[Funland] Có đúng ”Sản xuất bản chất chỉ là... cửu vạn” không?

taddy66

Xe máy
Biển số
OF-677798
Ngày cấp bằng
26/6/19
Số km
75
Động cơ
105,250 Mã lực
Tuổi
34
giữa tâm bão bác Phú lên nói những lời tâm huyết :))
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,248
Động cơ
377,128 Mã lực
Thằng Apple, Nike... thuê Tàu làm, nếu Tàu éo làm nó thuê thằng khác, sản phẩm bán ra khắp thế giới.
Thằng SH cũng thuê Tàu làm, nếu Tàu éo làm cho nữa là đứt, sản phẩm bán loanh quanh VN.
Theo các cụ hai thằng giống nhau hay khác nhau.
 

Cụ Muỗm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-575640
Ngày cấp bằng
23/6/18
Số km
1,686
Động cơ
160,887 Mã lực
Em cũng vỡ mồm vì sản xuất đây. Mới trả hết nợ xong nhẹ cả người.:(
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Apple là tập đoàn sản xuất, công nghệ hàng đầu thế giới.
Cụ theo thuyết gì mà phán nó là dịch vụ?

Dịch vụ thì phải theo kiểu Amazon.
Three-sector model. Phổ biến ở Anh, Mỹ, phương tây. Những nơi khác (không hẳn yếu kém) lại tính khác, ví dụ Nhật, Việt Nam. Có hồi, chắc chỉ tầm cách đây chục năm tôi ngồi ở hội thảo nghe thấy bà Phạm Chi Lan nói Việt Nam giờ mới tính ngành xây dựng vào công nghiệp chứ trước vẫn tính vào dịch vụ.

Càng phát triển thì tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế càng lớn. Theo cách phân loại của mô hình trên thì Apple là công ty công nghệ, thuộc service (tertiary) industry.
 

nhomuathuhanoi

Xe buýt
Biển số
OF-314800
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
743
Động cơ
302,727 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tắt máy đi cho nước nó trong

-
hít 1 hơi lấy bình tĩnh
design nha bác
sản xuất là công việc của OEM như WC, Sam
Cụ hình như còn éo hiểu và phân biệt được thế nào là OEM và CEM
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
9,115
Động cơ
414,087 Mã lực
Thằng Apple, Nike... thuê Tàu làm, nếu Tàu éo làm nó thuê thằng khác, sản phẩm bán ra khắp thế giới.
Thằng SH cũng thuê Tàu làm, nếu Tàu éo làm cho nữa là đứt, sản phẩm bán loanh quanh VN.
Theo các cụ hai thằng giống nhau hay khác nhau.
Khác lòi tòi phòi
“Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.”
Điêu vãi
 

boy_spott

Xe điện
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
4,838
Động cơ
1,852,917 Mã lực
Tuổi
48
Khác lòi tòi phòi
“Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.”
Điêu vãi
2 hãng này tài phiệt trung quốc mua lâu rồi cụ ôi
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,551
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Đơn giản là tham mà thôi. Nếu Tam cứ nhập linh kiện đàng hoàng về rap thì ko sao. Nhập nguyên chiếc rồi dán tem thì chết vì tội lừa dối. SH nói nhẹ cho Tam để tránh liên lụy
Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse

Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Cơn khủng hoảng thông tin truyền thông mang tên "hàng Trung Quốc núp bóng thương hiệu Việt" của Asanzo khiến dư luận gieo những nghi ngờ đòi hỏi câu trả lời về sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Nhìn vào các thương hiệu đồ gia dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn Sunhouse là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.

Ông chủ của Tập đoàn Sunhouse- Nguyễn Xuân Phú, thường được gọi là Shark Phú đã dành cho Gia Đình Mới buổi tham quan các nhà máy và một cuộc trò chuyện cởi mở về tất cả những vấn đề dư luận quan tâm.

Ông nói, qua vụ Shark Tam, mọi người liên tưởng sang Sunhouse. Bởi thế, ông cũng muốn chia sẻ để dư luận hiểu rõ hơn.

Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Để 1 doanh nghiệp phát triển phải có cả quá trình, các giai đoạn.

"Tôi nghiệm ra điều này từ một câu nói của ông Park Min Gyu (người sáng lập Sun House Hàn Quốc): "Nước có đục cá mới lớn. Cá lớn rồi nước phải trong nếu không sẽ sinh bệnh".

