- Biển số
- OF-400400
- Ngày cấp bằng
- 9/1/16
- Số km
- 15,076
- Động cơ
- 81,467 Mã lực
Hóng xem con các cụ thế nào, con em thì em ko xd cho cháu học chuyên. Nhưng cố trường top 1 hi vọng con các cụ đỗ hết chuyên tăng cơ hội cho con em
thời đó thì chỉ có toán và tin thôi mà (2 lớp toán, 1 lớp tin, riêng k31 thì chỉ có 2 lớp )E K38. Bác chuyên tin nhỉ
Một số thầy cô dạy thêm cũng thế, đeo mác các trường có tiếng + bản thân có trình độ toàn lựa chọn đầu vào là các cháu siêu cao thủ nên đương nhiên có thành tích rất hoành tráng, thương hiệu lên ầm ầm. Dạy học sinh giỏi sẵn khó nhưng lại nhàn hơn dạy một đứa từ dốt thành giỏi.Đồng ý với cụ, chủ yếu là do học sinh nó giỏi nó giúp nâng thương hiệu của nhà trường lên.
Ví dụ như trường c3 của em ngày xưa, nổi tiếng mất dạy của tỉnh. Thế quái nào mà hồi đó lại chạy được cái chân trường thí điểm chuyên ban. Học sinh giỏi các nơi ầm ầm đổ về. Tự dưng trường thành trường điểm, chỉ sau chuyên của tỉnh. Mọi thứ vẫn thế (giáo viên cũ, cơ sở vật chất cũ (nâng cấp hơn 1 tí), nhưng chất lượng giảng dạy đột nhiên tăng cao.
Mợ làm em bùi ngùi nhớ lại 2 năm trước. Nhìn con bé mà rớt nước mắt, giờ nghĩ lại vẫn thấy cay sống mũi.Hôm nay thởi tiết ủng hộ các con thi CSP.
Năm ngoái em cũng đưa con đi thi. Nắng vỡ đầu từ sáng sớm. Cho con ăn bát phở rồi chở xe máy đi sớm phòng tắc đường. Đã vào trường SP nộp hồ sơ vài lần mà em tìm mãi mới thấy chỗ con thi. Trường rộng mênh mông. Thông sang cả trường SPNN nữa.
Cho con vào thi rồi mẹ tranh thủ đến cq một tý, 10h quay lại đón. Nắng như đổ lửa. Đường xuân thuỷ hồi đó còn chắn, tắc ứ cục bộ. Mẹ mím môi chở con bằng xe máy, chen giữa dòng người ken đặc, nhích từng m môt tranh thủ về nhanh cho con nghỉ một lúc. Rồi tạt qua hàng cơm bụi, mua nhanh 2 xuất cơm. Cũng vì ko muốn mất thời gian về nấu nướng nên mẹ tranh thủ từng phút một cho con chợp mắt. 1h 2 mẹ con lại lên đường. Lúc này đi nhanh hơn, trời vẫn nắng chiếu thẳng xuống đầu. Nhét vội vào tay con hộp sữa với lời dặn dò con thật bình tĩnh, làm bài nhớ kiểm tra lại cẩn thận và mong con thi tốt. Mẹ quay xe lại phóng đến cq. 4h mắt trước mắt sau mẹ lại phi xg SP đón con. Hơi muộn nên các bạn về vãn rồi, con đang thơ thẩn ngồi một mình...
Những ký ức sẽ là hành trang đi cùng mẹ con mình, mãi mãi.
( cho em chia sẻ tý cảm xúc ngày này năm trước khi đưa con đi thi, chúc các con thi tốt. CSP là một cánh cửa rất hẹp, nên các con cứ bình tĩnh, còn rất nhiều cánh cửa tiếp sau sẽ mở ra đón các con.
