thế ư. vậy mà các sếp còn oánh tiết canh.Lợn nuôi thả tự nhiên thì lại nhiễm giun sán rất nhiều.
hồi trước mụ vợ em cũng hay đả tiết canh lợn. em thì bụng dạ yếu nên không mê.
ngon lành chửa thấy đâu. nhỡ có tí ấu trùng coi xong mẹ kiếp
thế ư. vậy mà các sếp còn oánh tiết canh.Lợn nuôi thả tự nhiên thì lại nhiễm giun sán rất nhiều.
Lơn nuôi thả ăn thì ngon đó nhưng cụ xơi tiết canh là khá nguy hiểm đấy. Dễ nhiễm giun sắn lắm.Hôm vừa rồi nhà cháu vừa làm con nhợn lai nhợn rừng xong. Con này nuôi 2 năm, thả đồi nhà, chỉ ăn rau cỏ tự nhiên, lúc thịt trọng lượng được 40 ký. Thực sự món tiết canh ở ngoài là không báo giờ xơi đâu, nhưng nhợn sạch dư lày thì món tiết canh lại là món khoái khẩu. Chất lượng thịt thì không có điểm trừ, ngay cả miếng mỡ nó cũng khác với mỡ lợn nuôi, giòn giòn sần sật như miếng gàu. Nhưng ngon nhất phải là món chả nướng, mọi người ngồi thao thao bôi trơn đưa đẩy 1 lúc, bếp mới mang ra, đĩa chả thơm lừng bốc khói nghi ngút, nóng rụt hết cả lưỡi.
Anh shiper chở nặng thế.Hàng hiệu của anh Công và sác Hưng đây ạ
Đùi heo muối Tây Ban Nha thượng hảo hạng ship như lợn bản bán dạo
Lợn này hôi lắm...nên thui cụ ơi.Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada (vnexpress.net)
Thứ tư, 31/1/2024, 19:08 (GMT+7)
Siêu lợn hoành hành ở miền nam Canada
Lợn rừng và lợn lai từ nó đang trở thành vấn đề khiến các nhà chức trách Canada đau đầu tìm cách giải quyết.
Lợn rừng ăn hoa màu còn sót lại trên cánh đồng. Ảnh: Dan Sakal
Lợn lai, loài kết hợp bộ gene của lợn rừng và lợn nhà, ra đời trong các trang trại Canada cách đây khoảng 30 năm trong nỗ lực đẩy mạnh chăn nuôi của cả nước. Sau 3 thập kỷ qua, vô số con lợn lai thoát ra ngoài và sinh sản vô tội vạ, biến chúng thành loài động vật có vú xâm hại sinh sản mạnh nhất ở Canada, IFL Science hôm 30/1 đưa tin.
Lợn rừng là hậu duệ của lợn nhà (Sus scrofa domesticus), lợn rừng Á Âu (S. scrofa scrofa), hoặc lai giữa cả hai. Đúng như tên gọi, lợn rừng Á Âu và những phân loài đã thuần hóa của chúng không phải loài bản xứ ở Bắc Mỹ mà du nhập cùng người định cư châu Âu vào thế kỷ 16. Trong 4 thập kỷ tiếp theo, ngày càng nhiều lợn rừng được đưa tới một số nơi ở Mỹ và Canada để đi săn giải trí trước khi sổng vào tự nhiên.
Vấn đề lợn rừng thực sự gây chú ý vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 khi nông dân bắt đầu thuần hóa lợn lai để đa dạng hóa chăn nuôi ở Canada. Lấy cảm hứng từ châu Âu, các nông dân thường lai lợn rừng đực với với lợn nhà cái nhằm tạo ra "lợn thời Đồ Sắt" có đặc điểm tương tự như gia súc đầu tiên được thuần hóa bởi con người vào thời cổ đại.
Con lợn thu được từ phép lai khá đặc biệt. Chúng siêu thông minh, to lớn, thịt ngon và phù hợp hoàn hảo với mùa đông khắc nghiệt ở Canada. Tuy nhiên, thị trường thịt lợn giảm mạnh, vì vậy những đàn lợn lai được thả ra tự nhiên. Nhiều con khác chạy thoát khỏi nơi nuôi nhốt nhờ giác quan nhạy bén và trí thông minh.
Lợn rừng lai trở thành một loài xâm hại đáng gờm. Chúng săn động vật bản xứ như gà tây và chim, ăn gia súc còn non như cừu và bê. Đồng thời, chúng cũng đào bới đất để tìm quả mọng, rễ, vỏ cây và bất kỳ dạng thực vật nào, khiến động vật ăn cỏ và gấu đen mất đi nguồn thức ăn. Trên hết, lợn rừng lai là vật chủ của hơn 30 mầm bệnh virus và vi khuẩn nghiêm trọng cũng như 37 loài ký sinh trùng, đe dọa con người và nhiều loài khác.
Đẻ nhiều và không có động vật ăn thịt tự nhiên, số lượng lợn rừng lai nhanh chóng bùng nổ. Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện quần thể lợn rừng lai ở Canada tăng 9%/năm. Theo nghiên cứu, lợn rừng lai lan rộng trên phạm vi hơn 750.000 km2, tăng 88.000 km2 so với thập niên trước.
"Lợn rừng lai là kẻ hủy diệt hệ sinh thái. Chúng cực mắn đẻ, trở thành loài xâm hại vô cùng thành công", nhà nghiên cứu Ruth Aschim cho biết. Quần thể lợn rừng lai gia tăng không phải một thảm họa sinh thái sắp tới mà nó đã xảy ra, theo Ryan Brook, nhà nghiên cứu chính của Dự án lợn rừng Canada.
