[Funland] cổ kim Xe Tank là gì

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Mấy tuần nay hot ARMY GAME TANK GAME quá, nên e xin gửi bài viết tổng hợp Tank là gì cho các cụ đọc tham khảo, đúng với chủ đề của forum ta là về phương tiện cơ giới đường bộ

Định nghĩa. Xe tăng là một loại vũ khí. Xe tăng là xe quân sự có nhiệm vụ chiến đấu chống lại các loại xe quân sự khác bằng súng mạnh và giáp tốt.

"Binh chủng Thiết Giáp", "bộ đội Thiết Giáp" dùng để chỉ loại quân dùng xe tăng. "Binh chủng hợp thành" là loại lục quân có nòng cốt là bộ binh cơ giới, xe tăng, pháo tự hành tấn công.

Tiến trình hình thành cấu tạo xe tăng ngày nay

Săn mồi. Nhiệm vụ đấu tăng.

1599272071249.png


Xe tank đầu tiên của thế giới, Mk1 Anh Quốc


Xe tăng được thiết kế chế tạo với những yêu cầu đầu tiên: tính năng "săn mồi" và chống "bị săn". Xe tăng cần thỏa mãn bởi các đặc tính cơ động và đối kháng: tốc độ và khoảng cách di chuyển, tốc độ đi trên đường gồ ghề, khả năng vượt các vật cản, khả năng ổn định để đảm bảo tính năng chiến đấu trên đường di chuyển, khả năng xuyên được giáp tốt tầm xa, bắn nhanh và khả năng ngắm bắn trong tấn công, khả năng phòng thủ... Tính cơ động được đảm bảo bởi hệ thống treo, bánh xích và các đệm cao su, động cơ khỏe với hệ thống truyền động tin cậy. Tính năng chiến đấu khi di chuyển dựa trên hệ thống ổn định hướng súng chính xác mạnh mẽ, trong khi các phương tiện dẫn bắn nhẹ hơn có hệ thống ổn định riêng. Để chống lại đạn xuyên giáp, xe tăng cần có kết cấu vững vàng với giáp dầy và nghiêng. Để tạo lợi thế khi chiến đấu, giáp thép được làm thiên về phía trước, nơi khả năng trúng đạn cao... Để tiêu diệt xe thiết giáp hạng nặng đang di chuyển, xe tăng cần có đường đạn thẳng, ít tản mát, tốc độ đầu đạn cao, tốc độ lấy đường ngắm cao bằng tháp pháo quay nhanh và ổn định tháp pháo trong khi di chuyển nhanh trên đường gồ ghề. Trước chiến tranh thế giới 2, xe tăng tách ra khỏi nhóm các xe bọc thép khác. Đặc điểm khác biệt đầu tiên là súnggiáp. Thay cho nhiều súng nhỏ nòng ngắn bắn đạn chống bộ binh hay trái phá, người ta tập trung sức mạnh cho một khẩu súng lớn nòng dài bắn đạn xuyên với hệ thống ngắm bắn tốt. Súng đó dùng chống mục tiêu di chuyển nhanh mang giáp tốt.

Nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế chính xác của xe tăng.

Từ đầu Thế chiến 2, từ xe tăng (tank) chỉ còn dành để chỉ thứ xe bọc thép dầy chiến đấu với xe bọc thép, chứ không còn để chỉ tất cả các loại xe bọc thép như trước đây. Thời điểm đó có thể coi là thời điểm khẳng định cái tên "xe tăng". Trước đây người ta gọi chung các xe có giáp là tăng, đến thời điểm nói trên, loại xe bọc thép chung chung đó trở thành nhiều loại xe khác nhau. Xe tăng được thiết kế thỏa mãn cả hai nhiệm vụ, chiến thắng trong đấu tăng và sống sót trong môi trường nhiều thành phần phức tạp.

1599272114275.png


Xe tank tiến bộ mạnh mẽ trong WW2 - nay

Sơ qua về hình thành xe tăng.

Từ thời cổ, người ta đã nhận thấy xe chiến đấu cơ động giáp tốt bắn mạnh có tác dụng lớn. Sử cũ còn ghi lại, trong chiến tranh Hán-Sở, Hàn Tín đã biết đóng xe bọc giáp có người bắn cung ở trong, gây tiếng vang, thế kỷ 3 trước công nguyên. Khoảng trước thế chiến 1, xuất hiện nhiều xe cơ gới bọc thép. Nhưng cho đến gần thế chiến 2, loại xe chiến đấu diệt cơ giới vẫn chưa có. Sau những kinh nghiệm chiến đấu của chiến tranh Tây Ban Nha, ở ĐứcLiên Xô xuất hiện hai loại xe tăng đúng nghĩa đầu tiên, là Panzer-IV của ĐứcT-34 của Liên Xô. Sự thành công của hai xe này dẫn dến việc nhiều nước cải tiến các xe hiện có, sau đấy cho ra đời các xe tăng đúng nghĩa. Các xe này là xe hạng trung.

Trong chiến tranh, cuộc chạy đua đã đẻ ra các xe tăng hạng nặng, và chứng tỏ sự ưu việt của chúng. Nhưng cho đến thời diểm sau chiến tranh Thế giới 2, tình hình kỹ thuật và hạ tầng (cầu cống đường xá) hạn chế số lượng các xe tăng hạng nặng. Đến cuối những năm 1960 xuất hiện các MBT, chúng thuộc loại xe tăng hạng nặng và rất nặng, mang đại bác nòng trơn và hệ thống điện tử cơ khí phức tạp.

Binh chủng hợp thành.

Trong khi xe tăng hình thành thì các xe bọc thép khác cũng hình thành.

Các xe hỗ trợ bộ binh làm nhỏ hơn, giáp mỏng và mang nhiều súng máy hay súng cối diệt bộ binh (IFV, Infantry Fighting Vehicle). Loại xe này chỏ bộ binh đến gần điểm xuất phát xung phong, hỗ trợ bộ binh ở tầm rất ngắn (vài trăm mét), khi bộ binh rời xe chiến đấu.

Pháo tự hành, SPG giảm sức cơ động để đổi lấy cỡ nòng súng to (và có thể nòng ngắn để đổi lấy cỡ to nữa), bắn đạn trái phá nặng hơn, đường đạn cong, còn gọi là "pháo tự hành tấn công"-"asssault gun" để đánh chiếm các công sự, hoặc "pháo bắn trực tiếp" dịch từ tiếng Anh "howitzer" (self propelled howitzer). (Xem thêm súng).

Ví dụ của xe hỗ trợ bộ binh ngày nay là những xe bọc thép chở bộ binh Bradley (Mỹ) hay BMP (Nga). Chúng cũng có tháp pháo nhưng mang súng máy hạng nặng (25mm, Bradley) hay súng cối bắn nhanh (BMP, Nga). Ví dụ về pháo tự hành tấn công như M109 các phiên bản (M109A6 "Paladin", PzH2000 Đức). 2S1 Gvozdika 122mm, 2s31 Vena 120mm, 2s19 Msta 152mm, 2s3 Akatsia 152mm Nga. Xe tăng, xe hỗ trợ bộ binh, pháo tự hành tấn công đều có tháp pháo quay, đều được bọc thép, đều có thể kiêm một chút nhiệm vụ của nhau.

MBT, Main Battle Tank, Xe tăng hiện đại.

Định nghĩa MBT


Thập niên 1960 đánh dấu sự ra đời của xe tăng hiện đại. Cùng với T-64 của Liên Xô cũ là sự xuất hiện trở lại của xe tăng Đức Leopard. Hai loại xe này nhanh chóng trở thành kiểu mẫu. Hai nước NgaĐức trở thành nòng cốt trong việc phát triển xe tăng. MBT hiện đại là hậu duệ của tăng hạng nặng trong Thế Chiến 2 JS-2Tiger-2, nhưng MBT này nay có các đặc điểm mới. Định nghĩa "quá đầy đủ" của xe tăng là: "Xe bọc thép hạng nặng dùng để chiến đấu với xe cơ giới."

Ý "Xe bọc thép hạng nặng" dùng để phân biệt với các xe chống tăng khác, như xe diệt tăng dùng tên lửa (ví dụ hệ thống bắn Khrizantema đặt trên thân xe BMP-3 9К123 ХРИЗАНТЕМА-С. Các máy bay chuyên dùng chống tăng như SU-25, A-10 cũng được gọi là "Máy bay chống thiết giáp hạng nặng". "Chiến đấu với xe cơ giới" cũng để phân biệt với các xe trận khác như pháo tự hành tấn công hay IFV. Các IFV có thể bắn chết xe tăng khi gặp cơ hội, nhưng không thể chiến đấu đối kháng vì giáp chúng mỏng, phòng thủ yếu, kém linh hoạt... Nói cách khác, các IFV chỉ có thể là "xe diệt tăng" (tank destroyer) chứ không phải là "xe tăng chiến đấu" (battle tank).

