Ah, người VN không tồi, nói rộng ra không có người (chủng tộc) nào tồi cả cụ ah. Mà là văn hoá, môi trường sống tồi.
Người VN (người mang dòng máu VN) khi được nuôi dưỡng, phát triển trong môi trường tốt, thì không tồi. Chả có anh người Việt, được người Đức nhận làm con nuôi từ tấm bé, rồi sau đó sinh trưởng ở Đức, rồi làm đến phó ********* Đức, đấy là gì.
Còn ở VN thì văn hoá, lối sống nó không thuận lợi cho phát triển. Em ví dụ ngay từ một tác phẩm văn học được đưa vào giảng văn ngày xưa. Nhân vật cô Chấm là nông dân hợp tác xã, và mới sớm mùng 2 cô đã ra đồng. Việc ấy đáng khen, vì thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp ấy ở miền Bắc không ai chịu làm cả. Cho nên việc cô Chấm chịu đi làm là đáng khen, cần nhân rộng, và đưa vào sách giảng văn cho học sinh phổ thông học tập.
Làm sao toàn xã hội có thể giầu có về của cải vật chất khi mỗi cá nhân chỉ bo bo bẻm bẻm về mình, làm hơn tý là sợ thiệt? Mấy anh thợ bậc 7 trong ví dụ của bác, tay nghề cao thì ích gì, nếu anh ấy không chịu làm? Làm tý đã sợ thiệt, vì làm việc bằng hai cũng chỉ để cán bộ mua đài mua xe, như một câu thơ trào phúng đã viết. Câu thơ này, khôn như trạng Quỳnh, thể hiện tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động bị bóc lột, nhưng mà em thấy hết sức là lưu manh. Không chỉ cán bộ có lỗi, mà nhân dân cũng chẳng vừa, bên non tám lạng bên già nửa cân cả.
Cụ nói cũng phải. cũng như con cái chúng ta sinh ra không được nuôi dưỡng chỉ bảo. thì cũng chỉ biết đói kêu lên, khi lớn lên thì biết kiếm gì bỏ vào mồm. nếu không có định hướng sẽ chỉ biết kiếm ăn bỏ mồm. Tất nhiên có những đứa con sinh ra nó tò mò về mọi thứ xung quanh muốn tìm hiểu, khám phá. Nhưng môi trường không có, sự khích lệ về năng khiếu không có mà luôn đi theo sự ép buộc. nên tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh ta nó mới như thế này.
Em nói thật, ko có cửa thi tay nghề quốc tế
Em ko rõ cngh hàn nhưng sp của 7/7 khi soi chiếu vẫn om, quá nhiệt phát nó hơi vẹo, trên khoảng lớn sē sai lệch nhiều nên vẫn phải thuê chuyên gia hàn bể chứa lớn, tầu cūng lệch, tâm sai lớn
E thấy ba cuộc thi tay nghề của mình làm tâng bốc nhau lên, hạ tiêu chuẩn xuống, giấy khen bằng khen vung vít, ảo
Cụ cứ cho thợ giỏi của mình đi ra nn lao động rùi thấy, e nghe thui nhưng oải mà ục, bảo sao có thằng làm quặng tại phía bắc nó thuê người tq, ăn nhiều, lương cao nhưng hiệu xuất vẫn gấp rưỡi, ko lo thất thoát, an toàn lao động cao
Đây trang bị đc ba hôm là bán, có lương là tá lả, ăn thua hết sạch, vay mượn oánh nhau, trước trang thiết bị công trình có phích cắm xịn, các chú cắt mang bán đc hai chén nước chè xong buộc nối điện trê giàn giáo sắt, ql phạt thì chửi nhau hội nhóm, mà đc vài đồng khoe khôn khoe khéo, chê người tử tế là ngu, là đầy tớ các thể loại
Chưa kể ông kỹ sư chuyên bảo dưỡng cơ điện, mang đcơ đi thay lõi nhôm một loạt, đ´ biết kiếm mấy xu mà cười như địa chủ khoe chơi lại chúng nó trước khi nghỉ
