[VHGT & ATGT] Có cần dành riêng hẳn 1 làn đường cho xe buýt nhanh?

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Kính các cụ,

Từ đầu năm tới giờ , các anh GTVT Hà Nội đã dành hẳn 1 làn đường cho xe buýt nhanh ( BRT) chạy. Tuyến Tố Hữu -Lê Văn Lương- Láng Hạ- Kim Mã đường vốn đã chật, lưu lượng xe đông , nay lại bị cắt đến hơn 1/3 lòng đường để dành riêng cho BRT, nên các phương tiện khác đi lại rất khó khăn.

Điều đáng nói là cái làn đường dành riêng cho BRT này nhiều khi chẳng có cái BRT nào chạy cả, vì phải 5-10 phút mới có 1 chuyến BRT. Vậy mà không ai được đi vào. Trong khi đó phần đường còn lại thì xe chen chúc , di chuyển rất chậm. Quả là lãng phí.

Tôi nghĩ khuyến khích phương tiện công cộng là đúng. Tuy nhiên, chỉ cần dành 1 làn đường ưu tiên cho BRT là được, chứ không cần phải dành 1 làn đường riêng cho nó. Nghĩa là :

- nếu có BRT chạy thì các phương tiện khác phải tránh ra, nhường đường này cho BRT.

- Còn nếu không có BRT chạy thì các phương tiện khác được chạy vào đường này.

Các phương tiên khác nếu đi trên làn đường ưu tiên BRT thì phải tự căn tính để không cản đường BRT. Nếu phương tiện nào cản đường BRT (cả trường hợp bị kẹt trong đường đó), sẽ bị phạt.

Tôi nghĩ nếu quy định như trên thì BRT vẫn có đường thông thoáng để thực hiện vai trò vận chuyển nhanh, nhưng lòng đường sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, chứ không lãng phí như hiện nay.

Các cụ cho ý kiến nhé!
 

oojimioo

Xe tăng
Biển số
OF-30267
Ngày cấp bằng
1/3/09
Số km
1,875
Động cơ
500,059 Mã lực
những gì cần nói cụ nói ra cả rồi, e cũng chỉ biết thở dài thôi
 

Dung TOYOTA

Xe tăng
Biển số
OF-325665
Ngày cấp bằng
2/7/14
Số km
1,254
Động cơ
300,127 Mã lực
Khổ cái hạ tầg chưa đồg bộ :)) lúc đầu e cũng nghĩ cho brt cái còi hú như xe cứu thươg hay cứu hoả có phải ngon k :))
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Kính các cụ,

Từ đầu năm tới giờ , các anh GTVT Hà Nội đã dành hẳn 1 làn đường cho xe buýt nhanh ( BRT) chạy. Tuyến Tố Hữu -Lê Văn Lương- Láng Hạ- Kim Mã đường vốn đã chật, lưu lượng xe đông , nay lại bị cắt đến hơn 1/3 lòng đường để dành riêng cho BRT, nên các phương tiện khác đi lại rất khó khăn.

Điều đáng nói là cái làn đường dành riêng cho BRT này nhiều khi chẳng có cái BRT nào chạy cả, vì phải 5-10 phút mới có 1 chuyến BRT. Vậy mà không ai được đi vào. Trong khi đó phần đường còn lại thì xe chen chúc , di chuyển rất chậm. Quả là lãng phí.

Tôi nghĩ khuyến khích phương tiện công cộng là đúng. Tuy nhiên, chỉ cần dành 1 làn đường ưu tiên cho BRT là được, chứ không cần phải dành 1 làn đường riêng cho nó. Nghĩa là :

- nếu có BRT chạy thì các phương tiện khác phải tránh ra, nhường đường này cho BRT.

- Còn nếu không có BRT chạy thì các phương tiện khác được chạy vào đường này.

Các phương tiên khác nếu đi trên làn đường ưu tiên BRT thì phải tự căn tính để không cản đường BRT. Nếu phương tiện nào cản đường BRT (cả trường hợp bị kẹt trong đường đó), sẽ bị phạt.