Cái tên MBT xuất hiện trong đội hình 3 loại xe tấn công, thọc sâu nói trên. Loại nào trong đó cũng diệt được xe, nhưng lực lượng đối kháng đấu tăng (battle) chủ lực (main) là xe tăng (tank).

Ngoài súng nòng dài và giáp, xe tăng còn có các phương tiện chiến đấu nữa như "súng đồng trục" là khẩu đại liên luôn cùng hướng với súng lớn nòng dài chính. Hồi Thế chiến 2, khẩu này tỏ ra hữu dụng trong thời điểm ta đang bận nạp đạn hoặc tiêu diệt tổ lái đối phương đang thoát khỏi mục tiêu đã bị bắn hỏng, có khi chỉ là bắn chỉ đường cho xe khác. Các xe từ JS-2 có súng phòng không 12,7mm đặt trên nóc, nay được nhân viên cảnh giới điều khiển từ xa, vẫn đang được dùng và hiện đại hóa. Ngoài ra T-34 còn có một súng máy cho người sử dụng điện đài ngồi cạnh lái xe, nay đã bỏ. Một số xe còn có lỗ châu mai tháp pháo, súng máy hậu tăng cường khả năng tự vệ trước bộ binh, nay cũng không dùng.

1599272422235.png


Các MBT đầu tiên tiền thân MBT hiện đại: M60, T64, MBT70, AMX30, Chieftain

Các MBT thịnh hành trên thế giới có: T-72, T-80, T-90, Leopard 2A5/6/7. M1A1, M1A2 SEP 1/2/3/4, Lerlec, Challenger 1/2, ZTZ-96/99, Type 90/10, K1A1/A2

Tiến công.

Đạn.

Những đạn tăng đầu tiên được dùng hồi thế chiến.

APERS, anti-personnel, đạn chống bộ binh.


1599272528906.png


Đây là đạn đầu tiên mà các xe bọc thép sử dụng, trước khi chúng trở thành xe tăng. Đạn hộp bi 3Sh-7 Liên Xô cũ sản xuất nặng 23kg, chứa 3,4 kg thuốc nổ RDX trộn nhôm, khi nổ bắn ra 4700-4800 mảnh 1,26g đi 1000m/s. Sau này, các dạn này được bổ sung ngòi điện tử V-429E trong hệ thống Ainet. Khi đạn dược hệ thống nạp đạn tự động nhồi vào súng, một hệ thống điện tử không tiếp xúc lập trình cho ngòi nổ, đạn sẽ nổ theo khoảng cách yêy cầu. Điều này rất quan trọng khi bắn máy bay. Đạn này nay vẫn dược Nga sử dụng rộng rãi nhưng phương Tây thì ít.

AP, Armour Piercing, đạn xuyên giáp.

1599272512656.png


Ban đầu, xe tăng bắn đạn trái phá như pháo tự hành tấn công. Sau đó, xe bắn đạn xuyên bằng thép đúc, liều nổ phá giảm đi, khối lượng đạn nhỏ để có đường đạn tốt. Đạn này sau phủ lớp kim loại mềm ở mũi để giảm phân tán lực xuyên của giáp nghiêng. Những cải tiến tiếp theo phủ một lớp kim loại nhẹ mềm dầy mũi nhọn ở đầu, đằng sau là phần hợp kim thép cứng, đưa trọng tâm đạn ra sau, làm đường đạn bắn từ nòng xoắn tốt hơn.

Đạn được dùng rộng rãi cho các loại đại bác xuyen giáp trong Thế chiến 2. Đạn được người Đức phát kiến, sử dụng đầu tien trong Hải quân đầu thế kỷ 20.

APCR, Armour Piercing Composite Rigid, đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng.

1599272727033.png


Trong trận chiến Maxcơva 1941 lần đầu tiên xuất hiện đạn lõi tỷ khối lớn do quân Đức sử dụng: một thanh volphram được bọc trong vỏ kim loại mềm, khi gặp giáp vỏ mềm tụt ở lại ngoài giáp. Người Nga tìm thấy đạn này trong xác xe sau trận đánh, ngay lập tức, toàn thế giới tổ chức ngăn chặn nguồn cung vonphram của Đức, chủ yếu từ Trung QuốcNam Mỹ. Đạn có lượng nhỏ hơn AP, sơ tốc cao hơn, đường đạn tốt hơn. Tỷ khối lớn cho phép sức xuyên tăng. So với đạn dưới cỡ nòng sau này, đạn APCR khi bay trong không khí mang theo cái vỏ bằng kim loại mềm nhẹ nên tổn thất vận tốc lớn.

Tên Mỹ của APCR là High Velocity Armour Piercing (HVAP).

APCNR, Armour-piercing, composite non-rigid. Đạn xuyên giáp phức hợp không cứng.

1599272690906.png


Trong Thế chiến 2 cũng có súng chống tăng nhỏ nòng nón bắn đạn dưới cỡ nòng đơn giản không cần vỏ nhẹ. Đạn có lõi mật độ cao nhưng vỏ mềm, đạn sẽ bị tóp nhỏ trong nòng nóng. Điều này làm giảm đường kính đạn. Nhược điểm là không tương thích với đại đa số pháo có nòng hình trụ, nòng chóng hỏng, không thể tăng động năng đạn. "Littlejohn adaptor: là đoạn tóp nhỏ nòng của quân Anh dùng cho pháo QF 2pounder (40 mm).

Đạn xe tăng hiện nay.

HE, High Explosive, đạn nổ mạnh, trái phá.

1599272764345.png


High Explosive, đạn nổ mạnh. Đạn sử dụng để bắn sập công trình, còn gọi là trái phá. Đạn có vỏ thép tốt để xuyên vào trong mục tiêu mới nổ, không vỡ khi va dập. Đạn có ngòi chọn 3 chế độ đợi nổ: chạm mặt mục tiêu nổ, xuyên vào trong bê tông chừng 1-2 mét nổ, xuyên sâu mới nổ. Ba chế độ đó dùng cho các loại công trình khác nhau. Mảnh đạn có sức sát thương lớn. Có nhiều đạn kết hợp APERS và HE, gọi là HE-FRAG.

HEAT, High Explosive Anti Tank, đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh, đạn lõm.

1599272811825.png


Nhờ những chất nổ mới, ổn định và mạnh như HMX, người ta hoàn thiện đạn lõm, HEAT. Đạn lõm sơ tốc thấp, đường đạn cong, phân tán mạnh nhưng khi phát nổ nó tán rộng sức sát thương ra xung quanh như trái phá và sức xuyên không phụ thuộc nhiều vào tốc độ gặp giáp. Trong thế chiến 2, đạn này chưa được sử dụng bắn từ nòng xe tăng do thuốc nổ kém và không chống được phát nổ ngoài ý muốn.

Đạn HEAT-FS là đạn ổn định cánh đuôi. Đạn BK Nga các đời khi ra khỏi nòng cánh đuôi xòe ra. Các đuôi đặt hơi xoáy như đạn cối hay APFSDS bắn từ nòng trơn để bù sai số chế tạo. Đạn HEAT Nga phát triển hơn các nước khác, hiện đã sử dụng rộng rãi liều nối dài đặt ở đầu đạn HEAT chống giáp phản ứng nổ ERA, trong khi các nước khác mới bắt đầu áp dụng.

Đạn HEAT có sơ tốc thấp và tản mát mạnh so với APDSFS. Nhưng đạn không giảm sức xuyên theo tầm. Đặc biệt khi dùng chống công trình, công sự thì đạn lợi thế hơn APDSFS. Phương Tây kết hợp đạn chống bộ binh và đạn xuyên lõm.

ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển.

1599272875096.png


Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA. Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.

APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng.