Khi nào các con thi CNN e xin được viết tiếp, hehe)
Em thấy tụi nhỏ lớp con bé nhà em chơi chả kém ai đâu ạ ( em có tý chức sắc trong BPH nên em biết ạ). HiiiiiHọc cái trường này là huỷ hoại tuổithoe, đánh mất tuổi học trò. Không bao giờ em cho f1 hocn trường này (lời của cựu hs sư phạm)
Tại sao cụ lại không xác định cho cháu học chuyên nếu cháu nó đỗ. Ngày xưa nhà cháu và thằng lớn xác định trước: Mơ ước đỗ chuyên SP hoặc TH, mục tiêu đỗ chuyên CVA, dự phòng Yên Hòa + Cầu Giấy + Nguyễn Tất Thành.Hóng xem con các cụ thế nào, con em thì em ko xd cho cháu học chuyên. Nhưng cố trường top 1 hi vọng con các cụ đỗ hết chuyên tăng cơ hội cho con em
Cô Đỗ Dung là một ví dụ điển hình. Học phí 1 buổi là 400K (nay tăng gần 500K) mà 1 lớp khoảng 30-40 cháu. Để vào lớp của cô này phải học từ lớp 6, 7. Nếu vào giữa chừng lớp 8,9 thì phải thi đầu vào nếu đạt mới được học. Rồi hàng năm, cô loại dần học sinh để đến khi thi tuyền các loại đầu mưng mủ.Một số thầy cô dạy thêm cũng thế, đeo mác các trường có tiếng + bản thân có trình độ toàn lựa chọn đầu vào là các cháu siêu cao thủ nên đương nhiên có thành tích rất hoành tráng, thương hiệu lên ầm ầm. Dạy học sinh giỏi sẵn khó nhưng lại nhàn hơn dạy một đứa từ dốt thành giỏi.
Hơn với kém là vô cùng mợ ạ. Đôi khi người ta khác nhau cái thước đo. Em chia buồn với mợ vì đã không chọn các bạn làng nhàng mà lại chọn cái bạn giải quốc gia.Để thỏa mãn sĩ diện của thầy u cụ ạ! Nhà em mấy đời toàn chuyên nổi tiếng đây, giờ cũng không hơn các bạn làng nhàng, nếu không muốn nói kém hơn! Được cái thời đó chúng em là "con nhà người ta". Xưa bố chồng em đưa chồng đến tán em, khoe con giải này giải kia quốc gia, nhưng rốt cuộc em thấy chả để làm gì. Còn các cháu nó ở môi trường đó nó giỏi phần lớn không phải nhờ thầy cô, mà là chúng vốn đã rất giỏi rồi! Trường Ams cứ bảo tỉ lệ du học cao này kia, nhưng đa phần con nhà khá giả, chủ yếu học tự túc!
Đây là xu thế cụ ạ, dạy bọn yếu thì bản thân cô đạp đổ nồi cơm của cô thôi.Cô Đỗ Dung là một ví dụ điển hình. Học phí 1 buổi là 400K (nay tăng gần 500K) mà 1 lớp khoảng 30-40 cháu. Để vào lớp của cô này phải học từ lớp 6, 7. Nếu vào giữa chừng lớp 8,9 thì phải thi đầu vào nếu đạt mới được học. Rồi hàng năm, cô loại dần học sinh để đến khi thi tuyền các loại đầu mưng mủ.
Chả biết cô giỏi tới đâu chứ cái phí đó là cho gia sư dạy phải tiếng Nhật 1 cô 1 trò mà phải là giáo viên cấp đỉnh của đỉnh. Phí 400-500k/ buổi quả là ảo, lại còn lớp 30-40 cháu nữa mà vẫn có học sinh thì chịu thật .Cô Đỗ Dung là một ví dụ điển hình. Học phí 1 buổi là 400K (nay tăng gần 500K) mà 1 lớp khoảng 30-40 cháu. Để vào lớp của cô này phải học từ lớp 6, 7. Nếu vào giữa chừng lớp 8,9 thì phải thi đầu vào nếu đạt mới được học. Rồi hàng năm, cô loại dần học sinh để đến khi thi tuyền các loại đầu mưng mủ.
Em không nghĩ thi tuyển vào cấp III trường chuyên mà lại có xin cho.Vấn đề bố nó là ai, cháu xác định cho F1 rõ là tránh xa cái nhóm này. (cờ 20-30% chỉ tiêu mỗi trường)
Điểm danh phát. Nhưng phải nói thêm : Đấy là tính bình quân, còn chia ra thì khác đấy ạ. Nghe nói chuyên Anh thì 1/35 ạDê vàng ơi là dê vàng, chiến đấu vào lớp 10 mà như này ạ!
Chị giúp việc nhà em ngày trước, chồng mất, đi làm oshin, con học toán 1 Ams. Sao Ams toàn con nhà khá giả được.Còn các cháu nó ở môi trường đó nó giỏi phần lớn không phải nhờ thầy cô, mà là chúng vốn đã rất giỏi rồi! Trường Ams cứ bảo tỉ lệ du học cao này kia, nhưng đa phần con nhà khá giả, chủ yếu học tự túc!