Tôi nghĩ nếu quy định như trên thì BRT vẫn có đường thông thoáng để thực hiện vai trò vận chuyển nhanh, nhưng lòng đường sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, chứ không lãng phí như hiện nay.

Các cụ cho ý kiến nhé!
Việc ưu tiên cho phương tiện công cộng là tất yếu, nếu muốn phát triển giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhân. Việc này (ưu tiên phương tiện công cộng) đáng lẽ đã phải làm cách đây hàng chục năm rồi, bây giờ mới làm là quá muộn (tất nhiên muộn còn hơn không), nên người dân mới phải tự đầu tư phương tiện cá nhân tràn ngập thành phố.
Quan điểm của tôi là xe buýt phải có làn đường dành riêng, không chỉ ở một đoạn đường hiện nay mà cần mở rộng ra nhiều tuyến đường khác, nhưng không cần xe buýt nhanh mà chỉ cần xe buýt thường. Tất cả các loại xe buýt đều đi vào làn đường dành riêng, cấm các loại xe khác đi vào kể cả khi tắc đường, nhưng khi tắc đường làn xe buýt thì xe buýt vẫn được đi ra phần đường bên ngoài. Việc ưu tiên xe buýt phải làm sao để đi xe buýt thuận tiện nhất, phải nhanh hơn đi xe cá nhân thì mới có thể làm cho người ta bỏ xe cá nhân đi xe buýt được.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,186
Động cơ
163,524 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Hôm qua nó bẩu rồi, BRT là của B.òi Rất To, thế nên nó độc chiếm, không đc vào trong giờ cao điểm hay kể cả đêm nó không chạy nhưng phương tiện khác đi vào cũng bị phạt. Chứ không như VOV mấy hôm trước nói đi vào giờ cao điểm ko bị phạt
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
quá lãng phí cho cái đường bé bằng lỗ mũi, lại phải dành 1 làn riêng cho BRT. Đoạn đường này cấm taxi và xxx trực toàn tuyến giờ cao điểm, nên còn tạm đỡ. XXX mà rút quân, ko chốt giờ cao điểm nữa thì đảm bảo tắc cứng, kể cả BRT cũng đứng đó mà nhìn. Cần có giải pháp vẹn toàn hơn thì mới mong tồn tại lâu dài được.

Đồng ý là BRT nên được ưu tiên, khuyến khích dân đi xe công cộng. Nhưng nếu ko đảm bảo được cái "nhanh" thì BRT cũng vứt. Như e nói, nếu ko có vài chục xxx và TTGT đứng chốt các giao cắt, cầu vượt thì đường này tắc chắc, BRT cũng đứng thôi vì tổ chức bất hợp lý.

1. Cấm 2b lên cầu? Trong khi 2b lên cầu vượt rất nhanh mà hầu như ko ảnh hưởng đến tốc độ, ùn ứ. ùn ứ là do 4b chèn ngang nhiều. Tại sao ko cấm 4b (đi đường dưới) mà lại cấm 2b?

2. Tương tự, có thể cho 2b đi cùng vào làn BRT giờ cao điểm, vì 2b đi tốc độ khá nhanh, ko ảnh hưởng nhiều đến BRT. Thực tế BRT chỉ cần đi bằng tốc độ 2b giờ cao điểm là e thấy quá hoàn hảo rồi. Như vậy 2 làn còn lại mật độ cũng sẽ bớt đi. Cảm giác lái trong 2 cái làn bé tí, thêm 1 e 4b rùa bò đằng trước or 2b đi san sát, rề rề trước mũi thật yomost. Nếu có thể, e toàn tránh cái đường này để đi, dù vòng xa hơn chút (e nghĩ nhiều cụ cũng vậy:()

3. tại cái giao cắt, xe rẽ trái được quyền đứng chờ trên làn BRT, như thế sẽ thoát rất nhanh. Ko như cái loa tuyên truyền, suốt ngày ra rả: ko dừng đỗ chờ đèn tín hiệu trên làn BRT.