Cháu không phải dân cơ khí nên không biết cccm cãi nhau cái gì? có lúc cũng đã từng nghĩ như nhiều cụ ở đây. Cách đây ít lâu, cháu có vào thăm 1 xưởng cơ khí chính xác tại quận 7, Tp. HCM. Nói là xưởng chứ nó rộng tầm 5 ha, nằm trên đường Gò Ô Môi ( Q7 ), tên xxxxLộc, giám đốc là một ông TN ĐHBK HN chắc từ thời 7 mấy. Sau lần đó cháu thay đổi hẳn về suy nghĩ. Xưởng cơ khí chính xác này làm khuôn đúc cán bàn chải đánh răng cho Colgate, khuôn đúc nắp máy giặt cho Samsung và vài thương hiệu lớn nữa. Phải nói là kình phục bác ấy, mỗi khuôn như một tác phẩm nghệ thuật, đẹp không tả, chính xác đến từng phần trăm ngàn của ly và là một xưởng cơ khí không hề nghe thấy một tiếng ồn, tất cả đều được làm trong các phòng máy lạnh. Theo Colgate, Châu Á chỉ có 2 xưởng làm được khuôn chính xác này, một ở TQ với bảo hành 5 năm, một ở VN với bảo hành mãn đời vì sau khi đúc xong, cán bàn chải không có gờ, riềm nhựa sót lại tại các mối ráp khuôn phải cần công nhân cắt gọt ( các loại bàn chải đánh răng Colgate cccm đang sử dụng là dập từ khuôn của xưởng ở Q7 ). Đặt biệt 50 lỗ cấy lông trên bàn trải này rập cực kỳ chính xác để máy bắn gắn lông phóng, cắm 50 lỗ lông 1 lúc rồi hàn lại và cho ra thành phẩm ( cả thế giới chỉ có 1 nhà máy bắn lông đặt tại Áo ). Sản phẩm khuôn bàn chải Colgate của xưởng Q7 giúp ông chủ ấy kiếm vài triệu Ôbama/tháng.
Cháu ghi tắt, không nêu tên xưởng ấy vì không muốn cccm nghỉ cháu quảng cáo, mà chỉ muốn nhắn nhủ đến một vài cụ bớt oto chửi đi, nên tìm hiểu kỹ rồi hẵng phát biểu. Mình không nói, không ai nói mình ..... đâu!!!!!
Em thì em nghĩ thế này. Thế cụ có đem cái bàn chải đánh răng ra khoe với thế giới mỗi mình tao sản xuất được bản chải đánh răng không?. Câu hỏi của em đó là chúng ta làm những sản phẩm của chúng ta sánh ngang với quốc tế hoặc hơn.
Nhật có đồ điện tử, ô tô
Mỹ có công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ...
Đức có công nghệp nặng....
Chúng ta có gì?
Đồng ý rằng với một số cụ nói rằng thời buổi này cứ có tiền, mua công nghệ về, rồi sản xuất đem bán. Nhưng xét về tính vĩ mô của đất nước. Chả nhẽ thằng nhật nó cũng mua công nghệ về sản xuất rồi bán đồ điện tử, ô tô kiếm lời?
thằng đức cũng đi mua công nghệ ô tô của bọn khác xong về sản xuất bán tên thương hiệu mình? tất nhiên là có ( chỗ này hơi luản quẩn ) Ý em nói ở đây là nó có t ính kế thừa, nghiên cứu, phát triển, học hỏi ( có thể bằng cách mua bằng sáng chế , mua lại nhà máy công nghệ của nước khác )
lại nói về chúng ta. Thử hỏi chúng ta đã tự nghiên cứu được gì, phát triển được gì, kế thừa được gì từ mấy chục năm qua để có một sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ của người việt chúng ta. Đó mới là cái em muốn hỏi. Chứ việt nam mình làm được đầy thứ nươc khác không làm được, như là xuất khẩu cả triệu tấn gạo với sản lượng nhiều hơn nước khác nhưng doanh thu lại ít hơn chẳng hạn ... em fun tí
Vâng thưa việc sản xuất ===> duy trì ====> phát triển ====> sản xuất nó là cả một quy trình khép kín. Nếu chỉ nói “đã từng “ sản xuất e không đủ. Một sản phẩm được định nghĩa là được sản xuất ra nghĩa là phải có chỗ đứng trên thị trường còn lỗ thì khỏi bàn và nói thừa sức làm được .... tuy nhiên ... do không cạnh tranh ==> là em coi như không làm được.
Em Hỏi cụ cái ruột ổn áp LiOA là Của ai?
Còn chuyện các công ty khựa được trợ cấp là có thật tuy nhiên đấy không phải lý do chính đâu cụ. dân khựa họ chăm chỉ, bền bỉ và đoàn kết cộng đồng cao nên nó thành công thôi cái này em không muốn bàn sâu.
Em chỉ nhấn mạnh lại với cụ định nghĩa một sản phẩm làm được phải bao hàm yếu tố:Chất lượng,Chi phí rẻ,Đa dạng mẫu mã. Còn không thì bỏ câu “ đã từng làm được” vì nó là vô nghĩa .
