- Biển số
- OF-781052
- Ngày cấp bằng
- 18/6/21
- Số km
- 4,122
- Động cơ
- 68,774 Mã lực
- Tuổi
- 124
“Huyền thoại” xe tăng phương Tây tan vỡ trên chiến trường Ukraine?
Thu Thủy
Thứ Hai 29/01/2024 09:11 (GMT+7)
FacebookTwitterZaloEmailCopy linkTheo dõi Viettimes
0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
VietTimes – Theo thống kê từ trang web quân sự Hà Lan Oryx, tính đến tháng 1/2024, quân đội Ukraine đã mất tới 34 xe tăng Leopard-2 trong số hơn 70 chiếc họ đã nhận được từ các nước phương Tây.
Ba Lan chuyển giao lô xe tăng chủ lực Leopard-2 đầu tiên cho Ukraine
Hà Lan và Đan Mạch chuẩn bị cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2A4
Công ty Đức Rheinmetall tiếp tục cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng chủ lực Leopard 2A4
Bài viết đăng trên Oryx, trang web nguồn tình báo mở của Hà Lan chuyên phân tích và thống kê về quân sự quốc tế, ngày 24/1/2024 cho biết, 34 xe tăng Leopard-2 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến này bao gồm hầu hết tất cả các mẫu xe tăng chính của dòng xe tăng Leopard-2 hiện đang được quân đội các nước phương Tây sử dụng. Trong 34 chiếc bị diệt có 15 chiếc Leopard 2-A4, 1 chiếc Leopard-2A5, 12 chiếc Leopard-2A6 và phiên bản Leopard-2A5 của Thụy Điển chế tạo là Stv-122 bị mất 6 chiếc.
Phương Tây cho đến nay đã cung cấp tổng cộng hơn 70 xe tăng dòng Leopard-2 cho Ukraine. Điều rất thú vị là ngoài Đức, quê hương của Leopard- 2, còn có nhiều xe tăng dòng Leopard-2 được chuyển đến Ukraine từ Ba Lan, Canada, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, những quốc gia thực sự đã thành lập một liên minh xe tăng. Con số tổn thất của Leopard-2 hiện nay đã lên tới gần một nửa tổng số xe tăng loại này mà quân đội Ukraina nhận được. Trước khi xe tăng Abram-M1 của Mỹ được đưa vào chiến trường này, Leopard-2 là loại xe tăng tiên tiến nhất được phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Xe tăng Leopard-2 phương Tây được vận chuyển đến Ukraine bằng xe lửa (Ảnh: Sohu)
Năm 2022, khi một số lượng lớn xe tăng Nga bị phá hủy khiến nhiều người cho rằng “huyền thoại” về xe tăng Nga đã tan vỡ. Vậy liệu có phải giờ đây “huyền thoại” xe tăng phương Tây cũng đã tan vỡ?
Các xe tăng hiện đại của Nga và phương Tây cơ bản được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Môi trường chiến trường mặc định là các trận chiến xe tăng quy mô lớn hoặc các hoạt động tấn công đột kích nhanh. Tuy nhiên, chiến tranh Nga-Ukraine hiện đã rơi vào thế trận giằng co, xe tăng của hai bên đều phải đương đầu với tuyến phòng thủ đã chuẩn bị sẵn của đối phương bằng số lượng lớn hỏa lực pháo binh, các bãi mìn, máy bay không người lái và tên lửa chống tăng và chúng đương nhiên đối mặt với khả năng bị tiêu diệt.
Skip Ad
Mặc dù xe tăng phương Tây đắt tiền và tinh vi hơn nhưng hiệu suất của chúng trước hỏa lực chống tăng siêu bão hòa về cơ bản sẽ không khác biệt nhiều so với dòng tăng “T-series” của Nga. Chìa khóa để sử dụng thành công xe tăng là chiến thuật đúng đắn và khả năng hiệp đồng nhiều quân, binh chủng, tính năng của trang thiết bị đã trở nên thứ yếu.
Nhưng mặt khác, xe tăng Leopard-2 vẫn có ưu thế nhất định về tỷ lệ thiệt hại toàn bộ. Ví dụ, trong số 12 chiếc Leopard-2A6 bị mất, chỉ có 4 chiếc được đánh giá là hư hại hoàn toàn không thể sửa chữa được. Điều này có nghĩa là nhiều chiếc Leopard-2 bị tổn thất có thể được thu hồi và sửa chữa, tỷ lệ hư hỏng hoàn toàn thấp và số lượng lính xe tăng thiệt mạng trong trận chiến cũng tương đối ít. Điều này rất quan trọng để bảo toàn đội ngũ kíp chiến đấu giàu kinh nghiệm
Olexandr Solon'ko, một người lính trong kíp chiến đấu xe tăng Leopard-2 của Ukraine, cho biết: "Ngay cả những thiết bị bị hư hỏng nghiêm trọng, chúng tôi cũng cố gắng thu hồi và sửa chữa được; xe hư hại có thể phục hồi được nhưng không thể phục hồi được mạng sống con người".
