- Biển số
- OF-309335
- Ngày cấp bằng
- 25/2/14
- Số km
- 2,626
- Động cơ
- 325,481 Mã lực
BÀN VỀ MỘT SỰ KHÓ HIỂU...
Nghiên cứu- Trao đỗi- Tư vấn- Y Khoa Trackbacks (0)góp ý (40)
Tôi không còn nhớ câu chuyện này nghe ai kể lại, là từ vị giám đốc một Trung Tâm Điều Trị trẻ Tự Kỷ ở Hà Nội, hay là từ cô chuyên viên của Viện Nghiên Cứu Phụ Nữ của Hội Phụ Nữ Việt Nam kể, cũng có thể là từ một Bà Mẹ trẻ Tự Kỷ kể.
Mà ai kể không quan trọng, cái quan trọng là nội dung câu chuyện và tính xác thực của câu chuyện. Chuyện kể về một nữ Giáo Viên có học vị Tiến Sĩ, đứng đầu một chuyên khoa Khoa Học quan trọng của một trường Đại Học danh tiếng tại Hà Nội.
Sau khi phát hiện ra con trai của mình mang chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, thể tăng động. Vị Tiến Sĩ này đã không ngần ngại quẳng hết công danh sự nghiệp, bán hết nhà cửa tại nội thành Hà Nội, từ giã người thân, bạn bè, đồng nghiệp mang theo đứa con mắc bệnh tự kỷ lên một vùng núi cao, hoang vu, hẻo lánh, không có dấu chân người và sinh sống ở đó.
Gần như sống tách bạch với văn minh loài người. Không có điện, không có các phương tiện sinh hoạt hiện đại, không thông tin và liên lạc với thế giới bên ngoài. Cô sống cùng con trai trong một trang trại tự chính tay mình dựng nên. Mọi điều kiện sinh hoạt và nhu cầu thực phẩm đều tự chính tay mình trồng tỉa và tự chu cấp. Cô và con trai sống như một thổ dân miền núi cách đây hàng ngàn năm về trước.
Sau một thời gian khá lâu, khi cô và con trai trở lại thị thành cũng là lúc con trai của cô đã hoàn toàn khoẻ mạnh như một đứa trẻ bình thường khác, và trên môi cô đã chớm nở hạnh phúc của một Người Mẹ. Nghe nói đây là trường hợp hy hữu và hiếm có, nếu không nói là duy nhất trong công cuộc phục hồi trẻ tự kỷ bẩm sinh của thế kỷ này.
Phép nhiệm mầu, kỳ tích... do người Mẹ trí thức can đảm ấy tạo nên nói lên được điều gì? Là khả năng phi thường của Tình Mẹ, hay là sự Kỳ Diệu của đời sống gần gũi với Thiên Nhiên. Ai đã thay bàn tay của Tạo Hóa trong việc đưa đứa trẻ Tự Kỷ Bẩm Sinh này về với thế giới của Loài Người?
Câu hỏi đã được đặt ra cho giới Khoa Học và giới Y Khoa Việt Nam, một mệnh đề cần phải quan tâm. Và nghe nói cuối cùng cũng chỉ là những luận bàn mang tính Khoa Học Thực Nghiệm, khô cứng, khiếm khuyết, mê chướng và thiếu trách nhiệm Nhân Văn. Kết luận cuối cùng là vẫn không có kết luận gì.
Một điều thật khó hiểu, khó hiểu đến rợn người là trong tất cả những tài liệu chính thống của Khoa Học và Y Khoa Hiện Đại kể cả ở Việt Nam và những tài liệu về trẻ Tự Kỷ của Thế Giới, không có một tài liệu nào nhắc đến chứng bệnh Khiếm Khuyết Khí Tiên Thiên trong Y Lý của Á Đông. Tại sao?