Có thể nhiều cụ nghĩ e ưu tiên 2b (đúng thế thật :))). Nhưng 1 loại phương tiện thoát nhanh thì đường 4b đi cũng sẽ đỡ rất nhiều. Thực tế hiện nay, 2b đi vào BRT khá nhiều. E chả dám hình dung, nếu lập phân cách cứng, số 2b đó dồn sang 2 làn còn lại, thì cái đường này nó thành cái j. Đúng là cần hi sinh vì lợi ích chung, nhưng nếu chưa đáp ứng được thì cái chung (BRT) san sẻ chút khó khăn cho cái riêng cũng chẳng sao:D
 

hoangphuc89

Xe buýt
Biển số
OF-473741
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
719
Động cơ
205,590 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Cầu Rồng Đà Nẵng
Em cũng chỉ biết thở dài theo thôi ạ :(
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em dự 1 năm nữa sẽ dẹp, nếu không dẹp thì cũng phải cho trộn làn.
Số lượng ô tô ngày càng nhiều, nhiều người họ chưa có cảm giác lái ô tô riêng nên họ quyết làm. Đường hẹp mà cắt 1/3 đường dành cho chưa tới 1/10 số lượng người tham gia giao thông thì quá phí.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Việc ưu tiên cho phương tiện công cộng là tất yếu, nếu muốn phát triển giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhân. Việc này (ưu tiên phương tiện công cộng) đáng lẽ đã phải làm cách đây hàng chục năm rồi, bây giờ mới làm là quá muộn (tất nhiên muộn còn hơn không), nên người dân mới phải tự đầu tư phương tiện cá nhân tràn ngập thành phố.
Quan điểm của tôi là xe buýt phải có làn đường dành riêng, không chỉ ở một đoạn đường hiện nay mà cần mở rộng ra nhiều tuyến đường khác, nhưng không cần xe buýt nhanh mà chỉ cần xe buýt thường. Tất cả các loại xe buýt đều đi vào làn đường dành riêng, cấm các loại xe khác đi vào kể cả khi tắc đường, nhưng khi tắc đường làn xe buýt thì xe buýt vẫn được đi ra phần đường bên ngoài. Việc ưu tiên xe buýt phải làm sao để đi xe buýt thuận tiện nhất, phải nhanh hơn đi xe cá nhân thì mới có thể làm cho người ta bỏ xe cá nhân đi xe buýt được.
Tôi đồng ý với quan điểm ưu tiên phương tiện công cộng, kể cả xe buýt thường và hạn chế phương tiện cá nhân của cụ. Tuy nhiên, để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân thì chính quyền phải tạo ra giải pháp thay thế để người dân có thể đi lại tiện lợi từ nơi này đến nơi khác được. Chính vì thế tôi ủng hộ việc mở thêm nhiều tuyến đường ưu tiên cho xe buýt, kể cả BRT để người dân có thể đi làm, đi học, đi chơi... thuận lợi bằng phương tiện này. Tuy nhiên, chừng nào hệ thống vận tải công cộng chưa đủ tiện lợi ( gồm cả hệ thống kết nối, sự an toàn, vệ sinh, thoải mái, tốc độ...) thì phương tiện cá nhân vẫn là tất yếu. Khi đó, phải có sự điều tiết hài hòa để tối ưu hóa khả năng của 2 loại phương tiện này, nghĩa là giúp nhiều người di chuyển nhất trong 1 đơn vị thời gian .

Việc dành hẳn 1 làn đường riêng cho BRT tại thời điểm hiện tại là lãng phí. Nó làm giảm tốc độ di chuyển chung của mọi người.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
quá lãng phí cho cái đường bé bằng lỗ mũi, lại phải dành 1 làn riêng cho BRT. Đoạn đường này cấm taxi và xxx trực toàn tuyến giờ cao điểm, nên còn tạm đỡ. XXX mà rút quân, ko chốt giờ cao điểm nữa thì đảm bảo tắc cứng, kể cả BRT cũng đứng đó mà nhìn. Cần có giải pháp vẹn toàn hơn thì mới mong tồn tại lâu dài được.

