- Biển số
- OF-341667
- Ngày cấp bằng
- 6/11/14
- Số km
- 498
- Động cơ
- 266,348 Mã lực
Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse
Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.
Cơn khủng hoảng thông tin truyền thông mang tên "hàng Trung Quốc núp bóng thương hiệu Việt" của Asanzo khiến dư luận gieo những nghi ngờ đòi hỏi câu trả lời về sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.
Nhìn vào các thương hiệu đồ gia dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn Sunhouse là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
Ông chủ của Tập đoàn Sunhouse- Nguyễn Xuân Phú, thường được gọi là Shark Phú đã dành cho Gia Đình Mới buổi tham quan các nhà máy và một cuộc trò chuyện cởi mở về tất cả những vấn đề dư luận quan tâm.
Ông nói, qua vụ Shark Tam, mọi người liên tưởng sang Sunhouse. Bởi thế, ông cũng muốn chia sẻ để dư luận hiểu rõ hơn.
Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Để 1 doanh nghiệp phát triển phải có cả quá trình, các giai đoạn.
"Tôi nghiệm ra điều này từ một câu nói của ông Park Min Gyu (người sáng lập Sun House Hàn Quốc): "Nước có đục cá mới lớn. Cá lớn rồi nước phải trong nếu không sẽ sinh bệnh".
-Ông có thể chia sẻ về câu chuyện ra đời của Sunhouse, và lịch sử thương hiệu của nó?
-Từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK, tôi đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có nhà máy Sun House sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.
Đến 2003 tôi nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất đắt, tầm 2.000 -3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.
Tôi nói quan điểm là, nếu bắt tay với nhau thì Sun House không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD).
Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.
Giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, nếu không có ông Park thì không thể sản xuất được vì cần nguồn lực, công nghệ…
Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được "bê" nguyên sang. Chúng tôi mua được dây chuyền inox và chảo chống dính, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.
-Ông định nghĩa về Sunhouse như thế nào khi thương hiệu thì của Hàn Quốc, sản xuất ở Trung Quốc và công ty lại là của Việt Nam? Rốt cuộc, Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?
-Lúc đó tôi bí không biết đặt tên thương hiệu là gì nên lấy luôn thương hiệu Sunhouse. Rất may là ông Park mới chỉ đăng ký thương hiệu ở Mỹ, chưa đăng ký thương hiệu ở Việt Nam vì Việt Nam là thị trường nhỏ.
Sau đó, Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.
Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm tôi muốn Sunhouse là của Việt Nam!
-Người tiêu dùng đang bức xúc về việc Sunhouse có dán nhãn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" lên sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Việc này sai hay đúng? Vì sao lại có chuyện này, thưa ông?
- Ban đầu tôi không quan tâm tới danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" nhưng bộ phận trong Nam nói thị trường quan tâm thì anh em mới làm hồ sơ xin cấp chứng nhận và được cấp cho hàng gia dụng.
Tuy nhiên do lỗi truyền thông nội bộ nên Sunhouse nhận giải Hàng Việt Nam chất lượng cao ngành hàng gia dụng nhưng dán nhầm sang cả nhóm nồi cơm. Việc sai này chỉ ở trong nhóm hàng nồi cơm điện.
Thực ra, việc dán tem Hàng Việt Nam chất lượng cao không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì tôi chịu trách nhiệm trước người dùng.
Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện.
-Thưa ông, vì sao Sunhouse không tập trung sản xuất sản phẩm tại các nhà máy của mình ngay từ đầu?
-Tôi cũng học kinh tế, cũng bôn ba, ước mơ lớn nhất là làm sao để sản xuất được. Đó là lý do tôi lập nhà máy sản xuất của Sunhouse.
Tôi cho rằng từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam đều khát khao có thể sản xuất được công nghệ.
Tuy nhiên, không phải muốn sản xuất cái gì là sản xuất được cái đó, bởi còn liên quan rất nhiều thứ: nguồn lực, tiền bạc, công nghệ…
Sản xuất được đã khó, bán được hay không còn khó gấp vạn lần.