-Ông có thể chia sẻ về câu chuyện ra đời của Sunhouse, và lịch sử thương hiệu của nó?

-Từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK, tôi đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có nhà máy Sun House sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.

Đến 2003 tôi nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất đắt, tầm 2.000 -3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.

Tôi nói quan điểm là, nếu bắt tay với nhau thì Sun House không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD).

Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.

Giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, nếu không có ông Park thì không thể sản xuất được vì cần nguồn lực, công nghệ…

Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được "bê" nguyên sang. Chúng tôi mua được dây chuyền inox và chảo chống dính, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.

-Ông định nghĩa về Sunhouse như thế nào khi thương hiệu thì của Hàn Quốc, sản xuất ở Trung Quốc và công ty lại là của Việt Nam? Rốt cuộc, Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?

-Lúc đó tôi bí không biết đặt tên thương hiệu là gì nên lấy luôn thương hiệu Sunhouse. Rất may là ông Park mới chỉ đăng ký thương hiệu ở Mỹ, chưa đăng ký thương hiệu ở Việt Nam vì Việt Nam là thị trường nhỏ.

Sau đó, Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.

Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm tôi muốn Sunhouse là của Việt Nam!

-Người tiêu dùng đang bức xúc về việc Sunhouse có dán nhãn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" lên sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Việc này sai hay đúng? Vì sao lại có chuyện này, thưa ông?

- Ban đầu tôi không quan tâm tới danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" nhưng bộ phận trong Nam nói thị trường quan tâm thì anh em mới làm hồ sơ xin cấp chứng nhận và được cấp cho hàng gia dụng.

Tuy nhiên do lỗi truyền thông nội bộ nên Sunhouse nhận giải Hàng Việt Nam chất lượng cao ngành hàng gia dụng nhưng dán nhầm sang cả nhóm nồi cơm. Việc sai này chỉ ở trong nhóm hàng nồi cơm điện.

Thực ra, việc dán tem Hàng Việt Nam chất lượng cao không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì tôi chịu trách nhiệm trước người dùng.

Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện.

-Thưa ông, vì sao Sunhouse không tập trung sản xuất sản phẩm tại các nhà máy của mình ngay từ đầu?

-Tôi cũng học kinh tế, cũng bôn ba, ước mơ lớn nhất là làm sao để sản xuất được. Đó là lý do tôi lập nhà máy sản xuất của Sunhouse.

Tôi cho rằng từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam đều khát khao có thể sản xuất được công nghệ.

Tuy nhiên, không phải muốn sản xuất cái gì là sản xuất được cái đó, bởi còn liên quan rất nhiều thứ: nguồn lực, tiền bạc, công nghệ…

Sản xuất được đã khó, bán được hay không còn khó gấp vạn lần.

Doanh nghiệp nhà nước còn có thể làm được, được đầu tư nhưng doanh nghiệp tư nhân thực sự rất khó, nếu mất là mất trắng luôn. Doanh nghiệp tư nhân phải cân đối rất kỹ lưỡng làm và bán, bán và làm.

Do đó, quá trình thông thương của một doanh nghiệp là đầu tiên phải làm thương mại, nhập thành phẩm về, tìm hiểu, có thị trường rồi, đạt volume thị trường (giao dịch tối thiểu_PV) rồi mới sản xuất.

Sản xuất bao giờ cũng phải bắt đầu từ khâu lắp ráp, rồi dần dần mới nội địa hóa. Bản thân tôi đang lao vào sản xuất nhưng vẫn cổ vũ cho làm thương hiệu.

-Hiện nhà máy đã hiện đại hơn nhiều, năng lực sản xuất cũng nâng cao, có khó khăn gì để Sunhouse không từng bước làm ra sản phẩm Made in Việt Nam đúng nghĩa?

-Để sản xuất hiệu quả thì phải đạt được volume mà nhu cầu thị trường rất đa dạng. Để mở 1 bộ khuôn hoàn chỉnh làm nồi cơm điện mất 6 tỷ đồng và để khấu hao hết được ít nhất với hàng sản phẩm nhựa tầm 500.000 sản phẩm cho đến sản phẩm cơ khí khoảng 200.000 sản phẩm.

Như vậy nếu 1 tháng 1 model nồi cơm chỉ bán được 1.000 chiếc thì để khấu hao 500.000 sản phẩm nhựa thì phải mất 500 tháng.