Đồng ý là BRT nên được ưu tiên, khuyến khích dân đi xe công cộng. Nhưng nếu ko đảm bảo được cái "nhanh" thì BRT cũng vứt. Như e nói, nếu ko có vài chục xxx và TTGT đứng chốt các giao cắt, cầu vượt thì đường này tắc chắc, BRT cũng đứng thôi vì tổ chức bất hợp lý.

1. Cấm 2b lên cầu? Trong khi 2b lên cầu vượt rất nhanh mà hầu như ko ảnh hưởng đến tốc độ, ùn ứ. ùn ứ là do 4b chèn ngang nhiều. Tại sao ko cấm 4b (đi đường dưới) mà lại cấm 2b?

2. Tương tự, có thể cho 2b đi cùng vào làn BRT giờ cao điểm, vì 2b đi tốc độ khá nhanh, ko ảnh hưởng nhiều đến BRT. Thực tế BRT chỉ cần đi bằng tốc độ 2b giờ cao điểm là e thấy quá hoàn hảo rồi. Như vậy 2 làn còn lại mật độ cũng sẽ bớt đi. Cảm giác lái trong 2 cái làn bé tí, thêm 1 e 4b rùa bò đằng trước or 2b đi san sát, rề rề trước mũi thật yomost. Nếu có thể, e toàn tránh cái đường này để đi, dù vòng xa hơn chút (e nghĩ nhiều cụ cũng vậy:()

3. tại cái giao cắt, xe rẽ trái được quyền đứng chờ trên làn BRT, như thế sẽ thoát rất nhanh. Ko như cái loa tuyên truyền, suốt ngày ra rả: ko dừng đỗ chờ đèn tín hiệu trên làn BRT.

Có thể nhiều cụ nghĩ e ưu tiên 2b (đúng thế thật :))). Nhưng 1 loại phương tiện thoát nhanh thì đường 4b đi cũng sẽ đỡ rất nhiều. Thực tế hiện nay, 2b đi vào BRT khá nhiều. E chả dám hình dung, nếu lập phân cách cứng, số 2b đó dồn sang 2 làn còn lại, thì cái đường này nó thành cái j. Đúng là cần hi sinh vì lợi ích chung, nhưng nếu chưa đáp ứng được thì cái chung (BRT) san sẻ chút khó khăn cho cái riêng cũng chẳng sao:D
Cụ nói rất đúng, cần phải hy sinh vì lợi ích chung. Phải nhìn tổng thể cái chung để tính bài toán tối ưu cho tất cả các phương tiện .

Ý tưởng cho 2b vào làm BRT của cụ rất hay. Tuy nhiên nên có quy định ntn đó để 2b hay bất cứ phương tiên nào đi vào làn BRT thì phải tự ước tính đi ra được khi BRT tới.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tôi đồng ý với quan điểm ưu tiên phương tiện công cộng, kể cả xe buýt thường và hạn chế phương tiện cá nhân của cụ. Tuy nhiên, để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân thì chính quyền phải tạo ra giải pháp thay thế để người dân có thể đi lại tiện lợi từ nơi này đến nơi khác được. Chính vì thế tôi ủng hộ việc mở thêm nhiều tuyến đường ưu tiên cho xe buýt, kể cả BRT để người dân có thể đi làm, đi học, đi chơi... thuận lợi bằng phương tiện này. Tuy nhiên, chừng nào hệ thống vận tải công cộng chưa đủ tiện lợi ( gồm cả hệ thống kết nối, sự an toàn, vệ sinh, thoải mái, tốc độ...) thì phương tiện cá nhân vẫn là tất yếu. Khi đó, phải có sự điều tiết hài hòa để tối ưu hóa khả năng của 2 loại phương tiện này, nghĩa là giúp nhiều người di chuyển nhất trong 1 đơn vị thời gian .

