[Funland] Cô giáo bị đình chỉ dạy do đánh vào bắp tay học sinh

ngoc.ht09

Xe buýt
Biển số
OF-444892
Ngày cấp bằng
14/8/16
Số km
770
Động cơ
214,972 Mã lực
Tuổi
40
Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
2. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Điều 41. Bổn phận của trẻ em với bản thân

1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

(Luật Trẻ em 2016).
Bắt đầu phải phổ biến luật này cho các phụ huynh rồi nhở!
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực

CBD

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-730941
Ngày cấp bằng
30/5/20
Số km
137
Động cơ
71,870 Mã lực
Tuổi
35
Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
2. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Điều 41. Bổn phận của trẻ em với bản thân

1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

(Luật Trẻ em 2016).
“Bổn phận” khác với “nghĩa vụ” như thế nào cháu nhỉ? Và khi trẻ em không thực hiện bổn phận của mình thì chế tài là gì, ai được thực hiện chế tài đó?
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
“Bổn phận” khác với “nghĩa vụ” như thế nào cháu nhỉ? Và khi trẻ em không thực hiện bổn phận của mình thì chế tài là gì, ai được thực hiện chế tài đó?
Nghĩa vụ là bị bắt buộc phải thực hiện. Bổn phận là trách nhiệm cần thực hiện, không bắt buộc. Do vậy không có chế tài với bổn phận, chỉ có chế tài với nghĩa vụ, vd: trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
“Bổn phận” khác với “nghĩa vụ” như thế nào cháu nhỉ? Và khi trẻ em không thực hiện bổn phận của mình thì chế tài là gì, ai được thực hiện chế tài đó?
“Bổn phận” là những việc nên làm, không có chế tài bắt buộc phải làm, chỉ có thể giáo dục và thuyết phục.
 

CBD

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-730941
Ngày cấp bằng
30/5/20
Số km
137
Động cơ
71,870 Mã lực
Tuổi
35
“Bổn phận” là những việc nên làm, không có chế tài bắt buộc phải làm, chỉ có thể giáo dục và thuyết phục.
Bác vẫn chưa hiểu cháu post luật này vào topic này là có ý gì? Là nhân dịp này phổ biến pháp luật cho mọi người?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bác vẫn chưa hiểu cháu post luật này vào topic này là có ý gì? Là nhân dịp này phổ biến pháp luật cho mọi người?
Muốn tranh luận có hiệu quả thì nên có “chuẩn” chung của xã hội, đã được Luật hóa. Không nên lấy kinh nghiệm “hồi bé tôi thế này”, “hồi bé tôi thế kia”.
 

thaibom

Xe tăng
Biển số
OF-365335
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
1,147
Động cơ
1,883 Mã lực
Trong các còm của các cụ ở trên, có đồng ý, có cảm thông, có khen, có chê, có đem cả đạo đức nghề nghiệp, có cả trình độ chuyên môn, có cả pháp luật...
Rất cảm ơn cc có cái nhìn đồng cảm và phân tích đúng sai, hợp lí và chưa hợp lý, nhưng trong số các cụ có mấy là người trong nghề GV, trong nghề mới hiểu hết mọi sự tình, chứ ngồi cào phím thì em thấy ai cũng có lí và rất dễ để phán xét.
Đơn giản 1 ngày cc ngồi dậy con được mấy chục phút? 1 đứa thôi 1 ngày cc có dành 02 tiếng để dạy con không?
 

CBD

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-730941
Ngày cấp bằng
30/5/20
Số km
137
Động cơ
71,870 Mã lực
Tuổi
35
Muốn tranh luận có hiệu quả thì nên có “chuẩn” chung của xã hội, đã được Luật hóa. Không nên lấy kinh nghiệm “hồi bé tôi thế này”, “hồi bé tôi thế kia”.
À, cái này thì bác công nhận luôn. Vậy quay lại trường hợp này cháu thấy hành vi của cô giáo thế nào? Trong Luật trẻ em có điều khoản nào điều chỉnh hành vi của cô giáo không?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
À, cái này thì bác công nhận luôn. Vậy quay lại trường hợp này cháu thấy hành vi của cô giáo thế nào? Trong Luật trẻ em có điều khoản nào điều chỉnh hành vi của cô giáo không?
Điều 22: Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục.
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
(Luật Giáo dục 2019)

1. Cô giáo đã xâm phạm thân thể người học (hành vi bị cấm).
2. Nhưng gia đình của người học không được xúc phạm lại nhân phẩm, danh dự, thân thể của cô giáo (hành vi bị cấm).

Có thể suy nghĩ và đưa ra giải pháp để có thể vẫn giúp cô giáo nhận ra sai lầm, mà không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của cô giáo.
 

CBD

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-730941
Ngày cấp bằng
30/5/20
Số km
137
Động cơ
71,870 Mã lực
Tuổi
35
Điều 22: Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục.
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
(Luật Giáo dục 2019)

1. Cô giáo đã xâm phạm thân thể người học (hành vi bị cấm).
2. Nhưng gia đình của người học không được xúc phạm lại nhân phẩm, danh dự, thân thể của cô giáo (hành vi bị cấm).