Bởi nhu cầu thị trường họ cần rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Mình chưa biết mình bán được bao nhiêu mà mình đã mở khuôn thì sẽ thất bại.

Vậy thì quy trình test thị trường bằng những mẫu mã mới. Để launching 1 sản phẩm thông thường mất 1- 2 năm, từ khâu design, concept, sang khâu thử làm mẫu test, ổn rồi mới mở khuôn, sản xuất thử ra thị trường. Đó là một quá trình rất dài.

Nhu cầu thị trường luôn thay đổi, nếu doanh số không đủ lớn mà mình sản xuất là sập tiệm ngay.

Chính vì thế nồi cơm Sunhouse có 2 dạng: Đầu tiên là nhập khẩu, sau đấy sản xuất. Thế nên có thể cùng 1 model sản phẩm mà lại có 2 xuất xứ.

Tương tự như vậy một số mẫu mã mới ra, nếu mình không làm thì doanh nghiệp khác mua mất, do đó mình phải song song vừa sản xuất vừa nhập khẩu.

Thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; thứ 2 là chỉ những mã bán đủ sản lượng lớn thì Sunhouse mới sản xuất, có 1 số mã thì Sunhouse show hàng, tức là phát triển từ đầu tới cuối.

-Vừa sản xuất nhưng vẫn nhập khẩu hàng Trung Quốc về, giá trị của thương hiệu Sunhouse sẽ nằm ở đâu, thưa ông?

-Bản thân tôi đang ước mơ sản xuất nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang cổ súy sai vì chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm rất dài, phần sản xuất chỉ chiếm 10- 30% trên toàn giá trị sản phẩm.

Còn ai sở hữu thương hiệu mới là người giữ được giá trị sản phẩm, ít nhất chiếm 70% giá trị, chứ không phải người sản xuất.

Vậy, phải cổ suý 1 quốc gia càng nhiều thương hiệu thì quốc gia đó càng hùng mạnh.

Bản thân tôi rất thèm khát sản xuất vì ban đầu mình nghĩ sản xuất mới là quan trọng. Sau này mới ngộ ra, ai là người chủ sở hữu thương hiệu mới là người chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Còn sản xuất bản chất của nó chỉ là cửu vạn.


Nếu tôi đầu tư vào 1 khu đô thị thì rất là nhàn chứ không đầu tư vào sản xuất. Nhưng sản xuất rất cần để nắm được công nghệ, quy trình thì mới kiểm soát chất lượng hàng hoá. Bắt buộc phải trải qua sản xuất để toàn bộ quy trình kiểm soát chất lượng hàng hoá thì chúng ta mới đặt gia công, kiểm soát được.

Sunhouse có 2 chuyên gia Hàn Quốc kiểm soát chất lượng, tạo nên sự khác biệt của tập đoàn Sunhouse. Ở Việt Nam không có công ty nào đầu tư về cả quy trình mềm lẫn trang thiết bị kiểm soát như Sunhouse.

-Thưa ông, hàng Sunhouse nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, có làm giảm đi giá trị thương hiệu của mình?

-Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.

Truyền thông chúng ta cứ tập trung vào thương hiệu Việt mà tại sao không chú ý tới doanh nghiệp đa quốc gia đang lợi dụng quan niệm của chúng ta về hàng Trung Quốc.

Cứ lật đít tất cả các đồ dân dụng thương hiệu nổi tiếng lên xem nó xuất xứ từ đâu?

Trong khi chúng ta phải trả giá gấp 3 lần, đó là điều đau đớn. Tôi rất muốn làm rõ điều đó.

Chính tư duy của người dân dẫn tới doanh nghiệp họ phải làm sai. Các doanh nghiệp phải "mượn hơi" thương hiệu Đức, họ phải trả thêm ít nhất 15% - 20%cho nơi xuất xứ đó. Trong khi họ nhập bếp từ Made in Đức, Tây Ban Nha 100% từ Trung Quốc vòng qua Đức rồi về Việt Nam. Điều đó thật đau đớn!

Tôi là người trong nghề nên rất đau đớn. Một sản phẩm gắn mác ABCD rồi bán đắt gấp 3 lần. Có những sản phẩm Made in Đức từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem dán luôn. Kể cả những sản phẩm Made in "xịn" của Đức thì linh kiện cũng từ Trung Quốc hết. Mác made in Germany không có ở thị trường này.