1599272906339.png


Đạn lõi cứng này sau trở thành đạn guốc-sabot, đạn xuyên giáp xuất hiện lần đầu năm 1944 trong quân Anh. Đạn là một mũi tên xuyên (KE, kinetic energy penetrator) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đạn trong nòng văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có một liều cháy dẫn đường. Trong những năm 1960-1970, người ta hoàn thiện đạn sabot, sử dụng carbua-vonphram và DU. Carbua-vonphram là một trong những chất cứng nhất chế tạo được, tỷ khối 15,8 (thép là 7,8). Đạn Carbua-vonphram đạt tỷ khối trung bình 13,5. Đạn DU có vỏ là hợp kim 3/4 titan, 1/4 uran, trong là uran nén tỷ khối chung đạt đến 19,5, những đạn có nhiều lớp như vậy được goi là composite. Các đạn súng nhỏ không nén được như đạn tăng sử dụng các hợp kim staballoy gốc DU, như 99.25%DU-0.75%Titan. Một số hợp kim không gỉ cứng dùng làm đạn nhỏ như AG17 có 20.00% măng gan, 17.00% crôm, 0.30% silic, 0.03% carbon, 0.50% ni-tơ, and 0.05% mô-luýp-đen, còn lại là kim loại khác. Đạn này có khả năng xuyên ổn định khi gặp các loại giáp phức tạp, sơ tốc rất lớn (trêm 1400m/s), đường đạn tốt nhưng sức xuyên giảm mạnh theo tầm bắn. Các tăng hiện đại chỉ đấu sabot ở mặt trước được tầm dưới 2km.

Hiện tại, đạn phát triển theo hướng tăng độ cứng. DU-Ti được thay bằng các hợp kim DU+ kẽm+ crôm +nicken. APDS-FS là đạn xuyên nhưng có sát thương, có thể bằng một liều nổ nhỏ đi theo. APDS-T là đạn xuyên có dẫn đường. APDS-DU sau khi xuyên vào trong xe tan thành bột và cháy cho nhiệt lượng cao, sát thương lớn. Đạn APDS được chế tạo và sử dụng nhiều từ sau Thế chiến 2 đến thập niên 1960. Khi nâng năng lực của đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đạn APDS mài thành nòng dữ dội, giảm tuổi thọ. Đồng thời, do đường kính KE nhỏ nên quán tính quay không đảm bảo đường đạn tốt. Ngày nay chỉ được dùng cho xe tăng cổ, các loại pháo chống tăng cổ.

APFSDS, Armour Piercing Fin Stabilised Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi.

1599272948170.png


Do thanh xuyên KE có đường kính nhỏ và dài nên quán tính quay nhỏ, hiệu ứng con quay đạt được trong không khí nhỏ, người ta chuyển sang ổn định cánh đuôi thay cho ổn định con quay. Đạn APFSDS bắn từ súng nòng trơn, ổn định cánh đuôi, cánh đuôi có thể đặt hơi chéo, làm đạn quay chậm để bù các sai số chế tạo, đường đạn tốt hơn. Đây là đạn thanh xuyên chính được dùng hiện nay. Đạn cũng được bắn từ nòng xoắn, lõi cứng quay được trong guốc, nên không quay khi đi trong nòng. Đạn có sabot được dùng lần đầu trong súng phòng không, không phải để xuyên giáp, Đức hồi Thế chiến 2.

Đạn APFSDS-DU M829A1 120mm Mỹ, biệt danh "Silver Bullet", đạn bạc.

Súng - nòng pháo

Đầu Thế chiến 2 đánh dấu việc xe tăng bắt đầu sử dụng đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đó là một trong những đặc điểm chính phân biệt xe tăng với các xe trận tấn công khác. Lúc đó, đạn xuyên bắn từ xe tăng có sơ tốc khoảng 800m/s-900m/s, cá biệt có một số loại súng đạn đạt trên 1km/s một chút. Đường đạn thẳng, thời gian đạn bay đến mục tiêu ngắn, sức xuyên tốt là những yêu cầu cơ bản của súng chính trên xe. Sau này, khi nâng sơ tốc, súng nòng xoắn tỏ ra kém bền. Vì vậy, xe tăng hiện đại thường sử dụng đại bác nòng trơn. Đạn xuyên có guốc (sabot) giảm cỡ cho phép đổi chiều dài nòng lấy cỡ nòng, nên tỷ số chiều dài/cỡ nòng (CaL) không cần quá cao, ngày nay thường ở khoảng 50/60. Các xe tăng hiện đại hiện nay bắn đạn xuyên có guốc (sabot) giảm cỡ sơ tốc 1750m/s-1850m/s. Việc ổn định tầm hướng của súng được nghiên cứu trong thế chiến, sau đó được hoàn thiện. Ngày ngay, các hệ thống động lực của T-80 và T-90 (Nga) ổn định được tầm hướng súng khi xe di chuyển tốc độ 70km/h-80km/h trên đường gồ ghề. Hệ thống ổn định nòng súng có máy đo con quay hồi chuyển và máy tính, máy chấp hành chạy điện+thủy lực. Hệ thống nạp đạn tự động thủy lực đóng góp vai trò lớn cho xe. Nó nâng tốc độ bắn và giảm thể tích dành cho người nạp đạn. Hệ thống nạp đạn tự động và bố trí băng đạn có vai trò lớn trong tăng cường giáp xe.

1599273234569.png


Người Nga dùng băng đạn tròn liều rời, điều này thuận lợi cho việc sắp xếp băng đạn tròn sau này. Kiểu băng đạn này làm giảm thể tích trong xe, nhưng cũng làm hơi giảm tốc độ của hệ nạp đạn tự động. Tốc độ bắn của xe tăng Nga 6-8 phát phút. Đạn liều rời với hệ thống nạp đạn có lập trình điện tử là phương hướng phát triển tiên tiến hiện nay. Lúc điện tử chưa phát triển nó hạn chế ứng dụng đạn APFSDS và nạp đạn rất chậm (xe IS-2 bắn 1 phát / 1 phút). Băng đạn tròn chứa được ít đạn nên còn số đạn nữa dưới thân xe, cần phải nạp vào băng trước khi bắn, người ta cũng thiết kế hệ thống nạp đạn vào băng này, trong băng sẵn sàng một số loại đạn có mục dích khác nhau. Một điểm hết sức lợi thế của đạn liều rời băng tròn nạp tự động là chiều dài liềuđạn nhỏ, tạo điều kiện làm ổ đỡ tháp pháo nhỏ, đây là chỗ yếu nhất khi nhìn ngang xe, cần phải che giấu. Các T-80, T-90 hầu như không lộ ổ này. Ucraina gặp khó khăn lớn khi cải tiến T-80 dùng đạn liều liền NATO. Xe T-95 thì tháp pháo chỉ còn là băng đạn của súng.


1599273142286.png


Xe tăng Leclerc (Pháp) bắn hết băng đạn gần 30 viên khi chạy 50km/h trong khoảng 4km đường gồ ghề. Tốc độ bắn xe này đến 10-12 phát phút. Một lợi thế của đạn liều liền là nạp đạn tự động cực nhanh.

Để tăng cường khả năng chống tăng, người ta thường cải tiến súng trên xe tăng, bắn cùng đạn cùng nòng, làm pháo kéo hay pháo tự hành chống tăng. Điều này rất tiết kiệm như khẩu D-44 85mm chỉ nặng có 1,6 tấn, trong khi T-34 85mm nặng 30 tấn. Hay khẩu ZiS-2 cùng dùng nòng 57mm CaL 71 như T-34 57mm, nhưng chỉ nặng có hơn một tấn, bắn tự động tốc độ 25 phát phút, trong khi xe T-34 57mm nặng 23 tấn. Tuy những vũ khí này chỉ có thể phục kích, phòng ngự xe tăng, nhưng có thể chế tạo một số lượng lớn nhanh chóng.

Quan sát, phát hiện, dẫn bắn.

Hệ thống quan sát quang-cơ khí.


Trước đây, hệ thống điện tử chưa phát triển, xe tăng có riêng một trưởng xe. Trưởng xe có một tháp chỉ huy dễ dàng quan sát được bốn phía trên nóc tháp pháo, trưởng xe ngồi ngay dưới tháp chỉ huy, lúc cần quan sát đút đầu vào tháp chỉ huy.

1599273374760.png


Nhược điểm của tháp chỉ huy này là nó giáp rất mỏng. Việc đo xa thực hiện bằng kính đo xa quang học, đo xa là nhiệm vụ không thể thiếu khi chiến đấu bằng súng lớn. Tốc độ địch, tốc độ gió không đo trực tiếp, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của trưởng xepháo thủ. Tốc độ ta không cần quan tâm vì xe không thể bắn trúng khi di chuyển.
Xe tăng Đức là những xe đầu tiên có tháp chỉ huy. Xe T-34 trang bị tháp này trước chiến tranh Vệ Quốc. Trong chiến tranh, Xe Đức luôn trội hơn về hệ thống quang học.