Việc dành hẳn 1 làn đường riêng cho BRT tại thời điểm hiện tại là lãng phí. Nó làm giảm tốc độ di chuyển chung của mọi người.
Giao thông công cộng không thể phát triển, không thể tăng tần suất, không thể chạy nhanh hơn, không thể chạy đúng giờ, nếu phương tiện cá nhân vẫn tràn ngập đường phố, và người dân vẫn thấy sử dụng phương tiện cá nhân có nhiêu lợi thế hơn so với phương tiện công cộng. Chính vì vậy mà hai việc đó (tăng lợi thế cho giao thông công cộng và giảm lợi thế của giao thông cá nhân) phải làm đồng thời.
- Một trong các giải pháp cốt lõi để tăng lợi thế cho giao thông công cộng là có làn đường dành riêng. Giải pháp này đồng thời cũng tước bớt đi lợi thế của giao thông cá nhân. Tôi cho là giải pháp này cần phải làm và cần phải mở rộng nữa, tất nhiên là làm dần dần, không thể làm một lúc cả TP.
- Các giải pháp tước bớt lợi thế của giao thông cá nhân thì rất nhiều. Đi xe cá nhân phải chen chúc trong phần đường hẹp do phải dành đường cho xe buýt là đã mất một phần lợi thế; Giải pháp tiếp theo có thể là cấm xe máy đỗ/để trên các hè phố (phải bố trí bãi gửi xe), cấm ô tô đỗ ở tất cả các con đường khu trung tâm (phải gửi vào bãi) cũng làm giảm lợi thế của xe máy, ô tô cá nhân...

Việc dành hẳn 1 làn đường riêng cho xe buýt làm giảm tốc độ di chuyển chung của xe cá nhân, nhưng lại làm tăng tốc độ di chuyển cho xe công cộng, đó là xu hướng mà tôi cho là tất yếu nó sẽ phải đến dù muốn hay không.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Giao thông công cộng không thể phát triển, không thể tăng tần suất, không thể chạy nhanh hơn, không thể chạy đúng giờ, nếu phương tiện cá nhân vẫn tràn ngập đường phố, và người dân vẫn thấy sử dụng phương tiện cá nhân có nhiêu lợi thế hơn so với phương tiện công cộng. Chính vì vậy mà hai việc đó (tăng lợi thế cho giao thông công cộng và giảm lợi thế của giao thông cá nhân) phải làm đồng thời.
- Một trong các giải pháp cốt lõi để tăng lợi thế cho giao thông công cộng là có làn đường dành riêng. Giải pháp này đồng thời cũng tước bớt đi lợi thế của giao thông cá nhân. Tôi cho là giải pháp này cần phải làm và cần phải mở rộng nữa, tất nhiên là làm dần dần, không thể làm một lúc cả TP.
- Các giải pháp tước bớt lợi thế của giao thông cá nhân thì rất nhiều. Đi xe cá nhân phải chen chúc trong phần đường hẹp do phải dành đường cho xe buýt là đã mất một phần lợi thế; Giải pháp tiếp theo có thể là cấm xe máy đỗ/để trên các hè phố (phải bố trí bãi gửi xe), cấm ô tô đỗ ở tất cả các con đường khu trung tâm (phải gửi vào bãi) cũng làm giảm lợi thế của xe máy, ô tô cá nhân...

Việc dành hẳn 1 làn đường riêng cho xe buýt làm giảm tốc độ di chuyển chung của xe cá nhân, nhưng lại làm tăng tốc độ di chuyển cho xe công cộng, đó là xu hướng mà tôi cho là tất yếu nó sẽ phải đến dù muốn hay không.
Cứ theo các nước ở bển, đầu tư tàu điện ngầm mới là giải pháp lâu dài. Chứ cứ làm cái kiểu BRT này vừa phí tiền, vừa ko đi về đâu đâu cụ ợ. Thực tế ở bển, metro mới đóng vai trò chính, Bus chỉ kết nối (đi thêm đến đoạn cần đến, giữa nhà dân đến metro là chính. Số ít mới ko dùng metro vì đi bus thuận đường hơn thôi ợ). Nhà e cũng vinh dự gần cái BRT này, nhưng để đi làm thì từ bến xuống, e đi kiểu j đến cơ quan? Được mấy người đi từ bus xuống, đi bộ 1 đoạn là đến nơi cần đến?