Em nghĩ rằng chúng ta thích ăn xổi. Ăn thật làm điêu nhưng lúc nào cũng kêu không có tiền vs lương thấp.
Em xin luyên thuyên với cụ thế này, có thể nó hơi liên thiên nhưng nó sẽ giúp nhìn rõ hơn về trình độ cơ khí của ta hehe
Mọi hoạt động trong cuộc sống cần tính kế thừa, phát huy, nâng cao năng lực..từ những sai lầm trước đó, rút ra bài học để đưa hoạt động đó có nghĩa và nâng tầm chuyên nghiệp. CÁi đó chúng ta không có, chỉ nói phét là nhanh.
- Dẫn chứng, khi sản xuất tàu ngầm đầu tiên tại anh, nó là một cái thùng gỗ. Người ta đã kế thừa, phát minh về nguyên vật liệu, về công nghệ Nếu nói rằng cái tàu ngầm đó bơi được dưới biển do ông cơ khí sản xuất là sai, bởi vì có rất rất nhiều công nghệ, bằng sáng chế ở mọi lĩnh vực được áp dụng vào đó. nó mới có thể làm việc đến như thời điểm hiện tại.
từ đó mà các đời tàu mới ra sau này luôn được cải tiến và nghiên cứu phát triển. từ cái vận hành bằng diesel xả khói mù mịt đến việc chạy không tiếng ồn, hay động cơ nguyên tử hoạt động được mấy chục năm.
Cái đó là tính kế thừa, phát triển và nâng cao năng lực, đựa vào nhiều điều kiện và phát minh từ các ngành nghề khác . => Chúng ta đếch có
Trường hợp nó là số 1. thì chỉ cần nghiên cứu mẫu mã phát triển con trước tốt hơn con sau bán với giá thành cao.
Trường hợp nó có đối thủ cạnh tranh thì nó lại phải tìm hiểu về các phát minh, các vât liệu, các phương pháp sản xuất, lắp ráp, thiết kể để giảm chi phí nhưng vẫn có chất lượng đảm bảo. thậm trí còn vượt trội.
Nói chuyện vĩ mô quá giờ quay lại chuyện bé tẹo.
Thủa bé con nhà người ta được dạy ăn, dạy nói, dạy cách đối xử với người khác thì con chúng ta 4.5 tuổi đã nhồi nhét chữ từ lúc mỗ giáo cho đến khi học lớp 1 khỏi bị thua bạn bè.
Lớn lên tí biết thích nghề này nghề nọ nhưng không được khuyến khích và chỉ bảo nếu không đúng ý bố mẹ.
Khi ra đời thì thích một việc làm một việc nên không có sự chuyên sâu, yêu nghề mà chỉ chỗ nào tiền nhiều thì làm, đồng tiền là tiên là phật.
Đến khi làm nghề thì:
Mình:
- Thuê thợ xây, tiền công thỏa thuận rõ ràng nhưng lúc nào cũng phải nịnh chúng nó không chúng nó xây nhà không cẩn thận cho mình, bản thân nhiều người thợ xây làm ít nghỉ nhiều, và hoàn toàn không đem nghề nghiệp của mình là một việc đáng tự hào bằng việc chăm chút cho công trình mình xây mà chỉ rình đến giờ giải lao, xây cho nhanh tối còn làm bữa nhậu.
- Thuê người làm vườn, mất tiền nhưng lúc nào cũng chỉ lo nó làm dối ăn thật. mặc dù giữa thỏa thuận về tiền công và việc phải làm đã rõ như bàn tay.
- Mang đồ điện tử đi sửa, mất tiền nhưng lúc nào cũng lo thợ luộc đồ.
- Thời này là thời đé'* nào rồi xây đường còn xây cái cống bé như mả cha nó lúc nào mưa tí là ngập.
- Đi sửa xe thì chỉ sợ thợ đổ dầu đểu và tráo đồ,
- Mua đồ ăn thì toàn chất kích thích, độc hại.
-....
Cả một nền kinh tế không có việc nào được làm ra hồn, vì vậy nó kéo theo mọi thứ cùng nhau đi xuống.
Không làm được cái nhỏ, thì đừng mơ cái lớn.
nói thì lan man và nhiều thứ quá. nên em xin tạm chém và lắng nghe các cụ rồi vào chém tiếp
Em thấy tay nghề thợ cơ khí nhà ta cũng ko đến nỗi nào đâu ạ. Chẳng qua ít đc đầu tư, đồ chơi thì ko có, rồi lại mải mê cơm áo gạo tiền. Chứ đầu tư lớp láp bài bản từ gốc chắc cũng chả kém Tây lông đâu ạ.