1599273281447.png


Hệ thống đối kháng quang-điện tử.

Sức tấn công của xe ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quang-điện tử. Nó bao gồm quan sát quang học trực tiếp, quang học-điện tử (camera), hồng ngoại thụ động, hồng ngoại chủ dộng (có chiếu sáng hồng ngoại), laser chỉ thị, laser đo xa, đo tốc độ quang hoặc laser, đo tốc độ doppler radar hoặc quang.

1599273438907.png


Dựa trên dữ liệu của các thiết bị quan sát trên là hệ thống máy tính, quyết định phần tử bắn quá tốc độ, vị trí, hướng... của địch-ta-đạn-môi trường, đảm bảo bắn trúng bằng các loại đạn, thậm chí dẫn đường cho đạn bắn từ vũ khí khác. Máy tính tạo thành hệ thống quan sát thông minh, nhận ra và bám mục tiêu bằng các đặc điểm nhiệt độ, chuyển động và tiên tiến nhất đang phát triển là độ chói, hình dáng. Máy tính cũng cho phép sử dụng hệ thống thông tin số ví dụ như định vị hoặc quan sát qua phương tiện của đồng đội. Gần đây, các xe tăng và diệt tăng Nga đã có hệ thống radar băng sóng mm đủ nhỏ đặt trên xe (ví dụ hệ thống bắn tên lửa Khrizantema), trong khi các hệ thống này của các nước khác còn rất lớn. Radar này tăng vọt khả năng phát hiện-bám mục tiêu, chiến đấu mọi thời tiết. Khả năng nhận dạng mầu sắc, nhiệt dộ, hình dáng, chuyển động quang học-hồng ngoại hiện nay đang làm tăng vọt khả năng phát hiện mục tiêu ở chế độ thụ động.

1599273483933.png


Hệ thống quang điện tử có nhiều thành phần, một số bộ phận có hệ ổn dịnh riêng. Người ta gọi là hệ hống đối kháng quang-điện tử. Máy tính của hệ thống liên kết mật thiết với các máy tính khác trên xe. Một số nhiệm vụ như gây nhiễu-đánh chặn hay bám-đánh tự động yêu cầu nhiều hệ thống chiến đấu trên xe cùng hoạt động thống nhất.
Hệ thống quan sát quang điện tử nếu dược thiết kế đúng sẽ đảm bảo quan sát, phát hiện các loại mục tiêu, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của xe tăng hồi thế chiến 2, là khả năng cảnh giới trước bộ binh địch.

Phòng thủ

Giáp và kết cấu xe.


Chiến tranh Thế giới 2 đưa ra đặc điểm cơ bản của tăng: giáp dầy, nghiêng và ưu tiên phía trước. Xe lúc đó cũng thường trang bị thêm một súng máy đồng trục với đại bác chính và một súng phòng không. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, tầm quan sát của xe tăng mới tăng lên để sử dụng các vũ khí phụ đó hiệu quả hơn. Để giáp xe được dầy, cần làm thể tích trong xe nhỏ, xe T-34 rất bất tiện với tổ lái vì vậy. Xe thấp nhỏ cũng làm giảm kích thước mục tiêu khi địch ngắn bắn, giảm khả năng trúng đạn.
Ngày nay, giáp xe tăng là loại giáp liên hợp. Giáp bao gồm một lớp vỏ mềm dầy (tấm chắn trước của xe T-55 cải tiến gần 1 mét). Vỏ mềm gồm nhiều lớp mềm dầy nhưng tỷ khối thấp đặt giữa các lớp cứng tỷ khối lớn nhưng mỏng hơn.

1599273625289.png



Sau các lớp này là giáp chính làm bằng hợp kim tốt nhiều lớp. Bên trong giáp chính là lớp vật liệu mềm kín nguyên tử lượng cao "3 phòng chống" (NBC-"nuclear biological chemical"-"sinh hóa phóng xạ"). Một số xe có lớp ngoài cùng là hộp gốm chịu nhiệt phân tán dòng khí nóng đạn lõm. Với giáp như vậy, đạn KE nghiêng đi khi đi qua các lớp liên hợp rồi gẫy khi gặp giáp chính. Đầu nổ lõm bị kích nổ ở xa giáp chính nên giảm sức xuyên. Các xe hiện đại có xu hướng bọc tổ lái trong một giáp phụ kín, để bảo vệ tổ lái-dập lửa.


Người ta có thể dặt cảm biến diện trên giáp liên hợp để kích hoạt các hành động phòng thủ, như kích nổ ERA Contact-V. Cũng đang nghiên cứu phát triển hệ thống giáp điện, dùng dòng điện mạnh đốt nổ KE, phân tán luồng xuyên.
Kết cấu xe và bố trí giáp, cũng là chiến lược phát triển lâu dài xe tăng có hai hướng Nga và Đức.

Kiểu xe Nga

Khả năng quan sát của tổ lái được tăng cường bởi thiết bị điện tử. Xe tăng hiện đại T-95/14 của Nga hoàn toàn không có người trong tháp pháo, tháp pháo hiện nay chỉ là súng chính và đạn dược.


1599273752110.png


Tổ lái 4 chỗ ngồi (thường có 3 người ngồi) nằm giữa thân, thấp xuống. Toàn bộ việc quan sát và điều khiển được thực hiện qua hệ thống điện tử với máy tính hỗ trợ. Các hệ thống tự động này là mấu chốt sức mạnh của giáp xe: không gian trong xe rất nhỏ, xe thấp nhỏ, giảm diện tích mặt ngoài, tăng độ nghiêng và độ dầy của giáp trong khi không cần tăng khối lượng xe. Xe ngày nay có khối lượng như IS-3 hồi cuối thế chiến, nhưng nhỏ hơn nhiều và giáp trước có khả năng chống đỡ cao gấp 3-4 lần.

1599275705970.png


Ví dụ, T-90 Nga có thể tích bên trong tháp pháo còn có 1,85 mét khối. Các xe tháp pháo tròn thấp kiểu Nga có khối lượng chiến đấu nhỏ (45 tấn) nên cơ động, giáp tốt. Tổng thể tích trong xe 11 mét khối phần trên tròn đều, giảm diện tích mặt ngoài nên tăng được dộ dầy. Kỹ thuật phát triển làm kiểu xe này rất có tương lai do thu bé máy móc. Vũ khí phụ (chống bộ binh, máy bay...) đặt ngoài giáp được điều khiển điện tử từ trong xe cộng với khả năng quan sát cho phép xe an toàn, độc lập trong điều kiện phức tạp.


Kiểu xe Đức - NATO

Xe tăng thiết kế bố trí kiểu Leopard-2 xuất phát từ xe Tiger hồi Thế chiến 2. Xe tăng đặt buồng đạn sau tháp pháo, chỗ ngồi tổ chiến đấu cao so với thân xe. Diện tích ngoài xe lớn nhưng thể tích thân lớn, cho phép mang động cơ khỏe. Điều này cho phép xe có giáp rất dầy.

1599275483646.png



Các xe này chậm chạp hơn loại xe Nga, nhưng mang được nhiều đạn hơn. Do diện tích giáp lớn nên nhiều chỗ giáp xe không tốt như hai bên, ổ đỡ tháp pháo và phía sau xe, điều này làm giảm khả năng sống sót trong những trận hỗn chiến phức tạp, nhất là có nhiều bộ binh tham gia trong địa hình rắc rối.

1599275616568.png


Thuận lợi lớn của xe này là đa năng, làm được nhiều việc, do trọng tải lớn mang được nhiều vũ khí, khí tài, điều này trong nhiều trường hợp giảm nhiều số xe phải tham chiến trực tiếp.

1599273802014.png


Tuy số lượng không nhiều nhưng số loại xe kiểu Đức rất lớn. M1A1, M1A2 Mỹ, Merkava-IV Israel và một số loại xe các nước khác kiểu này. Người Nga đưa ra kiểu T-2000 giáp phần trước Nga nhưng cũng dùng buồng đạn sau, hy vọng xuất khẩu được cho những nước dùng đạn liều liền, súng xe Leopard.