Nếu có thì cũng là về lắp ráp ở Đức. Linh kiện của Đức thì có nhưng để làm ra thành phẩm thì vẫn phải có thêm linh kiện của Trung Quốc nhập về. Bởi Trung Quốc là công xưởng của thế giới.

-Vậy sự khác biệt của Sunhouse nhập khẩu từ Trung Quốc và vô vàn sản phẩm na ná Sunhouse đang bán ngoài thị trường với giá rẻ hơn là gì, thưa ông?

-Có sự khác nhau từ sự đặt hàng của các hãng theo tiêu chuẩn nào. Có những hãng đặt mã rất rẻ, không có tiêu chuẩn. Nhưng có các doanh nghiệp đặt hàng với tiêu chuẩn tốt. Những hãng như Philiips, Electrolux có tiêu chuẩn và Sunhouse cũng đưa ra tiêu chuẩn.

Trong chất lượng sản phẩm có 2 yếu tố: Ban hành tiêu chuẩn đúng và kiểm soát tiêu chuẩn ban hành ra.

Người tiêu dùng Việt Nam cần hiểu Trung Quốc có hàng triệu doanh nghiệp từ doanh nghiệp Trung ương, thành phố tới cả những các tổ hợp, các làng nghề.

Đơn vị nhỏ lẻ của Việt Nam sang đặt hàng ở những tổ hợp, làng nghề không có tiêu chuẩn dẫn tới chất liệu vớ vẩn. Còn những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.

Truyền thông Việt cần truyền thông để người dân hiểu hàng Trung Quốc thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt.

Cái gốc của vấn đề tạo nên sản phẩm tốt là ở chỗ cội nguồn linh kiện được sản xuất bởi ai, hãng nào?

-Hiện Sunhouse vừa bán sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc, vừa bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Làm thế nào để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn?

-Trên mỗi sản phẩm Sunhouse có tem, ghi rõ xuất xứ. Trên tem của Sunhouse ghi rõ Made in China hay Made in Việt Nam và được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, có địa chỉ rõ ràng. Sunhouse minh bạch về mọi thứ.

Có thông tin Sunhouse in sai mã vạch. Nhưng bản chất mã vạch dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nào, xuất xứ ở đâu. Chứ mã vạch không dùng để chứng nhận xuất xứ, mọi người đang hiểu sai.

Truyền thông của Sunhouse không được phép làm không thành có, sai thành đúng mà chỉ được trau chuốt câu từ mình sử dụng chứ không được lừa người dùng.

Tôi vẫn nói với công ty, truyền thông giống như make up, chỉ là trang điểm cho cô gái chứ không được phép làm thay đổi bản chất của cô gái.

Tại Sunhouse, cái gì cũng có thể tha thứ được, có thể sửa được nhưng sự không trung thực với người dùng thì không thể tha thứ.

-Trong bối cảnh thị trường đang bị loạn thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, lời khuyên dành cho người tiêu dùng là gì?

-Theo tôi, cơ quan quản lý tập trung quản lý tới những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn người tiêu dùng.

Nếu không liên quan nhiều thì hãy nhường quyền cho người tiêu dùng và hãng, bởi nếu bắt nhà nước làm quá rộng thì không có nguồn lực để làm.

Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để nhận biết được hãng sản phẩm nào uy tín và trung thực.

Hãy dùng quyền tẩy chay đối với những hãng không trung thực. Các hãng sản phẩm cần phải trung thực với khách hàng, nếu không sẽ bị tẩy chay.

-Thưa ông, các doanh nghiệp nên có bài học như thế nào từ vụ việc của Shark Tam?

-Có thể Tam là đối thủ cạnh tranh của tôi trong tương lai, nhưng tôi biết Tam là một doanh nhân trẻ, có khát vọng, có mong muốn.

Cái sai của Tam gồm cả cố tình và vô thức. Nếu chúng ta ủng hộ doanh nghiệp Việt cả tư nhân lẫn nhà nước thì sẽ nhìn nhận vấn đề thật chuẩn xác.

Thực ra hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là Made in Việt Nam, thế nào là lắp ráp. Trên thế giới này có hàng trăm khái niệm "made by", "made for". Và nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì không nên ép doanh nghiệp có thể mất thương hiệu.

Tôi nghĩ nên cho người ta (Shark Tam và Asanzo) cơ hội để sửa sai.

