Momen xoắn cao đặc trưng cho lực quay đơn thuần của moteur cao ngay ở vòng tua thấp trong khi đó mã lực tối đa lại đặc trưng cho công suất của moteur ở vòng tua cao ( mã lực sinh ra lớn nhỏ còn phụ thuộc vào tốc độ quay của máy nhanh hay chậm). Momen xoắn thường tỉ lệ thuận với công suất mã lực nhưng tỉ lệ sẽ không giống nhau ở các động cơ khác nhau, ví dụ động cơ Diesel và động cơ xăng cho dù có cùng số mã lực tối đa thì momen xoắn của Diesel lại cao hơn máy xăng khá nhiều.
Momen xoắn lớn đối với đại đa số trường hợp là thông số quan trọng hơn vì giúp xe khởi đầu nhanh, vọt từ tốc độ thấp sang tốc độ cao dễ dàng, lên dốc khỏe, chở đồ nặng. Trong khi xe có cho dù có công suất mã lực cao nhưng momen xoắn thấp chỉ vọt bốc lên khi tua máy cao, mỗi khi mất tốc độ phải trả số về liên tục để tăng lực kéo vừa mệt vừa tốn xăng.
Do có momen xoắn cao hơn động cơ xăng nên khi thiết kế động cơ Diesel không cần vòng tua lớn khi cùng tốc độ chạy (vì đã đủ lực kéo rồi) so với động cơ xăng. Kết quả là cùng 1 tốc độ chạy, 1 quãng đường thì động cơ Diesel ít hao mòn cơ khí hơn nên thường bền hơn, ít hỏng hóc. Máy cũng thường ít "rần" hơn ở tốc độ cao do vòng tua thấp. KInh nghiệm chiếc xe Renault máy Diesel 2.2 Dci 150 mã lực của tôi chạy hầu như vòng tua không bao giờ cần vượt quá 2500 t/m, ngoài xa lộ chạy 130 km/s ở số 6 thì vòng tua cũng chỉ cần hơn 2000 t/m một chút nên máy cực kì êm không có cảm giác rần rần.