1599275642652.png


Kiểu xe Trung Quốc

Là niềm tự hào của binh chủng thiết giáp Trung Quốc, nhưng Type-99 vẫn không xóa hết những đặc điểm của mình từ chiếc T-72 của Liên Xô. Ẩn sau khối giáp nổ hình chữ V phía trước với hình dạng hơi giống Leopard và lớp giáp nổ có thể tháo rời phía sau, tháp pháo chính của Type-99 vẫn mang dáng vẻ tròn, dẹt truyền thống của chiếc T-72. Hơn nữa, do chi phí chế tạo cao nên số lượng Type-99 trong biên chế còn rất ít.

Năm 1970, thất bại thảm hại sau khi xung đột biên giới với Liên Xô (năm 1969), Trung Quốc nhận thấy rằng tất cả các xe tăng của họ, vốn đều dựa trên nguyên mẫu dòng xe tăng nổi tiếng T-54 của Liên Xô viện trợ cho khi quan hệ còn nồng ấm, hoàn toàn không có cửa thắng khi đối đầu với các dòng tăng Liên Xô như T-62, T-64 và đặc biệt là T-72, loại xe tăng mới nhất khi đó. Tháng 4/1978, quân đội Trung Quốc cùng các công ty công nghiệp quốc phòng có một cuộc gặp mặt để đề ra phương hướng phát triển một loại xe tăng mới có đủ khả năng tiêu diệt được T-72

1599274023694.png


Lúc đầu, ý tưởng chế tạo loại xe tăng mới dựa trên xe tăng Leopard-2 của Đức. Sự lựa chọn này ban đầu được hoan nghênh vì Leopard-2 được Đức thiết kế để đối phó với T-72 và mối quan hệ của Trung Quốc với phương Tây thời kỳ này khá thân thiết. Tuy nhiên, sự việc tiến triển không theo hướng Trung Quốc mong muốn, và đến năm 1981, dự án tốn kém tiền của kia đã bị dừng lại và Trung Quốc buộc phải bằng lòng chọn loại xe tăng Type-88, vẫn dựa trên nguyên mẫu T-54 (có cải tiến sử dụng pháo 105 mm của phương Tây thay cho pháo gốc cỡ nòng 100 mm của T-54) vào làm loại xe tăng chủ lực của mình

Đầu những năm 1980, bằng một số con đường, Trung Quốc đã có được trong tay mẫu xe tăng T-72 của Liên Xô với nhiều cải tiến hiện đại như trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ hai, pháo chính nạp đạn tự động từ các nước Trung Đông. Ngay lập tức, những chiếc T-72 này được mổ xẻ và cuối cùng, năm 1990, mẫu thiết kế WZ123 (tên công nghiệp của Type-98) dựa trên chiếc T-72 được Viện 201 thuộc Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO) chế tạo thành công.

1599273983270.png


Cuối năm 1998, một số lượng nhỏ mẫu xe tăng này đã được sản xuất và đặt tên là ZTZ-98 (Type 98) nhằm phục vụ cho cuộc duyệt binh diễu hành ngày 1/10/1999 kỷ niệm 50 năm quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, Type-98 vốn chỉ là một mẫu sản xuất vội vàng phục vụ duyệt binh, nên không được đưa vào phục vụ trong quân đội cho đến 2001, khi mẫu nâng cấp hoàn thiện nhất của dòng xe tăng này ra đời lấy tên là ZTZ-99 (Type 99)

Tóm lại: Trung Quốc học hỏi sap chép theo kiểu thân xe Nga chữ V và tháp pháo vuông xe Đức, gọi là trường phái cóp nhặt từng tí 1

1599273864255.png
1599274067701.png


ERA, vỏ phản ứng nổ. Chống đạn lõm.

ERA là các liều nổ lõm xếp ngoài giáp, khi đạn bắn vào nó, sức nổ đẩy ra một luồng mang năng lượng cao. Các đầu đạn lõm 1 tầng gần như mất sức xuyên khi gặp ERA. Đạn KE bị đẩy nghiêng đi, do đó, ERA hiện đại như Contact-V của Nga đặt xa giáp để độ nghiêng thanh xuyên tăng lên, tăng khả năng đạn thanh xuyên gẫy phân tán năng lượng. ERA ngày nay tăng cường tính năng chống đạn HEAT và cả đạn APDS bằng phối hợp với giáp liên hợp và điểm hỏa điện tử. ERA đặt ngoài giáp liên hợp, luồng tấn công nào đi được qua ERA cũng đã bị lệch hướng, tiếp tục bị giáp liên hợp làm phân tán. ERA Nga không sử dụng luồng khí nữa mà bắn đi đạn là tấm kim loại chắc, đập vào luồng tấn công, đẩy luồng mạnh như APDS nghiêng di đến vài chục độ. ERA kết hợp này điểm hỏa điện tử, có giáp phụ che chắn.

1599274279595.png


Nhược diểm lớn nhất của ERA là khi một điểm nào đó trúng đạn APDS, mảnh văng có thể kích nổ ERA ngoài ý muốn. Trong chiến thuật, ERA gây khó khăn khi bố trí bộ binh đi cùng xe.

1599274337920.png


Một số nước khi chưa kịp phát triển đạn lõm sử dụng gốm đặc biệt chế thành các hộp rỗng. Hộp này kích nổ đạn sớm, phân tán luồng khí nóng, nhưng hiệu quả rất thấp (Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển). Nước Anh sử dụng kết hợp các chức năng gốm chịu nhiệt và giáp liên hợp trong loại giáp họ đặt tên Chobham. Kết cấu này mang tên phòng thí nghiệm sinh ra nó, rất bền cơ học, chịu nhiệt, nhưng không kết hợp chức năng tấm đẩy bắn từ ERA.

1599274427067.png


APS, hệ thống phòng thủ tích cực.

1599273668160.png


APS là hệ thống phòng thủ tích cực. Đây là hệ thống phòng không cực nhỏ và nhậy. Nó dùng laser, hoặc hồng ngoại, radar phát hiện và tính toán đường đi của đạn bắn tới. Sau đó hệ thống này bắn hỏng đầu đạn trước khi chạm xe tăng. APS chủ yếu dùng để chống tên lửa chống tăng, có tốc độ thấp. Tuy nhiên, thế hệ Arena-E bắn chặn tên lửa 700met/s, nhịp độ 0,2s-0,4s. Các APS hiẹn đại hạn chế ảnh hưởng quân ta quanh xe.
APS là một trong những đỉnh cao của kỹ thuật xe tăng. Chỉ rất ít nhước có những thành công hướng này.


1599274549720.png


Tàng hình, gây nhiễu.

Nòng xe được lắp gốm chống phát xạ hồng ngoại cùng hệ thống tản nhiệt động cơ, giảm khả năng địch phát hiện-bám bằng hồng ngoại chói, hồng ngoại đo nhiệt độ, hồng ngoại định tâm. Để chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM xe tăng ngày nay có "Hệ thống gây nhiễu" bao gồm các súng khói, máy gây nhiễu hồng ngoại, máy gây nhiễu laser. Hệ thống Shtora trang bị trên các xe T-80 phát hiện và phân tích tên lửa bắn tới, phát hiện tín hiệu dẫn bắn laser. Khói trùm kín xe, mục tiêu giả laserhồng ngoại được các đèn chiếu tạo ra cùng pháo sáng cực mạnh ngay lập tức gâu nhiễu các phương tiện dẫn bắn cùng mắt xạ thủ đối phương. Xe tăng thử nghiệm T-95 và PL-01 có vỏ tàng hình bằng công nghệ hấp thụ đối phó với việc sử dụng radar trong quan sát, dẫn bắn.

1599274595839.png


Tàng hình, gây nhiễu dược thiết kế như một thành phần của hệ thống phòng thủ tích cực APS. Súng khói tạo ra khói bằng phun khói, bắn đạn chứa thuốc tạo khói (cách này ngay lập tức tạo dược màn khói rộng bằng giàn súng nhiều nòng). Một số xe đốt nhiên liệu tạo ra khói, màn khói tồn tại lâu.


EMPS, Chống mìn.

Mìn diệt tăng được kích nổ bằng động lực (gạt, đè, chấn động) và điện từ. Để chống mìn động lực, xe tăng trang bị các "cày mìn sâu" là các lưỡi cày và bánh xe ép phía trước. Để chống mìn điện từ, tăng sử dụng hệ thống bảo vệ điện từ ElectroMagnetic Protection System (EMPS).

Hóa học. Sinh học.

Những xe tăng hiện đại như Leopard 2A5, T-90 đều cơ bộ lọc không khí và điều hòa nhiệt độ để chiến đấu trong điều kiện cuộc chiến tranh hóa học. Tuy nhiên, hiện nay chỉ xe T-80, T-90 đầy dủ các thiết bị diều khiển từ xa, hệ thống cảm biến, tự động chiến đấu để đảm bảo trong môi trường độc hại (toàn bộ công tác tổ lái nằm trong giáp).