1 yếu tố nữa cũng rất quan trọng, đó là yếu tố thời tiết. Lạnh giá như bển nhưng chỉ cần mặc ấm, cụ ra ngoài vô tư (e ở bển, mặc đi ra đường thậm chí cũng chỉ bằng ở VN vì đi liên tục), nhưng còn mùa hè ở VN thì sao? Cụ thử đi bộ 1-2km ngoài đường trưa hè xem thế nào?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cứ theo các nước ở bển, đầu tư tàu điện ngầm mới là giải pháp lâu dài. Chứ cứ làm cái kiểu BRT này vừa phí tiền, vừa ko đi về đâu đâu cụ ợ. Thực tế ở bển, metro mới đóng vai trò chính, Bus chỉ kết nối (đi thêm đến đoạn cần đến, giữa nhà dân đến metro là chính. Số ít mới ko dùng metro vì đi bus thuận đường hơn thôi ợ). Nhà e cũng vinh dự gần cái BRT này, nhưng để đi làm thì từ bến xuống, e đi kiểu j đến cơ quan? Được mấy người đi từ bus xuống, đi bộ 1 đoạn là đến nơi cần đến?

1 yếu tố nữa cũng rất quan trọng, đó là yếu tố thời tiết. Lạnh giá như bển nhưng chỉ cần mặc ấm, cụ ra ngoài vô tư (e ở bển, mặc đi ra đường thậm chí cũng chỉ bằng ở VN vì đi liên tục), nhưng còn mùa hè ở VN thì sao? Cụ thử đi bộ 1-2km ngoài đường trưa hè xem thế nào?
Đúng là tầu điện ngầm là giải pháp lâu dài và triệt để, nhưng rất tốn tiền, nếu làm từ bây giờ thì đến 100 năm nữa Hà Nội cũng không có được mạng tầu điện ngầm đáp ứng nhu cầu. Trong khi chưa có tầu điện ngầm thì xe buýt là giải pháp khả thi nhất. Tôi không ủng hộ đầu tư BRT, nhưng tôi ủng hộ việc dành riêng làn đường cho các loại xe buýt nói chung.
Còn về thời tiết, chẳng phải chỉ có Việt Nam mới nóng. Singapore cũng nắng chói chang, nhưng dân họ vẫn phải đi bộ đến ga xe điện ngầm, thậm chí còn phải đi bộ đến bến taxi, chứ không phải đứng giữa ngã tư vẫn vẫy taxi mà không thèm đi quá lên vài chục mét như dân mình. Còn nhiều nước xứ lạnh, tuyết ngập đến đầu gối dân họ cũng vẫn phải mặc như con gấu, đi bộ ra bến xe điện ngầm, bến xe buýt như thường. Khí hậu Việt Nam không quá khắc nghiệt đến mức không đi bộ được, nhưng khói bụi và đặc biệt là không có vỉa hè mà đi đúng là những thứ gây khó khăn lớn cho việc đi bộ.
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,188
Động cơ
648,404 Mã lực
Ko phải là chê bai, nhưng quả thật ý thức của người tham gia GT quá kém, có làn đường riêng cho BRT vẫn còn lao đầu vào chứ đừng nói là nhường đường
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Đúng là tầu điện ngầm là giải pháp lâu dài và triệt để, nhưng rất tốn tiền, nếu làm từ bây giờ thì đến 100 năm nữa Hà Nội cũng không có được mạng tầu điện ngầm đáp ứng nhu cầu. Trong khi chưa có tầu điện ngầm thì xe buýt là giải pháp khả thi nhất. Tôi không ủng hộ đầu tư BRT, nhưng tôi ủng hộ việc dành riêng làn đường cho các loại xe buýt nói chung.
Còn về thời tiết, chẳng phải chỉ có Việt Nam mới nóng. Singapore cũng nắng chói chang, nhưng dân họ vẫn phải đi bộ đến ga xe điện ngầm, thậm chí còn phải đi bộ đến bến taxi, chứ không phải đứng giữa ngã tư vẫn vẫy taxi mà không thèm đi quá lên vài chục mét như dân mình. Còn nhiều nước xứ lạnh, tuyết ngập đến đầu gối dân họ cũng vẫn phải mặc như con gấu, đi bộ ra bến xe điện ngầm, bến xe buýt như thường. Khí hậu Việt Nam không quá khắc nghiệt đến mức không đi bộ được, nhưng khói bụi và đặc biệt là không có vỉa hè mà đi đúng là những thứ gây khó khăn lớn cho việc đi bộ.
Nhưng điều cơ bản là hạ tầng ko có, thì làm làn đường riêng rất khó. Nếu thuận lợi, dân sẽ tự đi. Giống e bây giờ, có 4b nhưng chủ yếu lượn lờ cuối tuần và đi xa. Đi trong nội thành giờ cao điểm e vẫn đi 2b để thuận tiện cho bản thân mặc dù chấp nhận an toàn kém hơn và khói bụi.

