- Biển số
- OF-730399
- Ngày cấp bằng
- 25/5/20
- Số km
- 1,599
- Động cơ
- 88,407 Mã lực
Các quốc gia trên thế giới đang trong cuộc đua loại bỏ xe chạy xăng và diesel với mục tiêu giảm tối đa lượng khí thải gây biến đổi khí hậu và theo kịp với xu hướng mới của thị trường.
Một số nước đã có kế hoạch cụ thể như Pháp, Anh, Nauy...
Anh
Anh cho biết hồi tháng 7.2017 rằng nước này sẽ cấm bán ô tô chạy bằng xăng và diesel bắt đầu từ năm 2040 nhằm mục đích làm sạch môi trường của đất nước. Đến năm 2050, tất cả xe lưu thông trên đường phố nước Anh cần phải có lượng khí thải bằng không.
Năm 2016, gần 2,7 triệu ô tô mới đã được đăng ký tại Anh, khiến xứ sở sương mù trở thành thị trường ô tô lớn thứ sáu trên thế giới.
Pháp
Chính phủ Pháp nói rằng họ muốn chấm dứt việc bán các phương tiện giao thông có động cơ chạy bằng xăng và diesel vào năm 2040 vì nước này đang tích cực chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau năm 2040, các nhà sản xuất ô tô chỉ được phép bán những chiếc xe chạy bằng điện hoặc các nguồn năng lượng sạch khác.
Ông Nicolas Hulot, Bộ trưởng Môi trường Pháp, cho biết mục tiêu này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô của quốc gia “đổi mới và dẫn đầu thị trường”. Tỷ lệ ô tô chạy bằng điện và nhiên liệu thay thế ở Pháp khá thấp, khoảng 4%, nhưng con số này đang tăng mạnh.
Đức
Đức sau nhiều nỗ lực bảo vệ xe chạy dầu diesel cuối cùng cũng đã thừa nhận sẽ phải cấm xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, khi Anh và Pháp lần lượt sử dụng biện pháp này để giảm tối đa lượng khí thải. Tuy nhiên, thị trường ô tô lớn nhất châu Âu hiện vẫn chưa đưa ra thời hạn cụ thể để thực hiện lệnh cấm.
“Tôi chưa thể nói chính xác thời hạn cụ thể, nhưng đây là cách tiếp cận đúng đắn. Nếu chúng ta nhanh chóng đầu tư thêm cơ sở hạ tầng và công nghệ cho xe điện thì sự thay đổi chung sẽ đi vào cơ cấu”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với tờ Super Illu hồi tháng trước.
Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ cho biết hồi đầu năm rằng tất cả ô tô bán trong nước đều phải là xe điện vào năm 2030. “Đây là mục tiêu mong muốn. Cuối cùng xu hướng của thị trường sẽ chiếm ưu thế”, Anil Kumar Jain, chuyên gia cố vấn năng lượng của chính phủ, cho biết.
Mặc dù quốc gia Nam Á là một trong những nước có nhiều thành phố ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới, nhưng Ấn Độ cũng là nơi mà các nhà hoạch định chính sách tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Số lượng ô tô trên các tuyến đường của đất nước dự kiến sẽ bùng nổ trong những năm tới vì giá của các loại xe bốn bánh ngày càng phải chăng hơn cho tầng lớp trung lưu. Và nếu mỗi gia đình ở đây chịu đầu tư vào xe điện, thì Ấn Độ có thể đi trước một số nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực này.
Na Uy
Chính phủ Na Uy đã đề ra một mục tiêu rất rõ ràng, đó là tất cả các ô tô, xe chở khách và xe tải mới được bán ra vào năm 2025 đều phải là các loại xe không phát thải. Trong số các quốc gia châu Âu, Na Uy là nước hành động sớm nhất trong việc cấm xe chạy bằng xăng và diesel. Năm ngoái, có khoảng 40% lượng xe được bán trong nước là xe điện hoặc xe hybrid.
Một số nước đã có kế hoạch cụ thể như Pháp, Anh, Nauy...
Anh
Anh cho biết hồi tháng 7.2017 rằng nước này sẽ cấm bán ô tô chạy bằng xăng và diesel bắt đầu từ năm 2040 nhằm mục đích làm sạch môi trường của đất nước. Đến năm 2050, tất cả xe lưu thông trên đường phố nước Anh cần phải có lượng khí thải bằng không.
Năm 2016, gần 2,7 triệu ô tô mới đã được đăng ký tại Anh, khiến xứ sở sương mù trở thành thị trường ô tô lớn thứ sáu trên thế giới.
Pháp
Chính phủ Pháp nói rằng họ muốn chấm dứt việc bán các phương tiện giao thông có động cơ chạy bằng xăng và diesel vào năm 2040 vì nước này đang tích cực chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau năm 2040, các nhà sản xuất ô tô chỉ được phép bán những chiếc xe chạy bằng điện hoặc các nguồn năng lượng sạch khác.
Ông Nicolas Hulot, Bộ trưởng Môi trường Pháp, cho biết mục tiêu này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô của quốc gia “đổi mới và dẫn đầu thị trường”. Tỷ lệ ô tô chạy bằng điện và nhiên liệu thay thế ở Pháp khá thấp, khoảng 4%, nhưng con số này đang tăng mạnh.
Đức
Đức sau nhiều nỗ lực bảo vệ xe chạy dầu diesel cuối cùng cũng đã thừa nhận sẽ phải cấm xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, khi Anh và Pháp lần lượt sử dụng biện pháp này để giảm tối đa lượng khí thải. Tuy nhiên, thị trường ô tô lớn nhất châu Âu hiện vẫn chưa đưa ra thời hạn cụ thể để thực hiện lệnh cấm.
“Tôi chưa thể nói chính xác thời hạn cụ thể, nhưng đây là cách tiếp cận đúng đắn. Nếu chúng ta nhanh chóng đầu tư thêm cơ sở hạ tầng và công nghệ cho xe điện thì sự thay đổi chung sẽ đi vào cơ cấu”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với tờ Super Illu hồi tháng trước.
Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ cho biết hồi đầu năm rằng tất cả ô tô bán trong nước đều phải là xe điện vào năm 2030. “Đây là mục tiêu mong muốn. Cuối cùng xu hướng của thị trường sẽ chiếm ưu thế”, Anil Kumar Jain, chuyên gia cố vấn năng lượng của chính phủ, cho biết.
Mặc dù quốc gia Nam Á là một trong những nước có nhiều thành phố ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới, nhưng Ấn Độ cũng là nơi mà các nhà hoạch định chính sách tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Số lượng ô tô trên các tuyến đường của đất nước dự kiến sẽ bùng nổ trong những năm tới vì giá của các loại xe bốn bánh ngày càng phải chăng hơn cho tầng lớp trung lưu. Và nếu mỗi gia đình ở đây chịu đầu tư vào xe điện, thì Ấn Độ có thể đi trước một số nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực này.
Na Uy
Chính phủ Na Uy đã đề ra một mục tiêu rất rõ ràng, đó là tất cả các ô tô, xe chở khách và xe tải mới được bán ra vào năm 2025 đều phải là các loại xe không phát thải. Trong số các quốc gia châu Âu, Na Uy là nước hành động sớm nhất trong việc cấm xe chạy bằng xăng và diesel. Năm ngoái, có khoảng 40% lượng xe được bán trong nước là xe điện hoặc xe hybrid.