Hệ thống dập lửa, bảo vệ tổ lái.

Trước dây, Mekava và M1A1 sử dụng hệ thống bảo vệ tổ lái hữu hiệu, giảm thương vong khi xe trúng đạn thủng giáp. Hệ thống gồm một giáp phụ bên trong giáp chính, bao bọc tổ lái. Hệ thống dập lửa tự động mạnh và nhậy làm việc giữa giáp vỏ tổ lái và giáp chính. Hệ thống dập được những đám cháy nhỏ trong xe, giảm tốc độ cháy nổ xe khi xe bị phá hủy. Hiện tại, T-80T-90 cũng được trang hệ thống bảo vệ tổ lái này. Các xe T=80, T-90 tổ lái ngồi cụm gần nhau nên dễ thực hiện vỏ bảo vệ. Trong cuộc chiến tranh kéo dài, hệ thống này tỏ ra rất có giá trị, nó bảo toàn những chiến sĩ kinh qua chiến đấu giàu kinh nghiệm.

Di chuyển dưới nước.

1599274660001.png


Không xe tăng MBT nào có thể tự nổi tên mặt nước. Các xe gàn giống xe tăng nhưng có thẻ nôit bơi lội được gọi là "xe tăng lội nước", trước đây còn gọi là "tăng bơi", ví dụ xe "PT-76". Các MBT vượt sông bằng cách lặn, "thở" qua nòng hoặc một ống thở lắp thêm. Xe Leopard 2A5 dùng một ống thở rộng, chụp vào cửa ra phía trên trưởng xe, nhờ đó cả tổ lái thoát hiểm được qua ống thở. T-80T-90 dùng ống nhỏ, không kiêm chức năng thoát hiểm tổ lái, hai xe này ở độ sâu thấp (ngập tháp pháo 1 mét) không cần lắp ống thở, dùng nòng.

Hệ động lực ngày nay

Hệ động lực được hoàn thiện thời những năn 1960, nay vẫn được chau chuốt.
Giảm xóc treo trên từng bánh xe đảm bảo thân xe chạy êm tốc độ cao trên 50km/h điều kiện không có đường xá của chiến trường. Hệ thống ổn định điện tử đảm bảo ngắm bắn chính xác trong điều kiện di chuyển đó. Các thiết bị điện tử đặc biệt như đèn laser có riêng hệ ổn định đảm bảo chính xác. T-80 mỗi bánh xe có hai tầng giảm chấn thủy lực lồng nhau. Xu hướng giảm chấn chủ động đang được phát triển.

1599274693477.png


Đến những năm 1980, nhiều nước chuyển sang dùng động cơ turbine cho công suất cao. Tuy nhiên, gần đây ít những trận đấu tăng, mà chủ yếu xe tăng dùng chống du kích. Động cơ turbine khi làm việc công suất thấp rất tốn nhiên liệu, nên các động cơ diesel vẫn là động cơ ưa chuộng, dùng được nhiều loại nhiên liệu trên một động cơ. Ngày nay, nhiều xe tăng đã áp dụng động cơ turbo truyền động điều khiển được và bơm nhiên liệu điều khiển được. Ở loại động cơ này, năng lượng thừa từ xy-lanh tiếp tục đẩy turbine chạy, turbine này được dùng nén khí đầu vào. Năng lượng truyền giữa turbine, máy nén đầu vào, trục chính và lượng nhiên liệu được điều khiển điện tử. Loại động cơ này có kích thước nhỏ mà vẫn chạy ưu việt trong được dải công suất rộng.

Xe tăng T-80 được thiết kế để chiếm ưu thế trong các trận đấu tăng kiểu Prokhorovka. Xe có hệ thống nạp đạn tự động băng tròn, làm giảm thể tích trong và chiều cao. Diện tích mục tiêu phía trước xe nhỏ, do đó, giáp xe rất dầy mà xe nhẹ. Xe T-80 ban đầu nặng 42,5 tấn, động cơ turbine 1000HP. Xe T-80U có động cơ turbine 1250HP, xe nặng gần 46 tấn. Mỗi giảm xóc gồm hai ống thủy lực lồng nhau có van giảm tiết lưu một chiều. Xe được gọi là xe tăng bay, xe cơ động nhất trong các tăng hiện đại, với tốc độ chiến đấu 70km/h. Thân xe này trở thành kiểu mẫu cho các tăng Nga sau này.

Biên chế

Biên chế của xe tăng ngày nay gồm nhóm chiến đấu chính, lái xe và cảnh giới. Trước đây nhóm chiến đấu chính gồm trưởng xe, xạ thủ, nạp đạn. Ngoài ra, trước đây còn thêm nhân viên thông tin (kiêm cảnh giới, tổng 5 người trên xe). Ngày nay, với các xe tăng hiện đại hóa cao, toàn bộ hoạt động đối kháng-thông tin do trưởng xe làm, xe còn 3 người.

1599274841909.png


Xe tăng hiện đại Nga dành một chỗ cho sỹ quan làm nhiệm vụ riêng, như chỉ huy đội xe hay nhân viên kỹ thuật sử dụng khí tài trang bị thêm. Xe T-80, T-90 có 3 nhân vien, nhóm chiến đấu chính do trưởng xe kiêm nhiệm. Xe M1 có 4 nhân viên vì nạp đạn thủ công, thiếu cảnh giới (lái xe, trưởng xe, nạp đạn, xạ thủ).
Ngày nay, vai trò của xe tăng được đặt nhiều dấu hỏi, quan trọng nhất do xuất hiện của tên lửa có điều khiển.

1599274869438.png


Trước đây, chỉ đại bác hạng nặng nòng dài mới diệt được tăng. Nhưng này nay, tên lửa có điều khiển có thể đặt trên máy bay, trong trang bị của bộ binh, vác vai cá nhân. Máy bay thì cơ động hơn, còn bộ binh thì phục kích tốt hơn. Tên lửa có điều khiển gần đây còn có thể bắn từ đại bác tầm xa hay giàn phóng nhiều nòng tầm xa. Trong cuộc chiến Iraq, xe tăng vẫn là lực lượng xung kích chính. Gần đây có hiện tượng là xung đột Israel-Hezzbola năm 2006, Hezzbola không có vũ khí hiện đại tên lửa có điều khiển, nhưng họ sử dụng các tên lửa không điều khiển sức xuyên mạnh hiện đại. Israel thiệt hại số lượng lớn xe tăng và thực tế, đã thất bại trong xung đột này. Rõ ràng, việc khống chế chiến trường ngày nay phức tạp hơn bội phần, nhưng xe tăng vẫn là lực lượng quyết định thăng bại của cuộc chiến. Người ta không đổi xe tăng lấy vũ khí khác, mà chỉ hoàn thiện các phương pháp chiến đấu của nó.

Chính xác về vai trò và chiến thuật ngày nay.

Hồi Thế chiến 2, xe tăng đã gây nhiều bất ngờ. Bất ngờ lớn nhất là cả châu Âu bị xe tăng Đức nghiền nát. Những bất ngờ lớn nhất do tốc độ, khả năng tấn công của xe tăng diễn ra trước khi Nga tham chiến.

Trong chiến tranh Vệ Quốc, xuất hiện những nhược điểm lớn của xe tăng. Một là, nó không thể tấn công thọc sâu mà không đi kèm bộ binh. Hai là, xe tăng ngốn hậu cần quá lớn, mỗi ngày nó cần nhiều tấn. Điều dó làm các đạo quân suy yếu chỉ sau 1-2 ngày bị cắt khỏi hậu phương, những trận đánh bao vây và phá vây của chiến tranh Vệ Quốc rất khốc liệt. Nhược điểm lớn nhất của xe tăng là không thể hỗ trợ mạnh mẽ bộ binh ở tầm rất ngắn bằng đạn nhỏ như súng máy các cỡ, không thể mang nhiều đạn trái phá lớn như pháo.

Do đó, một tổ bộ binh nên kia hào chẳng hạn, gây nguy hiểm rất lớn cho xe tăng.
Trong quan niệm hiện đại. Xe tăng chỉ dùng để khắc chế các xe quân sự khác. Lực lượng tấn công chính là bộ binh và pháo binh. Khi xuất hiện nững vũ khí diệt xe quân sự mới, như tên lửa chống tăng có điều khiển, vai trò của xe tăng được đem ra tranh cãi.