Người tiêu dùng đủ thông thái để lựa chọn những doanh nghiệp tốt, sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.

Thế nên, chỉ có những hãng không có đăng ký bảo hộ thương hiệu, không có hệ thống bảo hành bảo dưỡng thì mới làm bậy.


Còn tôi tin những hãng đã sở hữu thương hiệu, quảng bá thương hiệu xây dựng hệ thống rồi họ sẽ phải chú trọng chất lượng.

Đâu đó có thể họ chưa thật tốt, nhưng người ta sẽ phải làm tốt vì đã gắn thương hiệu rồi, ông đã bỏ tiền làm marketing rồi nếu ông không làm tốt thì ông chết đầu tiên.

Tôi mong muốn giới truyền thông và cơ quan quản lý tạo điều kiện để họ có cơ hội sửa sai vì không phải dễ gì mà Shark Tam xây dựng được thương hiệu Asanzo.

Tôi khẳng định Shark Tam có những cái sai nhưng cái sai đó là do nhiều lý do, đặc biệt là cái sai về nhận thức cũng như am tường về pháp luật.

Còn trong tâm doanh nhân này có khát vọng, đó là cái mà cần được nuôi dưỡng, cần được chia sẻ và góp ý để họ thay đổi.

-Sunhouse thực sự có ý nghĩa như thế nào với ông?

- Từ trước nay tôi chưa bao giờ làm sai với lương tâm. Tôi làm để cống hiến, hưởng thụ. Khi có trăm tỷ rồi thì vật chất là vô nghĩa mà lúc đó làm việc vì danh dự, vì mong muốn cống hiến cho xã hội.

Tất cả những câu nói trên truyền thông đều chân thành, sự thật, từ trong tim mình ra.

2 năm trước, rộ lên thông tin tôi bán công ty cho Elextrolux. Thông tin đó là đúng, nhưng cuối cùng tôi đặt câu hỏi: "Tiền nhiều để làm gì?".

Nếu bán đi thì cầm một cục tiền thì cuộc sống sẽ rất thoải mái. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó để Sunhouse mạnh hơn. Sau vài ngày suy nghĩ tôi đã quyết định không bán mà đầu tư vào sản xuất.

-Xin cảm ơn ông!

Link gốc: https://www.giadinhmoi.vn/tieu-dung/shark-phu-va-van-bai-lat-ngua-ve-thuong-hieu-sunhouse-d24617.html








 

Macaw Parrot

Xe hơi
Biển số
OF-628167
Ngày cấp bằng
31/3/19
Số km
120
Động cơ
114,300 Mã lực
Tuổi
33
Đều đội lốt tàu khựa hết cả thôi. Nghĩ mà thấy buồn cho thực trạng hiện nay X_X
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,049
Động cơ
540,373 Mã lực
Đội lốt tầu hay tầu đội lốt, điều đó còn là câu hỏi.

Có những nơi mà tôi biết, chủ Việt có mỗi cái nhà xưởng, còn lại của tầu mang sang tất. Nó chia lợi nhuận cho trên đầu sản phẩm, kiểu cho thuê tử cung (đẻ thuê).
 

Drop shot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-528372
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
1,332
Động cơ
185,938 Mã lực
Ông nói đúng còn gì, cụ thử xem Nike , Das thuê gia công 1 đôi giày ở Việt Nam bao nhiêu, và lúc nó bán lẻ giá bao nhiêu thì biết .
Việt Nam chỉ ráp vào thôi chứ máy móc, nguyên phụ liệu người quản lý đều ko phải Việt Nam cụ nhé.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,105
Động cơ
588,636 Mã lực
Sản xuất là sản xuất, cửu vạn là cửu vạn giống nhau còn chả giống. Cửu vạn là thằng vận tải, giống trong film "transportor" các cụ đã xem đấy thôi.
 

