quan trọng lớn hơn nhiều.
Chi phí cho chiến thuật đúng đắn như vậy hiệu quả hơn nhiều so với chi phí cho việc tăng một chút "độ chế" vỏ giáp.
“Một ví dụ gần đây là các trận chiến tại Syria. Nhờ chiến thuật đúng đắn, những chiếc xe tăng T-55 hoạt động rất thành công, hơn nữa, đây là loại xe tăng được sản xuất từ những năm 1960 chứ không phải phiên bản hiện đại hóa” - chuyên gia Murakhovsky nhận xét.
Ngoài ra, sự hiệu quả của xe tăng T-90MS Nga trên chiến trường Syria được đảm bảo chủ yếu nhờ hệ thống phòng thủ chủ động (APS) Shtora-1; hệ thống giáp phản ứng nổ Relikt và giáp composite. Ngày nay, vai trò bảo vệ chính xho xe tăng sẽ là của APS Arena.
Mặt khác, theo Viktor Murakhovsky, việc cải thiện vài phần trăm độ bền của vỏ giáp đòi hỏi những khoản đầu tư lớn vào việc triển khai các công nghệ như vậy tại các cơ sở sản xuất, trong khi hiệu quả của chúng không được nâng cao một cách rõ rệt.
“Hãy tưởng tượng rằng, toàn bộ ngành công nghiệp xe tăng của Nga chuyển sang sử dụng công nghệ phụ gia. Đây không phải là những máy in 3D, mà là các thiết bị công nghiệp khổng lồ đòi hỏi chi phí tương đương với chi phí sản xuất hai sư đoàn xe tăng hiện đại nhất. Chi phí lớn như vậy có thật sự hữu ích như người ta đã nói hay không? Tôi không chắc” - ông Viktor Murakhovsky nói.
Chuyên gia Nga cho rằng, kết quả tốt nhất chỉ có được khi kết hợp các hệ thống bảo vệ xe tăng khác nhau, bao gồm cả cấu trúc của chính lớp giáp, cùng với các hệ thống phòng thủ thụ động và chủ động.
Các xe tăng Nga được trang bị vỏ giáp nhiều lớp, bao gồm vật liệu tổng hợp, polyme, chất độn gốm. Việc chuyển sang sử dụng vỏ giáp nhiều lớp thay cho lớp giáp "đồng nhất" và việc tích hợp cho xe tăng và xe thiết giáp các hệ thống phòng vệ chủ động đã làm tăng độ an toàn của các phương tiện chiến đấu lên hàng chục phần trăm. Còn việc tăng cường vỏ giáp tự nó không thể mang lại hiệu quả mong muốn.
Vỏ giáp xe tăng bằng sợi thép! Giải pháp này có hữu ích không? Theo giới chuyên gia Nga, điều này không mang lại hiệu quả bảo vệ cao.
datviet.trithuccuocsong.vn