Một số tỉnh của Canada đã hành động để đối phó nạn xâm hại. Tính từ ngày 1/1/2024, mọi hoạt động nhập khẩu, sở hữu, vận chuyển, phân tán, mua bán và giao dịch lợn rừng Á Âu sống và lợn lai đều bị cấm ở Canada. Quy định này bao gồm bất kỳ động vật nào có hơn 25% hệ gene của lợn rừng Á Âu.
Ở Alberta, chính quyền tỉnh triển khai chương trình để cộng đồng báo cáo bất kỳ trường hợp bắt gặp lợn hoang nào và thiệt hại mà chúng để lại. Trước đó, tỉnh này cũng thực hiện một sáng kiến để thợ săn đổi một đôi tai lợn hoang sẽ nhận được tiền thưởng là 50 USD.
Vấn đề lợn ở Canada vẫn tiếp diễn nhưng Canada không đơn độc. Báo cáo gần đây ước tính có hơn 37.000 loài xâm hại trên thế giới, với 200 loài mới được ghi nhận mỗi năm. Nhiều loài trong số đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với động vật hoang dã, sức khỏe con người, an ninh lương thực
Vừa có lợn ăn lại được thêm 50USD đấy.
Thả rông mà tiết canh dễ nhiễm giun sánHôm vừa rồi nhà cháu vừa làm con nhợn lai nhợn rừng xong. Con này nuôi 2 năm, thả đồi nhà, chỉ ăn rau cỏ tự nhiên, lúc thịt trọng lượng được 40 ký. Thực sự món tiết canh ở ngoài là không báo giờ xơi đâu, nhưng nhợn sạch dư lày thì món tiết canh lại là món khoái khẩu. Chất lượng thịt thì không có điểm trừ, ngay cả miếng mỡ nó cũng khác với mỡ lợn nuôi, giòn giòn sần sật như miếng gàu. Nhưng ngon nhất phải là món chả nướng, mọi người ngồi thao thao bôi trơn đưa đẩy 1 lúc, bếp mới mang ra, đĩa chả thơm lừng bốc khói nghi ngút, nóng rụt hết cả lưỡi.
Mà cái này phải nhắm vs cuốc lủi nó mới chuẩn chấm vs mắm mặn nh ớt tỏi, chứ bọn tây uống với rượu tây hay vang là hỏng hết cả mồi.Phải cho bọn dân bản địa ăn món này với chai rượu.
Cái tay sác gì đó ngày trước hay chém về kinh doanh còn nghe được, giờ cũng nhẩy vào lai chim khoe ăn mấy cái này thì chả khác méo gì như mấy bọn giang hồ mạng hay bọn sống ảo.Hàng hiệu của anh Công và sác Hưng đây ạ
Đùi heo muối Tây Ban Nha thượng hảo hạng ship như lợn bản bán dạo
Điểm trừ là ăn tiết canh ngon thế kia mà không thấy có nhánh húng (chó/quế/vịt) nào cụ ạ.Hôm vừa rồi nhà cháu vừa làm con nhợn lai nhợn rừng xong. Con này nuôi 2 năm, thả đồi nhà, chỉ ăn rau cỏ tự nhiên, lúc thịt trọng lượng được 40 ký. Thực sự món tiết canh ở ngoài là không báo giờ xơi đâu, nhưng nhợn sạch dư lày thì món tiết canh lại là món khoái khẩu. Chất lượng thịt thì không có điểm trừ, ngay cả miếng mỡ nó cũng khác với mỡ lợn nuôi, giòn giòn sần sật như miếng gàu. Nhưng ngon nhất phải là món chả nướng, mọi người ngồi thao thao bôi trơn đưa đẩy 1 lúc, bếp mới mang ra, đĩa chả thơm lừng bốc khói nghi ngút, nóng rụt hết cả lưỡi.
Ăn chín thì không sao mợ ạ, hôm rồi cháu đi bắn một conQuan trọng là vụ này ạ.
Cũng là 1 kiểu đại gia mõm mà bác!Cái tay sác gì đó ngày trước hay chém về kinh doanh còn nghe được, giờ cũng nhẩy vào lai chim khoe ăn mấy cái này thì chả khác méo gì như mấy bọn giang hồ mạng hay bọn sống ảo.
Nói chung nó hạ cái tầm của a xuống, đương nhiên chả ai cấm ăn nhưng em tin những ng chỉ muốn thưởng thức họ méo rảnh quay cờ nhíp để khoe vs cả bàn dân thiên hạ t ăn cái đùi lợn hơn trăm củ.
Thì diệt hết con non thì con già cũng hết cửa sống.Có săn mà ăn ngon thì may ra săn con lợn cái non chứ lợn đực với nái già thì không ăn được đâu. Dân nó cũng khôn lắm.
chê tây không biết chế biến lợn thì chịu cụ đấytheo em mở cho chuỗi quán bún chả thì có mà thiếu lợn ngay. Bún chả VN giờ đang khá nổi tiếng quốc tế rồi. Mấy đội tây này có vẻ nền ẩm thực không phong phú về chế biến mấy nhỉ. VN ta cả con lợn từ chân đến đầu bỏ mỗi phân và lông còn dùng tuốt. Cả nguồn thực phẩm chăn thả tự nhiên, không công nghiệp quý thế mà không tận dụng, phí của zời.....