Cho dù có hừng hực phấn khởi với những thành tựu cấy mô tế bào, tế bào gốc, hiệu ứng nano... dù bị bắt buộc dừng bước trước những căn bệnh không có lời giải, thì cũng phải có sự quay đầu nhìn nhận lại những luận thuyết cổ truyền có tự hàng ngàn năm trước chứ! Tại sao một chứng bệnh mang tính vấn nạn xã hội như vậy mà trong tất cả các giáo trình Y Dược không có nhắc đến một dòng nào của Y Lý Cổ Truyền về chứng này vậy?
Triết lý Á Đông cho rằng con người là một Tiểu Vũ Trụ được cấu thành từ 3 thể: Thể Vật Lý, thể Năng Lượng và thể Tâm Linh. Một nền Khoa Học chính thống về Con Người là nền Khoa Học nghiên cứu và ứng dụng bao hàm cả trên 3 thực thể đó, chứ không thể nhân danh sự thực nghiệm trên những con số rõ ràng chỉ có từ thể Vật Lý mà phủ nhận các hiện tượng, hình tướng của các thể còn lại. Đó cũng là điều tôi đã từng nói về sự cằn cỗi, khấp khiểng, lạc hậu và vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng trong các giáo trình Triết Học trong học đường hiện nay tại Việt Nam.
Câu chuyện có thật của bà Mẹ trí thức trên đáng lý ra như một cái tát, giáng vào những đầu óc thiển cận của Khoa Học Thực Nghiệm, nhưng hình như cơ chế xã hội đã bóp nghẹt và đẩy câu chuyện đó sang một hình tướng khác.
Trước khi trình bày luận thuyết và cách chữa trị về hội chứng Khiếm Khuyết Khí Tiên Thiên có trong các Y Thư cổ, tôi xin đưa ra một vài ví dụ để minh chứng.
Ngoại trừ một số ít các trẻ Tự Kỷ bị tổn thương thực thể như bại não bẩm sinh, bại não do ngộp sinh, hoặc một vài rủi ro khác thì đa số trẻ tự kỷ đều có cấu tạo cơ thể, chức năng của cơ quan nội tạng, và hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh vận động... hoàn toàn bình thường. Hay nói cách khác về cấu tạo của thể Vật Lý hoàn toàn không có khiếm khuyết gì. Tại sao các cháu lại không thể nói được, không thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ các giác quan? Chỉ có thể nói rằng nếu không có sự khiếm khuyết, sai lệch về thể Vật Lý, thì nhất định là có sự khiếm khuyết, sai lệch về thể Năng Lượng (thể Khí theo quan niệm của Đông Y). Và xa hơi nữa là có sự sai lệch định vị của thể Tâm Linh.
Y Khoa hiện đại trong hệ thống Khoa Học Thực Nghiệm chưa tiếp cận được với luận thuyết này, nên họ chỉ luẩn quẩn trong những lý giải mang tính tù mù, lấp liếm... như „rối loạn cảm xúc“, „rối loạn khả năng phòng vệ“, „rối loạn xung động khớp nơ ron thần kinh„... Mà những lý giải đó cuối cùng mang đến kết quả: botay.com.
Một ví dụ dễ thấy nhất trong hàng trăm triệu chứng phức tạp của trẻ tự kỷ thể tăng động, là hiện tượng vững chải ở độ cao. Các cháu này có một khả năng mà đối với một người bình thường đó là khả năng phi thường, đó là khả năng leo trèo ở độ cao, các cháu có thể đứng chơi bời ở những độ cao cheo leo cực kỳ nguy hiểm với người bình thường nhưng với các cháu thì quá đơn giản, thậm chí còn an toàn hơn cả trên mặt đất. Lý luận của các nhà chuyên môn là vì các cháu bị rối loạn khả năng phòng vệ, nên ở những độ cao cheo leo đó các cháu không có cảm giác sợ, vì thế các cháu không bị ngộp với phản xạ thăng bằng, nên các cháu có khả năng leo trèo ở độ cao như người mộng du.
Vậy thì giải thích thế nào khi cũng các cháu đó, nhưng các cháu lại gặp rất khó khăn trong việc leo xuống, thậm chí có những cháu bé như có phép kinh công, lơ lững trên các mái nhà để rượt đuổi mèo và chim nhưng khi các cháu đi xuống cầu thang thôi thì cũng phải chới với, bám víu vào đâu đó theo từng bước một cách sợ hãi vô cùng. Luận thuyết về rối loạn phòng vệ lúc này cũng botay.com.