Doanh nghiệp nhà nước còn có thể làm được, được đầu tư nhưng doanh nghiệp tư nhân thực sự rất khó, nếu mất là mất trắng luôn. Doanh nghiệp tư nhân phải cân đối rất kỹ lưỡng làm và bán, bán và làm.
Do đó, quá trình thông thương của một doanh nghiệp là đầu tiên phải làm thương mại, nhập thành phẩm về, tìm hiểu, có thị trường rồi, đạt volume thị trường (giao dịch tối thiểu_PV) rồi mới sản xuất.
Sản xuất bao giờ cũng phải bắt đầu từ khâu lắp ráp, rồi dần dần mới nội địa hóa. Bản thân tôi đang lao vào sản xuất nhưng vẫn cổ vũ cho làm thương hiệu.
-Hiện nhà máy đã hiện đại hơn nhiều, năng lực sản xuất cũng nâng cao, có khó khăn gì để Sunhouse không từng bước làm ra sản phẩm Made in Việt Nam đúng nghĩa?
-Để sản xuất hiệu quả thì phải đạt được volume mà nhu cầu thị trường rất đa dạng. Để mở 1 bộ khuôn hoàn chỉnh làm nồi cơm điện mất 6 tỷ đồng và để khấu hao hết được ít nhất với hàng sản phẩm nhựa tầm 500.000 sản phẩm cho đến sản phẩm cơ khí khoảng 200.000 sản phẩm.
Như vậy nếu 1 tháng 1 model nồi cơm chỉ bán được 1.000 chiếc thì để khấu hao 500.000 sản phẩm nhựa thì phải mất 500 tháng.
Bởi nhu cầu thị trường họ cần rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Mình chưa biết mình bán được bao nhiêu mà mình đã mở khuôn thì sẽ thất bại.
Vậy thì quy trình test thị trường bằng những mẫu mã mới. Để launching 1 sản phẩm thông thường mất 1- 2 năm, từ khâu design, concept, sang khâu thử làm mẫu test, ổn rồi mới mở khuôn, sản xuất thử ra thị trường. Đó là một quá trình rất dài.
Nhu cầu thị trường luôn thay đổi, nếu doanh số không đủ lớn mà mình sản xuất là sập tiệm ngay.
Chính vì thế nồi cơm Sunhouse có 2 dạng: Đầu tiên là nhập khẩu, sau đấy sản xuất. Thế nên có thể cùng 1 model sản phẩm mà lại có 2 xuất xứ.
Tương tự như vậy một số mẫu mã mới ra, nếu mình không làm thì doanh nghiệp khác mua mất, do đó mình phải song song vừa sản xuất vừa nhập khẩu.
Thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; thứ 2 là chỉ những mã bán đủ sản lượng lớn thì Sunhouse mới sản xuất, có 1 số mã thì Sunhouse show hàng, tức là phát triển từ đầu tới cuối.
-Vừa sản xuất nhưng vẫn nhập khẩu hàng Trung Quốc về, giá trị của thương hiệu Sunhouse sẽ nằm ở đâu, thưa ông?
-Bản thân tôi đang ước mơ sản xuất nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang cổ súy sai vì chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm rất dài, phần sản xuất chỉ chiếm 10- 30% trên toàn giá trị sản phẩm.
Còn ai sở hữu thương hiệu mới là người giữ được giá trị sản phẩm, ít nhất chiếm 70% giá trị, chứ không phải người sản xuất.
Vậy, phải cổ suý 1 quốc gia càng nhiều thương hiệu thì quốc gia đó càng hùng mạnh.
Bản thân tôi rất thèm khát sản xuất vì ban đầu mình nghĩ sản xuất mới là quan trọng. Sau này mới ngộ ra, ai là người chủ sở hữu thương hiệu mới là người chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Còn sản xuất bản chất của nó chỉ là cửu vạn.
Nếu tôi đầu tư vào 1 khu đô thị thì rất là nhàn chứ không đầu tư vào sản xuất. Nhưng sản xuất rất cần để nắm được công nghệ, quy trình thì mới kiểm soát chất lượng hàng hoá. Bắt buộc phải trải qua sản xuất để toàn bộ quy trình kiểm soát chất lượng hàng hoá thì chúng ta mới đặt gia công, kiểm soát được.