Huy Dat Nguyen

Xe máy
Biển số
OF-376670
Ngày cấp bằng
6/8/15
Số km
70
Động cơ
247,100 Mã lực
Ở Việt Nam mọi định nghĩa đều biến tướng hết :)) sản xuất là cửu vạn, kinh doanh và cửu vạn :))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Thằng Apple, Nike... thuê Tàu làm, nếu Tàu éo làm nó thuê thằng khác, sản phẩm bán ra khắp thế giới.
...
Thực ra chưa đúng như vậy!
Thuê người "làm" như vậy là việc đặt gia công theo công thức, vật liệu, quy trình,... định sẵn.
Gia công thì cũng có thể loại là cứ làm theo yêu cầu rồi chỉ bị kiểm tra lại hàng xem có đạt đúng như yêu cầu đặt ra thì được nhận, được trả tiền, nhưng cũng có thể loại là họ cho cả chuyên gia, quản lý của họ trực tiếp giám sát quá trình gia công.
Còn mấy cái nhà máy IPhone, giầy dép của Adidas,... lại khác.
Ở đó không phải là hình thức gia công, mà tụi hãng có thương hiệu kia đặt nhà máy ở tầu để thuê nhân công tầu, tận dụng giá thuê rẻ hơn ở nước chính cuốc của họ với mục đích giảm giá thành, giống như Samsung ở VN hiện tại. Trong những nhà máy như thế này thì người Việt, người tầu (hay người bất kỳ nước nào khác mà họ đặt nhà máy) chỉ có mỗi vai trò "cửu vạn" làm việc cho họ, mọi thứ từ know how đến quản lý là do tụi hãng có thương hiệu kia thực hiện!
Cả hình thức gia công lẫn đặt nhà máy nói trên chẳng liên quan gì đến việc lôi hàng của người ta về lắp lại để đặt tên thành hàng của mình như rất nhiều loại hàng hóa đang mang thương hiệu VN!
 

tungLam.nwl

Xe tăng
Biển số
OF-316505
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,456
Động cơ
247,194 Mã lực
Em cũng là dân kinh doanh nên hiểu và thấy anh Phú trả lời thật lòng.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Em cũng là dân kinh doanh nên hiểu và thấy anh Phú trả lời thật lòng.
Nhiều người khác nói như vậy thì có thể là thật lòng họ đang hiểu như vậy.
Nhưng cỡ ông Phú thì chắc chắn không phải.
Nếu ông ấy như mấy ông cai xây dựng (chưa phải cai thầu, mà chỉ là cai tụ tập công nhân thời vụ đến làm thuê cho các ông chủ thầu) thì điều ông ấy nhận xét là đúng.
Nhưng đang đi buôn hàng tầu rồi nói như vậy là cách để biện minh cho việc ông ấy đang làm.
 

ngoc F430

Xe buýt
Biển số
OF-61478
Ngày cấp bằng
11/4/10
Số km
844
Động cơ
449,029 Mã lực
Thực ra chưa đúng như vậy!
Thuê người "làm" như vậy là việc đặt gia công theo công thức, vật liệu, quy trình,... định sẵn.
Gia công thì cũng có thể loại là cứ làm theo yêu
cầu rồi chỉ bị kiểm tra lại hàng xem có đạt đúng như yêu cầu đặt ra thì được nhận, được trả tiền, nhưng cũng có thể loại là họ cho cả chuyên gia, quản lý của họ trực tiếp giám sát quá trình gia công.
Còn mấy cái nhà máy IPhone, giầy dép của Adidas,... lại khác.
Ở đó không phải là hình thức gia công, mà tụi hãng có thương hiệu kia đặt nhà máy ở tầu để thuê nhân công tầu, tận dụng giá thuê rẻ hơn ở nước chính cuốc của họ với mục đích giảm giá thành, giống như Samsung ở VN hiện tại. Trong những nhà máy như thế này thì người Việt, người tầu (hay người bất kỳ nước nào khác mà họ đặt nhà máy) chỉ có mỗi vai trò "cửu vạn" làm việc cho họ, mọi thứ từ know how đến quản lý là do tụi hãng có thương hiệu kia thực hiện!
Cả hình thức gia công lẫn đặt nhà máy nói trên chẳng liên quan gì đến việc lôi hàng của người ta về lắp lại để đặt tên thành hàng của mình như rất nhiều loại hàng hóa đang mang thương hiệu VN!
Cụ nhầm rồi , quần áo nike , adidas và các hãng lớn khác toàn đặt gia công công ty may tinh lợi của trung quốc . Cty nằm trong khu công nghiệp ở quê em , hiện tại cty may đó có khoảng hơn 20 nghìn công nhân và xếp hạng top thứ 2 công ty gia công may lớn của thế giới.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Cứ thử mua đồ có dán label này sẽ hiểu thế nào là cửu vạn:


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top