Những bài học từ lúc mới có xe tăng hiện nay vẫn được các lực lượng thực hành. Israel thất bại trong xung đột tháng 6-2006 do quá chủ quan với giáp liên hợp của họ, đặt xe tăng chiến đấu với bộ binh tránh xa bộ binh ta đi kèm. Xe tăng thích hợp nhất vẫn dành cho những trận đấu tăng, tuy nhiên, ngày nay ít có những trận chiến như vậy.
Đặc diểm cơ bản trong chiến thuật sử dụng xe tăng là bố trí xe tăng ở tiền duyên, không thể riêng tăng đi quá sâu vào tuyến địch và nếu ở sâu phía ta thì ít tác dụng. Khi đi sâu vào đất địch, phải đi kèm bộ binh và các binh chủng khác. Chiến thuật sử dụng xe tăng cũng gắn với việc tổ chức hậu cần và phòng thủ tuyến hậu cần. Có như thế mới tận dụng sức cơ dộng của xe tăng, nhanh chóng chiếm cơ hội.

Vì súng vẫn là hệ thống chiến đấu phổ biến trên bộ, nên xe tăng vẫn là lực lượng chiến đấu nòng cốt của lục quân. Tuy ngày càng có nhiều hệ thống chống tăng dựa trên tên lửa chống tăng có điều khiển, tăng vẫn làm lực lượng quyết định trên bộ. Để đối phó với các hệ thống tên lửa, xe tăng cần được nghiên cứu phát triển liên tục.
 
Chỉnh sửa cuối:

Oldman74

Xe máy
Biển số
OF-738770
Ngày cấp bằng
9/8/20
Số km
54
Động cơ
-538 Mã lực
Bài dài quá khó theo dõi cụ ơi!
Nên chăng ngắt ra từng đoạn ngắn, chứ xem trên đtdđ khó đọc lắm ạ :D
 

Nha Trang@

Xe điện
Biển số
OF-294372
Ngày cấp bằng
30/9/13
Số km
3,856
Động cơ
431,165 Mã lực
Xưa em xem truyện Hán Sở Tranh Hùng có cụ Hàn Tín chế tạo hơn trăm chiếc xe tăng vây đánh ông Hạng Võ chạy trối chết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Xưa em xem truyện Hán Sở Tranh Hùng có cụ Hàn Tín chế tạo hơn trăm chiếc xe tăng vây đánh ông Hạng Võ chạy trối chết.
Cái đấy là công thành thôi cụ, nói xe tank lý thuyết ý tưởng của Leona Davinci

1599276061871.png

1599276022790.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Còn thiếu nói giáp RHA nữa cụ ơi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Giáp RHA gọi tắt của giáp thép đồng nhất, lớp giáp cơ bản của MBT hiện đại, khả năng bảo vệ của vỏ giáp được tính theo mức độ bảo vệ tiêu chuẩn của giáp thép đồng nhất được cán nóng sắp xếp cấu trúc hạt phân tử sao cho độ cứng, độ bền của tấm giáp ở mọi điểm là giống nhau. dù được hình thành từ Thế chiến thứ 2, nhưng tiêu chuẩn giáp bảo vệ RHA vẫn được sử dụng để tính toán khả năng để kháng lại sức xuyên phá của các loại đạn chống tăng hiện đại đối với giáp tăng.

1599277232920.png


sau đây là danh sách lớp giáp thô (ko tính APS, ERA) bảo vệ MBT

T-90A

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 420, 750 hoặc 920 mm tùy từng vị trí, thân trước xe: 670 - 710 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 580 – 1.350 mm, thân trước xe: 990 – 1070 mm

T-80U

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 280 - 850 mm tùy từng vị trí, thân trước xe: 780 mm. Phần nóc xe: 290 – 390 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 960 – 1.450 mm, thân trước xe: 1080 mm

T-80UM2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 1.070 – 1.160 mm. Nóc xe: 240 mm, gầm xe: 210 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo: 1.590 – 1.710 m. Nóc xe : 360 mm. Gầm xe: 250 – 260 mm

M1A2 SEP1/2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 880 - 900mm tùy từng vị trí , thân trước xe: 560 - 590 mm. Phần thân dưới phía trước xe: 580 – 650mm - Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.310 – 1.620mm, thân trước xe : 510 – 1.050 mm. Phần thân dưới phía trước xe: 800 – 970mm.

Merkava MK4

Độ dày tương ứng giáp thép đồng nhất (RHA)
Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 600 – 1.030 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 750 – 1.340 mm

AMX-56

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo : 400 – hơn 700 mm. Thân trước xe: 600 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo : 1.400 – 1.750 mm. Thân trước xe : 1.060 mm

Challenger 2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 920 – 960 mm. Thân trước xe: 660 mm. Phần gầm phía trước xe: 590 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.450– 1.700 mm. Thân trước xe: 1.000 mm. Phần gầm phía trươc xe: 860 mm

T-84 Oplot-M

Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 850 – 1.100 mm. Thân trước xe: 680 – 720 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.250 – 1.600 mm. Thân trước xe: 960 – 1.040 mm

Leopard 2A6

- Chống lại đạn động năng (KE) : Tháp pháo : 920 – 940 mm. Thân trước xe : 620 mm. Gầm xe phía trước : 620 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo : 1.730 – 1.970 m. Thân trước xe : 750 mm. Gầm xe phía trước : 750 mm

Xe tăng TQ ko rõ thông số, suy đoán có thể tương đương với T72/90 cơ bản
 
Chỉnh sửa cuối:

chip_m

Xe buýt
Biển số
OF-95680
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
801
Động cơ
425,057 Mã lực

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,133
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Loại trâu gỗ của Khổng MInh có thể xếp vào binh chủng nào của chiến tranh hiện đại: xe 'mộc giáp' hay Robot (AI)..?? :-?
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,355
Động cơ
334,284 Mã lực
Toàn thấy nói về tăng Nga
 

7usd

Xe điện
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
4,858
Động cơ
480,236 Mã lực
Cụ Davinci giỏi ghê gớm cụ nhỉ. Họa sĩ, bác học, kỹ sư, thiên văn học, bác sĩ giải phẫu... gì cũng đi trước thời đại.
Em nhớ cụ Xi còn vẽ cả mô hình máy bay nữa.

Trước có lý thuyết ông này đc người ngoài hành tinh mớm bài. Em nghĩ cũng có lý.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,964
Động cơ
535,434 Mã lực
Vai trò của tăng giờ ít đi nhiều rồi, vì vũ khí chống tăng phát triển nhanh hơn sự phát triển của tăng, như UAV nó bay phà phà mấy chục tiếng trên trời, cứ thấy tăng là lao xuống, nhiều loại phương tiện cơ giới đa năng cơ động hơn tăng...
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Vai trò của tăng giờ ít đi nhiều rồi, vì vũ khí chống tăng phát triển nhanh hơn sự phát triển của tăng, như UAV nó bay phà phà mấy chục tiếng trên trời, cứ thấy tăng là lao xuống, nhiều loại phương tiện cơ giới đa năng cơ động hơn tăng...
Nato vẫn nhiều tank lắm, khi nào nato dẹp tank thì mới lỗi thời
Uav thì sao, đâu có giúp đánh chiếm cứ điểm được, bên syri, libi cũng ko ghi nhận uav diệt tank nhiều, có chăng là thả lựu đạn xuống tank thôi và ko tiêu diệt được, ngay cả predator cũng ko dù trang bị hellfire
Atgm thì có vỏ giáp, aps mới
Loại phương tiện nào thay được tank ? Loại vũ khí mạnh nhất của bộ binh, mỹ sắp sx loạt m1a2c , đức thì leopard 2a7 update, anh fap cũng thế
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Giáp RHA gọi tắt của giáp thép đồng nhất, lớp giáp cơ bản của MBT hiện đại, khả năng bảo vệ của vỏ giáp được tính theo mức độ bảo vệ tiêu chuẩn của giáp thép đồng nhất được cán nóng sắp xếp cấu trúc hạt phân tử sao cho độ cứng, độ bền của tấm giáp ở mọi điểm là giống nhau. dù được hình thành từ Thế chiến thứ 2, nhưng tiêu chuẩn giáp bảo vệ RHA vẫn được sử dụng để tính toán khả năng để kháng lại sức xuyên phá của các loại đạn chống tăng hiện đại đối với giáp tăng.