Sunhouse có 2 chuyên gia Hàn Quốc kiểm soát chất lượng, tạo nên sự khác biệt của tập đoàn Sunhouse. Ở Việt Nam không có công ty nào đầu tư về cả quy trình mềm lẫn trang thiết bị kiểm soát như Sunhouse.
-Thưa ông, hàng Sunhouse nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, có làm giảm đi giá trị thương hiệu của mình?
-Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.
Truyền thông chúng ta cứ tập trung vào thương hiệu Việt mà tại sao không chú ý tới doanh nghiệp đa quốc gia đang lợi dụng quan niệm của chúng ta về hàng Trung Quốc.
Cứ lật đít tất cả các đồ dân dụng thương hiệu nổi tiếng lên xem nó xuất xứ từ đâu?
Trong khi chúng ta phải trả giá gấp 3 lần, đó là điều đau đớn. Tôi rất muốn làm rõ điều đó.
Chính tư duy của người dân dẫn tới doanh nghiệp họ phải làm sai. Các doanh nghiệp phải "mượn hơi" thương hiệu Đức, họ phải trả thêm ít nhất 15% - 20%cho nơi xuất xứ đó. Trong khi họ nhập bếp từ Made in Đức, Tây Ban Nha 100% từ Trung Quốc vòng qua Đức rồi về Việt Nam. Điều đó thật đau đớn!
Tôi là người trong nghề nên rất đau đớn. Một sản phẩm gắn mác ABCD rồi bán đắt gấp 3 lần. Có những sản phẩm Made in Đức từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem dán luôn. Kể cả những sản phẩm Made in "xịn" của Đức thì linh kiện cũng từ Trung Quốc hết. Mác made in Germany không có ở thị trường này.
Nếu có thì cũng là về lắp ráp ở Đức. Linh kiện của Đức thì có nhưng để làm ra thành phẩm thì vẫn phải có thêm linh kiện của Trung Quốc nhập về. Bởi Trung Quốc là công xưởng của thế giới.
-Vậy sự khác biệt của Sunhouse nhập khẩu từ Trung Quốc và vô vàn sản phẩm na ná Sunhouse đang bán ngoài thị trường với giá rẻ hơn là gì, thưa ông?
-Có sự khác nhau từ sự đặt hàng của các hãng theo tiêu chuẩn nào. Có những hãng đặt mã rất rẻ, không có tiêu chuẩn. Nhưng có các doanh nghiệp đặt hàng với tiêu chuẩn tốt. Những hãng như Philiips, Electrolux có tiêu chuẩn và Sunhouse cũng đưa ra tiêu chuẩn.
Trong chất lượng sản phẩm có 2 yếu tố: Ban hành tiêu chuẩn đúng và kiểm soát tiêu chuẩn ban hành ra.
Người tiêu dùng Việt Nam cần hiểu Trung Quốc có hàng triệu doanh nghiệp từ doanh nghiệp Trung ương, thành phố tới cả những các tổ hợp, các làng nghề.
Đơn vị nhỏ lẻ của Việt Nam sang đặt hàng ở những tổ hợp, làng nghề không có tiêu chuẩn dẫn tới chất liệu vớ vẩn. Còn những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.
Truyền thông Việt cần truyền thông để người dân hiểu hàng Trung Quốc thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt.
Cái gốc của vấn đề tạo nên sản phẩm tốt là ở chỗ cội nguồn linh kiện được sản xuất bởi ai, hãng nào?
-Hiện Sunhouse vừa bán sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc, vừa bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Làm thế nào để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn?
-Trên mỗi sản phẩm Sunhouse có tem, ghi rõ xuất xứ. Trên tem của Sunhouse ghi rõ Made in China hay Made in Việt Nam và được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, có địa chỉ rõ ràng. Sunhouse minh bạch về mọi thứ.
Có thông tin Sunhouse in sai mã vạch. Nhưng bản chất mã vạch dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nào, xuất xứ ở đâu. Chứ mã vạch không dùng để chứng nhận xuất xứ, mọi người đang hiểu sai.
Truyền thông của Sunhouse không được phép làm không thành có, sai thành đúng mà chỉ được trau chuốt câu từ mình sử dụng chứ không được lừa người dùng.