Em thì thấy cũng bình thường vì đã xác định trước cho cháu rồi. Đây chỉ là một đợt kiểm tra xem năng lực thực sự của mình đến đâu. Chiến đấu hết khả năng, còn kết quả để đánh giá sau đó đưa ra lựa chọn cho hợp lý. Mà F1 nhà em cháu cũng tự chọn trường, bọn em không đưa ra chỉ tiêu gì cả.Có f1 đy thy chuyên cũng lo, tỷ lệ chọi quá cao & tỷ lệ may rủi cũng rất lớn! Chính vì thế nên em cũng ko dám vào đọc nhiều còm của các cụ
Cụ ấy nói " đa phần" chứ không phải là " toàn" cụ ạ.Chị giúp việc nhà em ngày trước, chồng mất, đi làm oshin, con học toán 1 Ams. Sao Ams toàn con nhà khá giả được.
Từ 2007 đến giờ thay đổi nhiều lắm rồi cụ. Về số lượng thí sinh thì vài năm nay do di dân cơ học mạnh mẽ về HN nên hs rất đông ( chỉ có học sinh có hộ khẩu HN mới đc thi vào các trường công HN , trước đây nhập khẩu về HN khó nhưng sau này cứ mua nhà HN là đc nhập khẩu ). Về việc học tiếng Anh thì bây giờ các cháu đi học thêm rất nhiều vì nhận thức đc tầm quan trọng của ngôn ngữ này cho cuộc sống, công việc của mình.Em quen cựu hs ams khá nhiều, các anh/chị/bạn/em đó đa số gia đình bình thường, không nghèo không giàu, đi du học bằng thực lực. Ams có nhiều prom, event nên cảm tưởng trường con nhà giàu thôi chứ thực tế các em hs, ngoài nguồn thu từ 1 số phụ huynh đại gia như bác kể, mỗi khi tổ chức hoạt động, đều đi xin tài trợ. Cty cũ của em cũng từng được các em liên hệ. Nhân viên pr, marketing của cty cũng phải nể sự năng động và chuyên nghiệp của các em ấy đấy ạ: bản kế hoạch, slide chi tiết, thuyết trình mạch lạc, giao tiếp tự tin. Theo các cựu hs này thì amser cạnh tranh bằng học tập, học bổng, ranking của trường đh chứ không so của cải hay độ chơi bời.
Cái gọi là 'học bổng' dựa vào 2 yếu tố: chính sách, ngân sách của trường và khả năng tài chính của sv. Chỉ 1 số ít trường tư là có chế độ need-blind cho sv xuất chúng (xin bao nhiêu cho bấy nhiêu): ivy league, mit, stanford,... còn lại là need-based - hỗ trợ tài chính dựa vào khả năng chi trả và thành tích của sv. Gói hỗ trợ tài chính của 1 sv có thể được phân bổ thành merit-based scholarship (hb dựa vào thành tích học tập, hoạt động, năng khiếu,... theo cách hiểu của đa số người việt), financial grant (non-repayable, cho sv luôn, trừ vào tiền học, ăn ở, thậm chí được trợ cấp mua máy tính, quần áo mùa đông,...) hoặc loan (repayable, nợ, trả sau khi tốt nghiệp). Với xu hướng các trường đh ngày càng cắt giảm quỹ hb và sự cạnh tranh gay gắt từ sv tq, hàn, nhật, ấn, sing,... học bổng toàn phần cực khan hiếm, nên không được 100% chẳng có nghĩa là không đủ giỏi, được nhận vào các trường top thôi đã khó khăn lắm rồi.
Cái đậm đậm thì không thần thánh đến mức đấy đâu ạ. Năm 2007, sau 2 lần hạ điểm thì em cũng thừa 0.5 điểm vào anh 2 ams (hạ lần 1 là em đỗ chuyên trung rồi). Năm em thi không có nghe nói, chỉ có viết thôi, nắm chắc ngữ pháp sgk là đã có thể được 6 như em rồi, có vốn từ điểm sẽ cao hơn. Em thi ams cho vui, lớp 9 đi học thêm mỗi toán. Tỉ lệ chọi cao nhưng đa số thi cho biết là chính ấy mà, cccm không phải lo đâu.
Đấy là nhiều môn chuyên cụ ạ. Chuyên Anh thì lấy 70, còn chuyên Lý, Hoá ... chỉ lấy 40 thôi.Với 1 trường chuyên cấp quốc gia mà tỷ lệ chọi này là quá thấp, chuyên gì mà lấy đến nửa ngàn học sinh một khóa thì như lớp phổ thông rồi
Không có chuyên địa với chuyên thể dục nhỉĐấy là nhiều môn chuyên cụ ạ. Chuyên Anh thì lấy 70, còn chuyên Lý, Hoá ... chỉ lấy 40 thôi.