Thế mới thấy tầm nhìn VN ngắn đến mức nào, đường mở ra chưa được 10 năm đã chật, tắc... Và giờ, 2 bên đường là các nhà cao tầng san sát, sau này e chả hiểu có mở rộng đường ra được ko nữa. Cái vòng luẩn quẩn này khó gỡ lắm ợ:((
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
BRT còn nhằm mục đích cho mọi người sử xe cá nhân cảm thấy phiền toái rồi...phải chuyển sang phương tiện công cộng.
Dù có đông,có tắc hơn nhưng các Cụ vẫn còn nhúc nhích được....,ngoan cố thế em e nay mai BRT sẽ lấy thêm làn nữa.:))
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,049
Động cơ
519,676 Mã lực
thế cụ tưởng 3 cái xe BRT đó chỉ để nhanh cho mấy chục khứa ngồi trên xe á? làn đường dành riêng cho nó mục đích chính ko phải là để nhanh, cái đó là để thứ 2, cái mục đích chính là để nó đập chết mẹ nó kính thưa các loại xe cộ cá nhân chạy cùng=))
 

HAMATA

Xe tải
Biển số
OF-131546
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
406
Động cơ
377,122 Mã lực
Quan trọng là cái thằng vẽ ra BRT nó đã yên vị chỗ khác và tiền thì đã ra khỏi ngân quỹ cả ngàn tỉ rồi nên bỏ thì dân chửi chết mịa luôn :))
Nhớ trước có bài báo hỏi giám đốc dự án BRT cũ, nó nói BRT là cái éo gì tao sang chỗ khác làm rồi nhé. Không biết!!!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhưng điều cơ bản là hạ tầng ko có, thì làm làn đường riêng rất khó. Nếu thuận lợi, dân sẽ tự đi. Giống e bây giờ, có 4b nhưng chủ yếu lượn lờ cuối tuần và đi xa. Đi trong nội thành giờ cao điểm e vẫn đi 2b để thuận tiện cho bản thân mặc dù chấp nhận an toàn kém hơn và khói bụi.

Thế mới thấy tầm nhìn VN ngắn đến mức nào, đường mở ra chưa được 10 năm đã chật, tắc... Và giờ, 2 bên đường là các nhà cao tầng san sát, sau này e chả hiểu có mở rộng đường ra được ko nữa. Cái vòng luẩn quẩn này khó gỡ lắm ợ:((
Nói chung là xe cá nhân sẽ phải chấp nhận bị mất dần ưu thế. Ngay cả bây giờ, nếu muốn lượn lờ mua bán, ăn uống khu phố cổ chắc chẳng mấy ai đi ô tô, mà sẽ phải đi xe máy, taxi hoặc gửi xe một chỗ rồi đi bộ. Sau này, nếu xe máy bị cấm để trên các vỉa hè thì chắc sẽ chỉ đi taxi, còn nếu taxi cũng bị hạn chế thì phải đi xe buýt, đi bộ xa hơn...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top