Tôi vẫn nói với công ty, truyền thông giống như make up, chỉ là trang điểm cho cô gái chứ không được phép làm thay đổi bản chất của cô gái.
Tại Sunhouse, cái gì cũng có thể tha thứ được, có thể sửa được nhưng sự không trung thực với người dùng thì không thể tha thứ.
-Trong bối cảnh thị trường đang bị loạn thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, lời khuyên dành cho người tiêu dùng là gì?
-Theo tôi, cơ quan quản lý tập trung quản lý tới những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn người tiêu dùng.
Nếu không liên quan nhiều thì hãy nhường quyền cho người tiêu dùng và hãng, bởi nếu bắt nhà nước làm quá rộng thì không có nguồn lực để làm.
Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để nhận biết được hãng sản phẩm nào uy tín và trung thực.
Hãy dùng quyền tẩy chay đối với những hãng không trung thực. Các hãng sản phẩm cần phải trung thực với khách hàng, nếu không sẽ bị tẩy chay.
-Thưa ông, các doanh nghiệp nên có bài học như thế nào từ vụ việc của Shark Tam?
-Có thể Tam là đối thủ cạnh tranh của tôi trong tương lai, nhưng tôi biết Tam là một doanh nhân trẻ, có khát vọng, có mong muốn.
Cái sai của Tam gồm cả cố tình và vô thức. Nếu chúng ta ủng hộ doanh nghiệp Việt cả tư nhân lẫn nhà nước thì sẽ nhìn nhận vấn đề thật chuẩn xác.
Thực ra hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là Made in Việt Nam, thế nào là lắp ráp. Trên thế giới này có hàng trăm khái niệm "made by", "made for". Và nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì không nên ép doanh nghiệp có thể mất thương hiệu.
Tôi nghĩ nên cho người ta (Shark Tam và Asanzo) cơ hội để sửa sai.
Người tiêu dùng đủ thông thái để lựa chọn những doanh nghiệp tốt, sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
Thế nên, chỉ có những hãng không có đăng ký bảo hộ thương hiệu, không có hệ thống bảo hành bảo dưỡng thì mới làm bậy.
Còn tôi tin những hãng đã sở hữu thương hiệu, quảng bá thương hiệu xây dựng hệ thống rồi họ sẽ phải chú trọng chất lượng.
Đâu đó có thể họ chưa thật tốt, nhưng người ta sẽ phải làm tốt vì đã gắn thương hiệu rồi, ông đã bỏ tiền làm marketing rồi nếu ông không làm tốt thì ông chết đầu tiên.
Tôi mong muốn giới truyền thông và cơ quan quản lý tạo điều kiện để họ có cơ hội sửa sai vì không phải dễ gì mà Shark Tam xây dựng được thương hiệu Asanzo.
Tôi khẳng định Shark Tam có những cái sai nhưng cái sai đó là do nhiều lý do, đặc biệt là cái sai về nhận thức cũng như am tường về pháp luật.
Còn trong tâm doanh nhân này có khát vọng, đó là cái mà cần được nuôi dưỡng, cần được chia sẻ và góp ý để họ thay đổi.
-Sunhouse thực sự có ý nghĩa như thế nào với ông?
- Từ trước nay tôi chưa bao giờ làm sai với lương tâm. Tôi làm để cống hiến, hưởng thụ. Khi có trăm tỷ rồi thì vật chất là vô nghĩa mà lúc đó làm việc vì danh dự, vì mong muốn cống hiến cho xã hội.
Tất cả những câu nói trên truyền thông đều chân thành, sự thật, từ trong tim mình ra.
2 năm trước, rộ lên thông tin tôi bán công ty cho Elextrolux. Thông tin đó là đúng, nhưng cuối cùng tôi đặt câu hỏi: "Tiền nhiều để làm gì?".
Nếu bán đi thì cầm một cục tiền thì cuộc sống sẽ rất thoải mái. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó để Sunhouse mạnh hơn. Sau vài ngày suy nghĩ tôi đã quyết định không bán mà đầu tư vào sản xuất.
-Xin cảm ơn ông!
Link gốc: https://www.giadinhmoi.vn/tieu-dung/shark-phu-va-van-bai-lat-ngua-ve-thuong-hieu-sunhouse-d24617.html
Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.