Có thể suy nghĩ và đưa ra giải pháp để có thể vẫn giúp cô giáo nhận ra sai lầm, mà không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của cô giáo.
Nhưng vụ này gia đình có xúc phạm gì cô giáo đâu nhỉ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
“Có thể suy nghĩ và đưa ra giải pháp để có thể vẫn giúp cô giáo nhận ra sai lầm, mà không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của cô giáo”

Cháu đã dẫn cơ sở pháp lý, các bác có thể tranh luận trên cở sở này, hoặc tiếp tục cãi nhau loạn xạ. Tùy các bác.
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,022
Động cơ
1,123,784 Mã lực
Mỗi lớp học là 40-70 cháu, chỉ có 1 thày hoặc 1 cô. Các thày cô làm sao để cho các cháu hòa nhập chung, các cháu cần đc rèn giũa từ gia đình để vuơn lên hòa nhập, cháu có lỗi nhiều lần lỗi thì cô tìm biện pháp phối hợp với gia đình trước
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Mỗi lớp học là 40-70 cháu, chỉ có 1 thày hoặc 1 cô. Các thày cô làm sao để cho các cháu hòa nhập chung, các cháu cần đc rèn giũa từ gia đình để vuơn lên hòa nhập, cháu có lỗi nhiều lần lỗi thì cô tìm biện pháp phối hợp với gia đình trước
Cụ dùng từ “hoà nhập” và “vươn lên hoà nhập” là các từ hay được dùng để chỉ quá trình cải tạo phạm nhân trong trại cải tạo. Không nên dùng các từ đó trong trường hợp học sinh phổ thông nhé.
 

CAC

Xe buýt
Biển số
OF-709519
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
621
Động cơ
95,172 Mã lực
Nói gì thì nói, bạo lực không phải là cách dạy người, phương pháp này chỉ phù hợp để dạy thú ợ.
Các trường sư phạm có dạy sinh viên ngành sư phạm đánh học trò hư không? Hay do các thầy, cô sáng tạo, cải tiến phương pháp giáo dục này?
Các cụ đừng nghĩ ngày xưa tao cũng bị đánh có sao đâu :D các cụ thử nghĩ hướng khác xem? Nếu các cụ gặp được gia đình tốt, thầy cô tốt hơn không dùng bạo lực có khi cuộc đời các cụ còn nên người hơn bây giờ :D
Em thì cứ tự suy từ mình mà ra thôi, được động viên, khích lệ sẽ có giá trị giáo dục tốt hơn là mắng chửi, đòn roi!
Túm lại là hãy chấm dứt cái xã hội mà ở đó ông đánh bố, bố đánh con, con đánh cháu, thầy đánh trò.
 

Canphaidinh01

Xe tăng
Biển số
OF-591772
Ngày cấp bằng
24/9/18
Số km
1,402
Động cơ
148,920 Mã lực
Bố mẹ nó dậy được thì đã ko sinh ra thành phần nghiện hút, ăn trộm, cướp bóc....

Luồng suy nghĩ của cụ thật xiên xẹo. Đời cụ không gặp người tốt không có nghĩa là họ không tồn tại.

Không có giáo viên nào đánh chửi hs mà lại lệch lạc nghĩ rằng thế là tốt cho chúng nó đâu. Chỉ có mấy cái thành phần ích kỷ, lười lao động muốn nhàn thân mới chọn cái cách nhàn hạ và nhanh gọn này. Tuy nhiên, họ vẫn biết họ làm thế không đúng.

Tương tự, áp dụng như trên với quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Muốn nhàn cứ đè chúng nó ra mà vụt.

Lưu ý, đánh chửi khác hoàn toàn với nghiêm khắc và kỷ luật, đừng có trộn lẫn.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,245
Động cơ
163,611 Mã lực
Con mình có là vàng là bạc thì cũng chỉ là 1 học sinh bình thường, hư thì cô nóng lên chứ có gì, không thì ôm ở nhà ấy, tự dạy nhau, mang đến trường làm gì. Tự coi là mình là ưu việt hơn con người ah, cả lớp đều ngoan có con mình hư phá phách chẳng hạn, đảm bảo con chuẩn thì hãy phê đến cô.
Nói riêng về con em thì không phải bàn rồi, nó nhỏ nhưng vừa hiểu biết, vừa sống có lý có tình hơn rất nhiều người lớn nên các thầy cô yêu quý còn không hết nói gì đến việc đánh mắng. Em cũng rất ghét những đứa trẻ hư, láo, hay bắt nạt các bạn khác. Nhưng không vì thế mà giáo viên hay bố mẹ có quyền đánh chúng. Người lớn cậy khỏe mà đánh đứa trẻ bé tí có chấp nhận được không? Trong tâm trí đứa trẻ hư có khi nó không nghĩ nó hư, nó tưởng nó làm thế là đúng. Việc của người lớn là làm cho nó nhận ra nó sai, chứ đánh nó càng gây hận thù trong lòng nó Đứa trẻ hư là do bố mẹ, thầy cô không biết cách giáo dục chúng. Người bị đánh ở đây nên là bố mẹ và giáo viên chứ không phải đứa trẻ kia
 
Chỉnh sửa cuối:

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
447,291 Mã lực
Cccm giờ còn nghĩ việc thầy cô có quyền oánh con trẻ như xưa để đe nẹt, để tốt hơn là Sai lầm khủng khiếp cho tiến hoá của a Nhạ ngọng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top