Leopard-2 là loại xe tăng thông dụng ở các nước NATO. Quân đội Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển, đều sử dụng Leopard-2. Các nước NATO đã cam kết cung cấp cho Ukraina tổng cộng 10 chiếc Strv-122 (Leopard-2A5 do Thụy Điển sửa đổi), 21 chiếc Leopard-2A6 và 74 chiếc Leopard-2A4; hơn 70 chiếc đã được bàn giao.
Xe tăng Strv-122 của Thụy Điển được chế tạo trên cơ sở mẫu Leopard-2A4 (Ảnh: Getty).
Có thể lưu ý rằng Leopard-2A4 có nhiều nhất và cũng bị thiệt hại nhiều nhất vì đây là mẫu có số lượng lớn nhất và lâu đời nhất trong “gia tộc” tăng Leopard-2. Nó chưa được cải tiến bổ sung về giáp và vẫn sử dụng tháp pháo hình vuông. Để so sánh, Strv-122 và Leopard-2A6 có tháp pháo hình mũi tên, được mang các tấm giáp composite mới và có hệ thống quang học tốt hơn; Leopard-2A6 thì pháo chính 120 mm có nòng dài hơn với tầm bắn xa hơn.
Dù là loại nào, trong giai đoạn đầu thiết kế Leopard-2 đều rất coi trọng sự sống còn của tổ lái. Các nhà sản xuất KMW và Rheinmetall khoe họ quan tâm đến việc thiết kế chống cháy nổ cho khoang chứa đạn chính của Leopard-2. Khi khoang chứa đạn bị hư hỏng, nó sẽ có cổng giảm áp để hướng sóng xung kích và ngọn lửa về phía bên ngoài, cách xa những người ngồi trong xe.
Ngược lại, xe tăng Nga thường trữ đạn phía dưới tháp pháo, khi xe tăng bị trúng đạn, chỉ một viên đạn được kích nổ sẽ ngay lập tức kéo theo các viên đạn khác, tháp pháo sẽ bị thổi bay lên trời, khả năng sống sót của ba thành viên kíp xe là cực thấp.
Truyền thông Phương Tây luôn tuyên truyền về khả năng sống còn của tăng Leopard-2 mạnh hơn xe tăng dòng “T-series” của Nga; tuy nhiên với sự phát triển của các loại vũ khí chống tăng hiện nay, khả năng sinh tồn của các mẫu Leopard-2 dù là mới nhất, cũng trở nên mong manh.
Thu Thủy
Thứ Hai 29/01/2024 09:11 (GMT+7)
FacebookTwitterZaloEmailCopy linkTheo dõi Viettimes
0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
VietTimes – Theo thống kê từ trang web quân sự Hà Lan Oryx, tính đến tháng 1/2024, quân đội Ukraine đã mất tới 34 xe tăng Leopard-2 trong số hơn 70 chiếc họ đã nhận được từ các nước phương Tây.
Ba Lan chuyển giao lô xe tăng chủ lực Leopard-2 đầu tiên cho Ukraine
Hà Lan và Đan Mạch chuẩn bị cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2A4
Công ty Đức Rheinmetall tiếp tục cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng chủ lực Leopard 2A4
Bài viết đăng trên Oryx, trang web nguồn tình báo mở của Hà Lan chuyên phân tích và thống kê về quân sự quốc tế, ngày 24/1/2024 cho biết, 34 xe tăng Leopard-2 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến này bao gồm hầu hết tất cả các mẫu xe tăng chính của dòng xe tăng Leopard-2 hiện đang được quân đội các nước phương Tây sử dụng. Trong 34 chiếc bị diệt có 15 chiếc Leopard 2-A4, 1 chiếc Leopard-2A5, 12 chiếc Leopard-2A6 và phiên bản Leopard-2A5 của Thụy Điển chế tạo là Stv-122 bị mất 6 chiếc.
Phương Tây cho đến nay đã cung cấp tổng cộng hơn 70 xe tăng dòng Leopard-2 cho Ukraine. Điều rất thú vị là ngoài Đức, quê hương của Leopard- 2, còn có nhiều xe tăng dòng Leopard-2 được chuyển đến Ukraine từ Ba Lan, Canada, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, những quốc gia thực sự đã thành lập một liên minh xe tăng. Con số tổn thất của Leopard-2 hiện nay đã lên tới gần một nửa tổng số xe tăng loại này mà quân đội Ukraina nhận được. Trước khi xe tăng Abram-M1 của Mỹ được đưa vào chiến trường này, Leopard-2 là loại xe tăng tiên tiến nhất được phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Xe tăng Leopard-2 phương Tây được vận chuyển đến Ukraine bằng xe lửa (Ảnh: Sohu)
Năm 2022, khi một số lượng lớn xe tăng Nga bị phá hủy khiến nhiều người cho rằng “huyền thoại” về xe tăng Nga đã tan vỡ. Vậy liệu có phải giờ đây “huyền thoại” xe tăng phương Tây cũng đã tan vỡ?