Cơn khủng hoảng thông tin truyền thông mang tên "hàng Trung Quốc núp bóng thương hiệu Việt" của Asanzo khiến dư luận gieo những nghi ngờ đòi hỏi câu trả lời về sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.
Nhìn vào các thương hiệu đồ gia dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn Sunhouse là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
Ông chủ của Tập đoàn Sunhouse- Nguyễn Xuân Phú, thường được gọi là Shark Phú đã dành cho Gia Đình Mới buổi tham quan các nhà máy và một cuộc trò chuyện cởi mở về tất cả những vấn đề dư luận quan tâm.
Ông nói, qua vụ Shark Tam, mọi người liên tưởng sang Sunhouse. Bởi thế, ông cũng muốn chia sẻ để dư luận hiểu rõ hơn.
Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Để 1 doanh nghiệp phát triển phải có cả quá trình, các giai đoạn.
"Tôi nghiệm ra điều này từ một câu nói của ông Park Min Gyu (người sáng lập Sun House Hàn Quốc): "Nước có đục cá mới lớn. Cá lớn rồi nước phải trong nếu không sẽ sinh bệnh".
-Ông có thể chia sẻ về câu chuyện ra đời của Sunhouse, và lịch sử thương hiệu của nó?
-Từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK, tôi đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có nhà máy Sun House sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.
Đến 2003 tôi nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất đắt, tầm 2.000 -3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.
Tôi nói quan điểm là, nếu bắt tay với nhau thì Sun House không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD).
Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.
Giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, nếu không có ông Park thì không thể sản xuất được vì cần nguồn lực, công nghệ…
Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được "bê" nguyên sang. Chúng tôi mua được dây chuyền inox và chảo chống dính, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.
-Ông định nghĩa về Sunhouse như thế nào khi thương hiệu thì của Hàn Quốc, sản xuất ở Trung Quốc và công ty lại là của Việt Nam? Rốt cuộc, Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?
-Lúc đó tôi bí không biết đặt tên thương hiệu là gì nên lấy luôn thương hiệu Sunhouse. Rất may là ông Park mới chỉ đăng ký thương hiệu ở Mỹ, chưa đăng ký thương hiệu ở Việt Nam vì Việt Nam là thị trường nhỏ.
Sau đó, Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.
Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm tôi muốn Sunhouse là của Việt Nam!
-Người tiêu dùng đang bức xúc về việc Sunhouse có dán nhãn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" lên sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Việc này sai hay đúng? Vì sao lại có chuyện này, thưa ông?
- Ban đầu tôi không quan tâm tới danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" nhưng bộ phận trong Nam nói thị trường quan tâm thì anh em mới làm hồ sơ xin cấp chứng nhận và được cấp cho hàng gia dụng.
Tuy nhiên do lỗi truyền thông nội bộ nên Sunhouse nhận giải Hàng Việt Nam chất lượng cao ngành hàng gia dụng nhưng dán nhầm sang cả nhóm nồi cơm. Việc sai này chỉ ở trong nhóm hàng nồi cơm điện.
Thực ra, việc dán tem Hàng Việt Nam chất lượng cao không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì tôi chịu trách nhiệm trước người dùng.
Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện.
-Thưa ông, vì sao Sunhouse không tập trung sản xuất sản phẩm tại các nhà máy của mình ngay từ đầu?
-Tôi cũng học kinh tế, cũng bôn ba, ước mơ lớn nhất là làm sao để sản xuất được. Đó là lý do tôi lập nhà máy sản xuất của Sunhouse.
Tôi cho rằng từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam đều khát khao có thể sản xuất được công nghệ.
Tuy nhiên, không phải muốn sản xuất cái gì là sản xuất được cái đó, bởi còn liên quan rất nhiều thứ: nguồn lực, tiền bạc, công nghệ…
Sản xuất được đã khó, bán được hay không còn khó gấp vạn lần.
Doanh nghiệp nhà nước còn có thể làm được, được đầu tư nhưng doanh nghiệp tư nhân thực sự rất khó, nếu mất là mất trắng luôn. Doanh nghiệp tư nhân phải cân đối rất kỹ lưỡng làm và bán, bán và làm.