Nhưng chỉ cần dựa vào thể Khí của Y Lý cổ truyền, qua lý thuyết về sự thăng giáng của hai khí Âm Dương thì hiện tượng này sẽ được lý giải một cách rất rạch ròi.
Những trẻ tự kỷ này theo Y Lý cổ truyền là bị rối loạn Khí hóa của Nguyên Khí, do một sự khiếm khuyết nào đó khí Tiên Thiên được tích liễm không đầy đủ, khí Chân Dương quá mạnh, khí Chân Âm thiếu hụt. Khí Chân Dương không được khí Chân Âm kìm hãm nên bộc phát thăng lên không có sự điều tiết. Khí Dương thể tồn tại ở trên nhưng Khí Hóa lại hướng xuống dưới. Cũng như khí Âm, thể tồn tại thì ở dưới, nhưng Khí Hóa lại hướng lên trên. Sự giao lưu cọ xát của hai luồng khí hóa này sẽ tạo nên sự cân bằng cho sự sống.
Nếu ở một người khoẻ mạnh, sự Khí Hóa này bị rối loạn khí Dương chỉ đi lên mà không hóa xuống dưới, khí Âm trì trệ không thăng tán lên trên được, gọi là chứng Thuỷ Hỏa Vị Tế hay là chứng Tâm Thận Bất Giao (Thận tàng Âm, Tâm tàng Dương). Chứng này tương ứng với Bệnh Điên, Bệnh Tâm Thần của Y Học.
Với một người lớn khoẻ mạnh, nếu xảy ra hiện tượng trên đã là bệnh Điên, bệnh Tâm Thần thì với một đứa trẻ bẩm sinh đã bị khiếm khuyết Khí Tiên Thiên, Âm Dương không giao hòa thì sao lại không xảy ra những triệu chứng của trẻ Tự Kỷ được?!
Nhắc lại trường hợp trẻ tăng động có khả năng phi thường khi hoạt động ở độ cao nhưng lại sợ khi đi xuống từng bậc thang, là vì thể Chân Dương quá mạnh nên các cháu làm chủ ở độ cao. Do thể chân Âm yếu nên các cháu sợ, hoặc hoảng loạn ở nơi thấp, hoặc quá tĩnh lặng (nơi cư trú của khí Âm). Đối với trẻ tự kỷ thể trì trệ, sợ giao tiếp xã hội thì ngược lại thể Chân Âm quá mạnh mà thể Chân Dương bị khiếm khuyết.
(Đó cũng là điều lý giải cho liệu pháp kết hợp Sóng Dao Động Năng Lượng mà tôi đã ứng dụng trong đợt trị bệnh trẻ Tự Kỷ trong chuyến Hành Hương Thiện Nguyện vừa qua. Dao Động Sống Lưng ở tư thế trẻ nằm ngửa là dao động Rắn Bò, nhằm thức đẩy luồng Chân Âm rời rạc từ phía dưới, kích hoạt và giao tiếp để điều tiết thể Chân Dương tàng ứ ở thùy chẩm, nơi kích hoạt vùng ngôn ngữ và vận động của Não bộ theo lý thuyết của Y Học.)
Nếu từ những thực nghiệm của thể Vật Lý không giải quyết được vấn đề gì, thì tại sao không tiếp cận với lý luận của hai thể còn lại của Con Người, theo Triết Học và Y Lý Á Đông? Đó mới là tâm lượng và sự hiểu biết của một Nhà Khoa Học thực sự. Chỉ bằng những lý luận thực tiễn của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng không thôi, thì quả thật đó là một thứ Khoa Học „ếch ngồi đáy giếng“.
Và cộng đồng, lê dân... vẫn cứ còn mãi trầm luân trong thống khổ với sự giáo dục học đường của một cơ chế lỗi thời thiếu hẳn nền Khoa Học Vị Nhân Sinh...