View attachment 5439606

sau đây là danh sách lớp giáp thô (ko tính APS, ERA) bảo vệ MBT

T-90A

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 420, 750 hoặc 920 mm tùy từng vị trí, thân trước xe: 670 - 710 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 580 – 1.350 mm, thân trước xe: 990 – 1070 mm

T-80U

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 280 - 850 mm tùy từng vị trí, thân trước xe: 780 mm. Phần nóc xe: 290 – 390 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 960 – 1.450 mm, thân trước xe: 1080 mm

T-80UM2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 1.070 – 1.160 mm. Nóc xe: 240 mm, gầm xe: 210 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo: 1.590 – 1.710 m. Nóc xe : 360 mm. Gầm xe: 250 – 260 mm

M1A2 SEP1/2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 880 - 900mm tùy từng vị trí , thân trước xe: 560 - 590 mm. Phần thân dưới phía trước xe: 580 – 650mm - Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.310 – 1.620mm, thân trước xe : 510 – 1.050 mm. Phần thân dưới phía trước xe: 800 – 970mm.

Merkava MK4

Độ dày tương ứng giáp thép đồng nhất (RHA)
Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 600 – 1.030 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 750 – 1.340 mm

AMX-56

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo : 400 – hơn 700 mm. Thân trước xe: 600 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo : 1.400 – 1.750 mm. Thân trước xe : 1.060 mm

Challenger 2

- Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 920 – 960 mm. Thân trước xe: 660 mm. Phần gầm phía trước xe: 590 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.450– 1.700 mm. Thân trước xe: 1.000 mm. Phần gầm phía trươc xe: 860 mm

T-84 Oplot-M

Chống lại đạn động năng (KE): Tháp pháo: 850 – 1.100 mm. Thân trước xe: 680 – 720 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE): Tháp pháo: 1.250 – 1.600 mm. Thân trước xe: 960 – 1.040 mm

Leopard 2A6

- Chống lại đạn động năng (KE) : Tháp pháo : 920 – 940 mm. Thân trước xe : 620 mm. Gầm xe phía trước : 620 mm
- Chống lại đạn nổ lõm (HE) : Tháp pháo : 1.730 – 1.970 m. Thân trước xe : 750 mm. Gầm xe phía trước : 750 mm

Xe tăng TQ ko rõ thông số, suy đoán có thể tương đương với T72/90 cơ bản
hay quá cụ
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

xem cái này Mỹ nó khen tank Mỹ
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực










 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Mấy ngày nay có nhiều fan mỹ, anti Nga đem nội thất T72B3 (version 2011) ra chê bai bảo kém xa M1A2, thực ra rất phiến diện, bởi T72B3 thì vẫn là khung thân con T72B mà thôi, được nâng cấp lên nên tất nhiên nội thất analog nó cũ, rẻ, phù hợp với học thuyết Tank Nga thời LX và cũng như bây giờ (vì Nga ít tiền hơn Mỹ Âu), dòng T72 chỉ cần số lượng ko cần chất lượng, nếu nói chất lượng thì T80/90 (ko tính tới T72B3M hiện nay)

Thực tế các thành viên NATO vẫn đang sử dụng T72M/M1 vốn cũ hơn cả T72B chứ chưa nói B3

Nội thất T72M của quân đội Ba Lan

1599470128940.png

1599471415254.png


Nội thất T72B3 toàn cảnh

1599470239836.png

1599470220730.png


So sánh T72 thì phải so với M60, vì T72 ra đời để đối đầu M60 cùng thời điểm (m1 abram ra đời sau này)

nội thất M60

1599470308151.png

1599470326205.png


Nội thất hay tiện nghi tất nhiên rất tốt cho trải nghiệm vận hành của kíp tank, tuy nhiên thực chiến nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong khi T72B3 thực chiến rất tại miền đông Ukraina và Syria (chưa có 1 chiếc nào bị tiêu diệt trực tiếp bởi hỏa lực chống tăng, chỉ 1 chiếc bị Ukraina bắt sống do kíp lái bỏ xe)

Trong khi nội thất đẹp lỗng lẫy, tiện nghi như Leopard 2A nhưng vẫn bị tiêu diệt tan nát cũng tại Syria

1599470667452.png

1599470624778.png


Thực tế Tank NATO tuy to xác, nhưng phần lớn là giáp, kim loại, còn người lái vẫn rất chật hẹp, vẫn ko thoát khỏi thiết kế driver chung của Tank dù là Nga hay NATO, tuy nhiên tank NATO vẫn rộng hơn tank Nga bởi đơn giản nó cần 1 khoảng để thay đạn bằng tay

1599471310121.png

1599470938278.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,270
Động cơ
138,330 Mã lực
Yếu tố đề quyết định thành bại của 1 khí tài quân sự, đặc biệt là khi so sánh Tank vs Tank, nằm ở hệ thống kiểm soát hỏa lực và quang học ngắm bắn, đó mới là yếu tố quyết định

Phần lớn xe tank có tầm bắn hiệu quả 3-4km
Nếu kết hợp loại đạn vd atgm hoặc sabot đặc biệt, sẽ có tầm bắn >5-8km


Khả năng ngắm bắn, đo phạm vi bằng laser và ngắm quang học của Tank Nato và Nga



Tank NATO sử dụng đạn xuyên động năng APFSDS (còn gọi là KE/ Sabot) làm vũ khí chính, trong khi đó Tank Nga và TQ sử dụng đạn HEAT và ATGM bắn qua nòng pháo, ở đây tầm bắn của đạn có điều khiển trên tank Nga, TQ bắn xa hơn Tank NATO, tuy nhiên AT-11 (đạn ATGM bắn qua nòng trên Tank Nga, TQ cũng có phiên bản này, Iran, BTT cũng trang bị) lại ko mạnh như AT-14 để có thể hủy diệt ngay lập tức M1A2 hoặc Leopard 2A7 ở mặc trước, trong khi đạn dòng M829 KE trên tank NATO có khả năng bắn trúng mục tiêu khoảng 4km (có ghi nhận trong chiến tranh vùng vịnh), loại đạn xuyên này có thể xuyên bất kì góc nào rất nguy hiểm, tuy nhiên giáp ERA T90/72/80 nâng cấp được cho có khả năng chống được phiên bản đạn M829 mới nhất, nhưng tất nhiên chỉ có thể chống được từ 1-2 viên đạn mà thôi, tương tự như vậy dù giáp trước tank NATO tốt, nhưng cũng chỉ có thể đỡ được 1-2 quả ATGM mà thôi (tất nhiên AT11 nếu bắn vào nóc hoặc bên 2 hông, sau lưng thì M1A2C và Leopard 2A7 cũng khó có thể chịu được 1 đòn, tuy nhiên T90 đã từng bị bắn trúng bởi TOW2A tại Syri ở bên hông, nhưng ko hề hấn gì, TOW2A có sát thương mạnh hơn AT11). AT11 vừa mới có màn ra mắt tại ARMY GAME 2020, tỉ lệ chỉ đạt khoảng 80% trúng mục tiêu nếu bắn trên T90, tỉ lệ bắn trên T80 thấp hơn khoảng 50%, trong khi bắn trên T72B3M nâng cấp thì đạt 100%, tuy nhiên tất cả cũng chỉ là quảng cáo, bởi M1 trong thực chiến và diễn tập cũng từng bắn nhầm tank đồng đội, cho thấy khả năng hiệp đồng binh chủng, hệ thống IFF phân biệt địch ta trên tank NATO ko thực sự tốt như quảng cáo

1599472275578.png

1599472090804.png


T90S chịu được 1 cút đánh ngay hông do TOW2A đánh, nhưng ko hề hấn gì


Trong khi đó 1 cút bắn từ AT14 ngay hông có thể tiễn M1A2 lên đường


Kết luận Tank Nga, TQ và Tank NATO vẫn có thể so sánh được với nhau, có những thứ Tank Nga, TQ thua kém như đạn KE, ngắm bắn tầm xa, nhưng có những thứ tank NATO thua kém, vd nạp đạn tự động, hệ thống APS (hiện Tank NATO đang lắp APS Israel, Đức cho mình, cũng như thêm giáp ERA 1 sự học hỏi từ Tank Nga). Tank Nga, TQ thấp nhẹ hơn so với Tank NATO (kể cả ZTZ99A2, T14 cũng nhẹ hơn, dù chúng nặng hơn Type 99/96, T90/72/80), nên khả năng mai phục rất tốt nếu môi trường rừng núi, khả năng leo núi tác chiến sơn cước cũng tốt, so với cỗ xe tank NATO nặng nề đều gần 70 tấn
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top