Do đó, quá trình thông thương của một doanh nghiệp là đầu tiên phải làm thương mại, nhập thành phẩm về, tìm hiểu, có thị trường rồi, đạt volume thị trường (giao dịch tối thiểu_PV) rồi mới sản xuất.
Sản xuất bao giờ cũng phải bắt đầu từ khâu lắp ráp, rồi dần dần mới nội địa hóa. Bản thân tôi đang lao vào sản xuất nhưng vẫn cổ vũ cho làm thương hiệu.
-Hiện nhà máy đã hiện đại hơn nhiều, năng lực sản xuất cũng nâng cao, có khó khăn gì để Sunhouse không từng bước làm ra sản phẩm Made in Việt Nam đúng nghĩa?
-Để sản xuất hiệu quả thì phải đạt được volume mà nhu cầu thị trường rất đa dạng. Để mở 1 bộ khuôn hoàn chỉnh làm nồi cơm điện mất 6 tỷ đồng và để khấu hao hết được ít nhất với hàng sản phẩm nhựa tầm 500.000 sản phẩm cho đến sản phẩm cơ khí khoảng 200.000 sản phẩm.
Như vậy nếu 1 tháng 1 model nồi cơm chỉ bán được 1.000 chiếc thì để khấu hao 500.000 sản phẩm nhựa thì phải mất 500 tháng.
Bởi nhu cầu thị trường họ cần rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Mình chưa biết mình bán được bao nhiêu mà mình đã mở khuôn thì sẽ thất bại.
Vậy thì quy trình test thị trường bằng những mẫu mã mới. Để launching 1 sản phẩm thông thường mất 1- 2 năm, từ khâu design, concept, sang khâu thử làm mẫu test, ổn rồi mới mở khuôn, sản xuất thử ra thị trường. Đó là một quá trình rất dài.
Nhu cầu thị trường luôn thay đổi, nếu doanh số không đủ lớn mà mình sản xuất là sập tiệm ngay.
Chính vì thế nồi cơm Sunhouse có 2 dạng: Đầu tiên là nhập khẩu, sau đấy sản xuất. Thế nên có thể cùng 1 model sản phẩm mà lại có 2 xuất xứ.
Tương tự như vậy một số mẫu mã mới ra, nếu mình không làm thì doanh nghiệp khác mua mất, do đó mình phải song song vừa sản xuất vừa nhập khẩu.
Thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; thứ 2 là chỉ những mã bán đủ sản lượng lớn thì Sunhouse mới sản xuất, có 1 số mã thì Sunhouse show hàng, tức là phát triển từ đầu tới cuối.
-Vừa sản xuất nhưng vẫn nhập khẩu hàng Trung Quốc về, giá trị của thương hiệu Sunhouse sẽ nằm ở đâu, thưa ông?
-Bản thân tôi đang ước mơ sản xuất nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang cổ súy sai vì chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm rất dài, phần sản xuất chỉ chiếm 10- 30% trên toàn giá trị sản phẩm.
Còn ai sở hữu thương hiệu mới là người giữ được giá trị sản phẩm, ít nhất chiếm 70% giá trị, chứ không phải người sản xuất.
Vậy, phải cổ suý 1 quốc gia càng nhiều thương hiệu thì quốc gia đó càng hùng mạnh.
Bản thân tôi rất thèm khát sản xuất vì ban đầu mình nghĩ sản xuất mới là quan trọng. Sau này mới ngộ ra, ai là người chủ sở hữu thương hiệu mới là người chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Còn sản xuất bản chất của nó chỉ là cửu vạn.
Nếu tôi đầu tư vào 1 khu đô thị thì rất là nhàn chứ không đầu tư vào sản xuất. Nhưng sản xuất rất cần để nắm được công nghệ, quy trình thì mới kiểm soát chất lượng hàng hoá. Bắt buộc phải trải qua sản xuất để toàn bộ quy trình kiểm soát chất lượng hàng hoá thì chúng ta mới đặt gia công, kiểm soát được.