(Còn Nữa)
29.10.13
TN
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/437246
Nghiên cứu- Trao đỗi- Tư vấn- Y Khoa Trackbacks (0)góp ý (40)
Tôi không còn nhớ câu chuyện này nghe ai kể lại, là từ vị giám đốc một Trung Tâm Điều Trị trẻ Tự Kỷ ở Hà Nội, hay là từ cô chuyên viên của Viện Nghiên Cứu Phụ Nữ của Hội Phụ Nữ Việt Nam kể, cũng có thể là từ một Bà Mẹ trẻ Tự Kỷ kể.
Mà ai kể không quan trọng, cái quan trọng là nội dung câu chuyện và tính xác thực của câu chuyện. Chuyện kể về một nữ Giáo Viên có học vị Tiến Sĩ, đứng đầu một chuyên khoa Khoa Học quan trọng của một trường Đại Học danh tiếng tại Hà Nội.
Sau khi phát hiện ra con trai của mình mang chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, thể tăng động. Vị Tiến Sĩ này đã không ngần ngại quẳng hết công danh sự nghiệp, bán hết nhà cửa tại nội thành Hà Nội, từ giã người thân, bạn bè, đồng nghiệp mang theo đứa con mắc bệnh tự kỷ lên một vùng núi cao, hoang vu, hẻo lánh, không có dấu chân người và sinh sống ở đó.
Gần như sống tách bạch với văn minh loài người. Không có điện, không có các phương tiện sinh hoạt hiện đại, không thông tin và liên lạc với thế giới bên ngoài. Cô sống cùng con trai trong một trang trại tự chính tay mình dựng nên. Mọi điều kiện sinh hoạt và nhu cầu thực phẩm đều tự chính tay mình trồng tỉa và tự chu cấp. Cô và con trai sống như một thổ dân miền núi cách đây hàng ngàn năm về trước.
Sau một thời gian khá lâu, khi cô và con trai trở lại thị thành cũng là lúc con trai của cô đã hoàn toàn khoẻ mạnh như một đứa trẻ bình thường khác, và trên môi cô đã chớm nở hạnh phúc của một Người Mẹ. Nghe nói đây là trường hợp hy hữu và hiếm có, nếu không nói là duy nhất trong công cuộc phục hồi trẻ tự kỷ bẩm sinh của thế kỷ này.
Phép nhiệm mầu, kỳ tích... do người Mẹ trí thức can đảm ấy tạo nên nói lên được điều gì? Là khả năng phi thường của Tình Mẹ, hay là sự Kỳ Diệu của đời sống gần gũi với Thiên Nhiên. Ai đã thay bàn tay của Tạo Hóa trong việc đưa đứa trẻ Tự Kỷ Bẩm Sinh này về với thế giới của Loài Người?
Câu hỏi đã được đặt ra cho giới Khoa Học và giới Y Khoa Việt Nam, một mệnh đề cần phải quan tâm. Và nghe nói cuối cùng cũng chỉ là những luận bàn mang tính Khoa Học Thực Nghiệm, khô cứng, khiếm khuyết, mê chướng và thiếu trách nhiệm Nhân Văn. Kết luận cuối cùng là vẫn không có kết luận gì.
Một điều thật khó hiểu, khó hiểu đến rợn người là trong tất cả những tài liệu chính thống của Khoa Học và Y Khoa Hiện Đại kể cả ở Việt Nam và những tài liệu về trẻ Tự Kỷ của Thế Giới, không có một tài liệu nào nhắc đến chứng bệnh Khiếm Khuyết Khí Tiên Thiên trong Y Lý của Á Đông. Tại sao?
Cho dù có hừng hực phấn khởi với những thành tựu cấy mô tế bào, tế bào gốc, hiệu ứng nano... dù bị bắt buộc dừng bước trước những căn bệnh không có lời giải, thì cũng phải có sự quay đầu nhìn nhận lại những luận thuyết cổ truyền có tự hàng ngàn năm trước chứ! Tại sao một chứng bệnh mang tính vấn nạn xã hội như vậy mà trong tất cả các giáo trình Y Dược không có nhắc đến một dòng nào của Y Lý Cổ Truyền về chứng này vậy?
