Giả sử đường không có hệ thông báo hiệu quy định chiều đi, xe nâu bị chết máy giữa đường:
1- Xe vàng không vượt sai quy định
2- Xe vàng không đè vạch 1.1
3- Xe vàng đi đúng phần đường xe chạy
4- Xe vàng đi đúng trên 1 làn đường cho xe cơ giới
5- Xe vàng đi về bên phải theo chiều đi của mình (so với xe đỏ)
Nhà cháu đồng tình với 5 điều kụ nêu ở trên, và xin bổ sung thêm rằng,
kể cả khi trên mặt đường có kẻ mũi tên 9.3 chỉ hướng đi trên làn đường, mà xe màu vàng không đi đúng theo hướng mũi tên, thì xe màu vàng cũng không mắc lỗi gì (xem Hình #1 bên dưới)
Vạch mũi tên có 2 chức năng, và không bao giờ có hiệu lực tại nơi có vẽ mũi tên:
1- Mũi tên kẻ truớc giao cắt: quy định hướng phương tiện phải đi ở phía sau giao cắt phải phù hợp với hướng chỉ của mũi tên trên làn xe mà phương tiện đã lưu thông khi vào giao cắt.
Trong trường hợp này, mũi tên chỉ có hiệu lực từ phía sau giao cắt. Còn phía trước giao cắt nếu phương tiện đi sai so với mũi tên cũng không bị mắc lỗi gì (xem minh hoạ tại Hình #2 bên dưới, xe màu vàng ① không hề phạm lỗi khi nó đang đi thẳng trên làn xe có mũi tên chỉ hướng rẽ trái, ).
2- Mũi tên kẻ trên đoạn đường sau giao cắt hoặc đoạn đường không có giao cắt: trong trường hợp này, vạch mũi tên không có hiệu lực buộc tuân thủ như trong trường hợp 1- nêu trên, mà chỉ có chức năng "xác nhận hướng giao thông" của làn xe (xem Hình #3)
---------------
Hình minh hoạ:
Hình #1: Cho dù đi sai hướng chỉ mũi tên nhưng xe vàng cũng không bị coi là phạm lỗi.
Với xe trắng thì lại khác. Xe trắng đã đi thẳng trong làn giữa, nơi có mũi tên chỉ hướng đi thẳng, nhưng sau khi đã đi thẳng qua tất cả các mũi tên chỉ hướng đi thẳng, xe trắng ③ vẫn sẽ bị luật bắt lỗi "không tuân thủ vạch mũi tên đi thẳng" nếu sau giao cắt xe trắng lại rẽ phải hoặc rẽ trái.
Hình #2: Các trường hợp phương tiện đi sai với mũi tên nhưng không bị mắc lỗi gì.
Hình #3: QC41/2016 quy định vạch mũi tên 9.3 có 2 chức năng
.