Sunhouse có 2 chuyên gia Hàn Quốc kiểm soát chất lượng, tạo nên sự khác biệt của tập đoàn Sunhouse. Ở Việt Nam không có công ty nào đầu tư về cả quy trình mềm lẫn trang thiết bị kiểm soát như Sunhouse.
-Thưa ông, hàng Sunhouse nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, có làm giảm đi giá trị thương hiệu của mình?
-Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.
Truyền thông chúng ta cứ tập trung vào thương hiệu Việt mà tại sao không chú ý tới doanh nghiệp đa quốc gia đang lợi dụng quan niệm của chúng ta về hàng Trung Quốc.
Cứ lật đít tất cả các đồ dân dụng thương hiệu nổi tiếng lên xem nó xuất xứ từ đâu?
Trong khi chúng ta phải trả giá gấp 3 lần, đó là điều đau đớn. Tôi rất muốn làm rõ điều đó.
Chính tư duy của người dân dẫn tới doanh nghiệp họ phải làm sai. Các doanh nghiệp phải "mượn hơi" thương hiệu Đức, họ phải trả thêm ít nhất 15% - 20%cho nơi xuất xứ đó. Trong khi họ nhập bếp từ Made in Đức, Tây Ban Nha 100% từ Trung Quốc vòng qua Đức rồi về Việt Nam. Điều đó thật đau đớn!
Tôi là người trong nghề nên rất đau đớn. Một sản phẩm gắn mác ABCD rồi bán đắt gấp 3 lần. Có những sản phẩm Made in Đức từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem dán luôn. Kể cả những sản phẩm Made in "xịn" của Đức thì linh kiện cũng từ Trung Quốc hết. Mác made in Germany không có ở thị trường này.
Nếu có thì cũng là về lắp ráp ở Đức. Linh kiện của Đức thì có nhưng để làm ra thành phẩm thì vẫn phải có thêm linh kiện của Trung Quốc nhập về. Bởi Trung Quốc là công xưởng của thế giới.
-Vậy sự khác biệt của Sunhouse nhập khẩu từ Trung Quốc và vô vàn sản phẩm na ná Sunhouse đang bán ngoài thị trường với giá rẻ hơn là gì, thưa ông?
-Có sự khác nhau từ sự đặt hàng của các hãng theo tiêu chuẩn nào. Có những hãng đặt mã rất rẻ, không có tiêu chuẩn. Nhưng có các doanh nghiệp đặt hàng với tiêu chuẩn tốt. Những hãng như Philiips, Electrolux có tiêu chuẩn và Sunhouse cũng đưa ra tiêu chuẩn.
Trong chất lượng sản phẩm có 2 yếu tố: Ban hành tiêu chuẩn đúng và kiểm soát tiêu chuẩn ban hành ra.
Người tiêu dùng Việt Nam cần hiểu Trung Quốc có hàng triệu doanh nghiệp từ doanh nghiệp Trung ương, thành phố tới cả những các tổ hợp, các làng nghề.
Đơn vị nhỏ lẻ của Việt Nam sang đặt hàng ở những tổ hợp, làng nghề không có tiêu chuẩn dẫn tới chất liệu vớ vẩn. Còn những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.
Truyền thông Việt cần truyền thông để người dân hiểu hàng Trung Quốc thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt.
Cái gốc của vấn đề tạo nên sản phẩm tốt là ở chỗ cội nguồn linh kiện được sản xuất bởi ai, hãng nào?
-Hiện Sunhouse vừa bán sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc, vừa bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Làm thế nào để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn?
-Trên mỗi sản phẩm Sunhouse có tem, ghi rõ xuất xứ. Trên tem của Sunhouse ghi rõ Made in China hay Made in Việt Nam và được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, có địa chỉ rõ ràng. Sunhouse minh bạch về mọi thứ.
Có thông tin Sunhouse in sai mã vạch. Nhưng bản chất mã vạch dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nào, xuất xứ ở đâu. Chứ mã vạch không dùng để chứng nhận xuất xứ, mọi người đang hiểu sai.
Truyền thông của Sunhouse không được phép làm không thành có, sai thành đúng mà chỉ được trau chuốt câu từ mình sử dụng chứ không được lừa người dùng.
Tôi vẫn nói với công ty, truyền thông giống như make up, chỉ là trang điểm cho cô gái chứ không được phép làm thay đổi bản chất của cô gái.