Các xe tăng hiện đại của Nga và phương Tây cơ bản được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Môi trường chiến trường mặc định là các trận chiến xe tăng quy mô lớn hoặc các hoạt động tấn công đột kích nhanh. Tuy nhiên, chiến tranh Nga-Ukraine hiện đã rơi vào thế trận giằng co, xe tăng của hai bên đều phải đương đầu với tuyến phòng thủ đã chuẩn bị sẵn của đối phương bằng số lượng lớn hỏa lực pháo binh, các bãi mìn, máy bay không người lái và tên lửa chống tăng và chúng đương nhiên đối mặt với khả năng bị tiêu diệt.
Skip Ad
Mặc dù xe tăng phương Tây đắt tiền và tinh vi hơn nhưng hiệu suất của chúng trước hỏa lực chống tăng siêu bão hòa về cơ bản sẽ không khác biệt nhiều so với dòng tăng “T-series” của Nga. Chìa khóa để sử dụng thành công xe tăng là chiến thuật đúng đắn và khả năng hiệp đồng nhiều quân, binh chủng, tính năng của trang thiết bị đã trở nên thứ yếu.
Nhưng mặt khác, xe tăng Leopard-2 vẫn có ưu thế nhất định về tỷ lệ thiệt hại toàn bộ. Ví dụ, trong số 12 chiếc Leopard-2A6 bị mất, chỉ có 4 chiếc được đánh giá là hư hại hoàn toàn không thể sửa chữa được. Điều này có nghĩa là nhiều chiếc Leopard-2 bị tổn thất có thể được thu hồi và sửa chữa, tỷ lệ hư hỏng hoàn toàn thấp và số lượng lính xe tăng thiệt mạng trong trận chiến cũng tương đối ít. Điều này rất quan trọng để bảo toàn đội ngũ kíp chiến đấu giàu kinh nghiệm
Olexandr Solon'ko, một người lính trong kíp chiến đấu xe tăng Leopard-2 của Ukraine, cho biết: "Ngay cả những thiết bị bị hư hỏng nghiêm trọng, chúng tôi cũng cố gắng thu hồi và sửa chữa được; xe hư hại có thể phục hồi được nhưng không thể phục hồi được mạng sống con người".
Leopard-2 là loại xe tăng thông dụng ở các nước NATO. Quân đội Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển, đều sử dụng Leopard-2. Các nước NATO đã cam kết cung cấp cho Ukraina tổng cộng 10 chiếc Strv-122 (Leopard-2A5 do Thụy Điển sửa đổi), 21 chiếc Leopard-2A6 và 74 chiếc Leopard-2A4; hơn 70 chiếc đã được bàn giao.
Xe tăng Strv-122 của Thụy Điển được chế tạo trên cơ sở mẫu Leopard-2A4 (Ảnh: Getty).
Có thể lưu ý rằng Leopard-2A4 có nhiều nhất và cũng bị thiệt hại nhiều nhất vì đây là mẫu có số lượng lớn nhất và lâu đời nhất trong “gia tộc” tăng Leopard-2. Nó chưa được cải tiến bổ sung về giáp và vẫn sử dụng tháp pháo hình vuông. Để so sánh, Strv-122 và Leopard-2A6 có tháp pháo hình mũi tên, được mang các tấm giáp composite mới và có hệ thống quang học tốt hơn; Leopard-2A6 thì pháo chính 120 mm có nòng dài hơn với tầm bắn xa hơn.
Dù là loại nào, trong giai đoạn đầu thiết kế Leopard-2 đều rất coi trọng sự sống còn của tổ lái. Các nhà sản xuất KMW và Rheinmetall khoe họ quan tâm đến việc thiết kế chống cháy nổ cho khoang chứa đạn chính của Leopard-2. Khi khoang chứa đạn bị hư hỏng, nó sẽ có cổng giảm áp để hướng sóng xung kích và ngọn lửa về phía bên ngoài, cách xa những người ngồi trong xe.
Ngược lại, xe tăng Nga thường trữ đạn phía dưới tháp pháo, khi xe tăng bị trúng đạn, chỉ một viên đạn được kích nổ sẽ ngay lập tức kéo theo các viên đạn khác, tháp pháo sẽ bị thổi bay lên trời, khả năng sống sót của ba thành viên kíp xe là cực thấp.
Truyền thông Phương Tây luôn tuyên truyền về khả năng sống còn của tăng Leopard-2 mạnh hơn xe tăng dòng “T-series” của Nga; tuy nhiên với sự phát triển của các loại vũ khí chống tăng hiện nay, khả năng sinh tồn của các mẫu Leopard-2 dù là mới nhất, cũng trở nên mong manh.