Triết lý Á Đông cho rằng con người là một Tiểu Vũ Trụ được cấu thành từ 3 thể: Thể Vật Lý, thể Năng Lượng và thể Tâm Linh. Một nền Khoa Học chính thống về Con Người là nền Khoa Học nghiên cứu và ứng dụng bao hàm cả trên 3 thực thể đó, chứ không thể nhân danh sự thực nghiệm trên những con số rõ ràng chỉ có từ thể Vật Lý mà phủ nhận các hiện tượng, hình tướng của các thể còn lại. Đó cũng là điều tôi đã từng nói về sự cằn cỗi, khấp khiểng, lạc hậu và vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng trong các giáo trình Triết Học trong học đường hiện nay tại Việt Nam.
Câu chuyện có thật của bà Mẹ trí thức trên đáng lý ra như một cái tát, giáng vào những đầu óc thiển cận của Khoa Học Thực Nghiệm, nhưng hình như cơ chế xã hội đã bóp nghẹt và đẩy câu chuyện đó sang một hình tướng khác.
Trước khi trình bày luận thuyết và cách chữa trị về hội chứng Khiếm Khuyết Khí Tiên Thiên có trong các Y Thư cổ, tôi xin đưa ra một vài ví dụ để minh chứng.
Ngoại trừ một số ít các trẻ Tự Kỷ bị tổn thương thực thể như bại não bẩm sinh, bại não do ngộp sinh, hoặc một vài rủi ro khác thì đa số trẻ tự kỷ đều có cấu tạo cơ thể, chức năng của cơ quan nội tạng, và hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh vận động... hoàn toàn bình thường. Hay nói cách khác về cấu tạo của thể Vật Lý hoàn toàn không có khiếm khuyết gì. Tại sao các cháu lại không thể nói được, không thể tiếp nhận và xử lý thông tin từ các giác quan? Chỉ có thể nói rằng nếu không có sự khiếm khuyết, sai lệch về thể Vật Lý, thì nhất định là có sự khiếm khuyết, sai lệch về thể Năng Lượng (thể Khí theo quan niệm của Đông Y). Và xa hơi nữa là có sự sai lệch định vị của thể Tâm Linh.
Y Khoa hiện đại trong hệ thống Khoa Học Thực Nghiệm chưa tiếp cận được với luận thuyết này, nên họ chỉ luẩn quẩn trong những lý giải mang tính tù mù, lấp liếm... như „rối loạn cảm xúc“, „rối loạn khả năng phòng vệ“, „rối loạn xung động khớp nơ ron thần kinh„... Mà những lý giải đó cuối cùng mang đến kết quả: botay.com.
Một ví dụ dễ thấy nhất trong hàng trăm triệu chứng phức tạp của trẻ tự kỷ thể tăng động, là hiện tượng vững chải ở độ cao. Các cháu này có một khả năng mà đối với một người bình thường đó là khả năng phi thường, đó là khả năng leo trèo ở độ cao, các cháu có thể đứng chơi bời ở những độ cao cheo leo cực kỳ nguy hiểm với người bình thường nhưng với các cháu thì quá đơn giản, thậm chí còn an toàn hơn cả trên mặt đất. Lý luận của các nhà chuyên môn là vì các cháu bị rối loạn khả năng phòng vệ, nên ở những độ cao cheo leo đó các cháu không có cảm giác sợ, vì thế các cháu không bị ngộp với phản xạ thăng bằng, nên các cháu có khả năng leo trèo ở độ cao như người mộng du.
Vậy thì giải thích thế nào khi cũng các cháu đó, nhưng các cháu lại gặp rất khó khăn trong việc leo xuống, thậm chí có những cháu bé như có phép kinh công, lơ lững trên các mái nhà để rượt đuổi mèo và chim nhưng khi các cháu đi xuống cầu thang thôi thì cũng phải chới với, bám víu vào đâu đó theo từng bước một cách sợ hãi vô cùng. Luận thuyết về rối loạn phòng vệ lúc này cũng botay.com.
Nhưng chỉ cần dựa vào thể Khí của Y Lý cổ truyền, qua lý thuyết về sự thăng giáng của hai khí Âm Dương thì hiện tượng này sẽ được lý giải một cách rất rạch ròi.
Những trẻ tự kỷ này theo Y Lý cổ truyền là bị rối loạn Khí hóa của Nguyên Khí, do một sự khiếm khuyết nào đó khí Tiên Thiên được tích liễm không đầy đủ, khí Chân Dương quá mạnh, khí Chân Âm thiếu hụt. Khí Chân Dương không được khí Chân Âm kìm hãm nên bộc phát thăng lên không có sự điều tiết. Khí Dương thể tồn tại ở trên nhưng Khí Hóa lại hướng xuống dưới. Cũng như khí Âm, thể tồn tại thì ở dưới, nhưng Khí Hóa lại hướng lên trên. Sự giao lưu cọ xát của hai luồng khí hóa này sẽ tạo nên sự cân bằng cho sự sống.
Nếu ở một người khoẻ mạnh, sự Khí Hóa này bị rối loạn khí Dương chỉ đi lên mà không hóa xuống dưới, khí Âm trì trệ không thăng tán lên trên được, gọi là chứng Thuỷ Hỏa Vị Tế hay là chứng Tâm Thận Bất Giao (Thận tàng Âm, Tâm tàng Dương). Chứng này tương ứng với Bệnh Điên, Bệnh Tâm Thần của Y Học.
Với một người lớn khoẻ mạnh, nếu xảy ra hiện tượng trên đã là bệnh Điên, bệnh Tâm Thần thì với một đứa trẻ bẩm sinh đã bị khiếm khuyết Khí Tiên Thiên, Âm Dương không giao hòa thì sao lại không xảy ra những triệu chứng của trẻ Tự Kỷ được?!
Nhắc lại trường hợp trẻ tăng động có khả năng phi thường khi hoạt động ở độ cao nhưng lại sợ khi đi xuống từng bậc thang, là vì thể Chân Dương quá mạnh nên các cháu làm chủ ở độ cao. Do thể chân Âm yếu nên các cháu sợ, hoặc hoảng loạn ở nơi thấp, hoặc quá tĩnh lặng (nơi cư trú của khí Âm). Đối với trẻ tự kỷ thể trì trệ, sợ giao tiếp xã hội thì ngược lại thể Chân Âm quá mạnh mà thể Chân Dương bị khiếm khuyết.
(Đó cũng là điều lý giải cho liệu pháp kết hợp Sóng Dao Động Năng Lượng mà tôi đã ứng dụng trong đợt trị bệnh trẻ Tự Kỷ trong chuyến Hành Hương Thiện Nguyện vừa qua. Dao Động Sống Lưng ở tư thế trẻ nằm ngửa là dao động Rắn Bò, nhằm thức đẩy luồng Chân Âm rời rạc từ phía dưới, kích hoạt và giao tiếp để điều tiết thể Chân Dương tàng ứ ở thùy chẩm, nơi kích hoạt vùng ngôn ngữ và vận động của Não bộ theo lý thuyết của Y Học.)
Nếu từ những thực nghiệm của thể Vật Lý không giải quyết được vấn đề gì, thì tại sao không tiếp cận với lý luận của hai thể còn lại của Con Người, theo Triết Học và Y Lý Á Đông? Đó mới là tâm lượng và sự hiểu biết của một Nhà Khoa Học thực sự. Chỉ bằng những lý luận thực tiễn của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng không thôi, thì quả thật đó là một thứ Khoa Học „ếch ngồi đáy giếng“.
Và cộng đồng, lê dân... vẫn cứ còn mãi trầm luân trong thống khổ với sự giáo dục học đường của một cơ chế lỗi thời thiếu hẳn nền Khoa Học Vị Nhân Sinh...
(Còn Nữa)
29.10.13
TN
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/437246