Tại Sunhouse, cái gì cũng có thể tha thứ được, có thể sửa được nhưng sự không trung thực với người dùng thì không thể tha thứ.
-Trong bối cảnh thị trường đang bị loạn thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, lời khuyên dành cho người tiêu dùng là gì?
-Theo tôi, cơ quan quản lý tập trung quản lý tới những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn người tiêu dùng.
Nếu không liên quan nhiều thì hãy nhường quyền cho người tiêu dùng và hãng, bởi nếu bắt nhà nước làm quá rộng thì không có nguồn lực để làm.
Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để nhận biết được hãng sản phẩm nào uy tín và trung thực.
Hãy dùng quyền tẩy chay đối với những hãng không trung thực. Các hãng sản phẩm cần phải trung thực với khách hàng, nếu không sẽ bị tẩy chay.
-Thưa ông, các doanh nghiệp nên có bài học như thế nào từ vụ việc của Shark Tam?
-Có thể Tam là đối thủ cạnh tranh của tôi trong tương lai, nhưng tôi biết Tam là một doanh nhân trẻ, có khát vọng, có mong muốn.
Cái sai của Tam gồm cả cố tình và vô thức. Nếu chúng ta ủng hộ doanh nghiệp Việt cả tư nhân lẫn nhà nước thì sẽ nhìn nhận vấn đề thật chuẩn xác.
Thực ra hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là Made in Việt Nam, thế nào là lắp ráp. Trên thế giới này có hàng trăm khái niệm "made by", "made for". Và nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì không nên ép doanh nghiệp có thể mất thương hiệu.
Tôi nghĩ nên cho người ta (Shark Tam và Asanzo) cơ hội để sửa sai.
Người tiêu dùng đủ thông thái để lựa chọn những doanh nghiệp tốt, sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
Thế nên, chỉ có những hãng không có đăng ký bảo hộ thương hiệu, không có hệ thống bảo hành bảo dưỡng thì mới làm bậy.
Còn tôi tin những hãng đã sở hữu thương hiệu, quảng bá thương hiệu xây dựng hệ thống rồi họ sẽ phải chú trọng chất lượng.
Đâu đó có thể họ chưa thật tốt, nhưng người ta sẽ phải làm tốt vì đã gắn thương hiệu rồi, ông đã bỏ tiền làm marketing rồi nếu ông không làm tốt thì ông chết đầu tiên.
Tôi mong muốn giới truyền thông và cơ quan quản lý tạo điều kiện để họ có cơ hội sửa sai vì không phải dễ gì mà Shark Tam xây dựng được thương hiệu Asanzo.
Tôi khẳng định Shark Tam có những cái sai nhưng cái sai đó là do nhiều lý do, đặc biệt là cái sai về nhận thức cũng như am tường về pháp luật.
Còn trong tâm doanh nhân này có khát vọng, đó là cái mà cần được nuôi dưỡng, cần được chia sẻ và góp ý để họ thay đổi.
-Sunhouse thực sự có ý nghĩa như thế nào với ông?
- Từ trước nay tôi chưa bao giờ làm sai với lương tâm. Tôi làm để cống hiến, hưởng thụ. Khi có trăm tỷ rồi thì vật chất là vô nghĩa mà lúc đó làm việc vì danh dự, vì mong muốn cống hiến cho xã hội.
Tất cả những câu nói trên truyền thông đều chân thành, sự thật, từ trong tim mình ra.
2 năm trước, rộ lên thông tin tôi bán công ty cho Elextrolux. Thông tin đó là đúng, nhưng cuối cùng tôi đặt câu hỏi: "Tiền nhiều để làm gì?".
Nếu bán đi thì cầm một cục tiền thì cuộc sống sẽ rất thoải mái. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó để Sunhouse mạnh hơn. Sau vài ngày suy nghĩ tôi đã quyết định không bán mà đầu tư vào sản xuất.
-Xin cảm ơn ông!
Link gốc: https://www.giadinhmoi.vn/tieu-dung/shark-phu-va-van-bai-lat-ngua-ve-thuong-hieu-sunhouse-d24617.html
Chỉnh sửa cuối: