[Funland] CNTT chưa phát huy được vai trò thúc đẩy GDP

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Viết cứ như chuyên gia vậy ko cần hiểu biết gì đơn giản tôi search ra GDP của Mỹ năm 1980 khoảng 3000 tỷ $, năm 1990 khoảng 6000 tỷ $, năm 2022 khoảng 23000 tỷ $ nó không tăng trưởng thì gọi là cái gì?
GDP đầu người Mỹ năm 1990 là 24000 $, năm 2022 khoảng 70000 $ nó là cái gì?
Em làm chuyên gia gg thôi :))

Đầu tiên cụ cho em hỏi GDP growth có tính theo số cụ nói không?

Thứ hai cụ quote lại bài em hỏi về productivity, số liệu của cụ nó liên quan câu hỏi đó như thế nào ạ?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Một cái quan trọng cc quên đó là NHU CẦU
- Ngày xưa tuy CNTT chưa pt nhiều nhưng đời sống XH còn thiếu thốn ko đáp ứng đủ các NHU CẦU CƠ BẢN chứ chưa nói đến nhu cầu mức cao. Vì vậy CNTT xem ra làm tăng sp tiêu thụ đc dẫn tới GDP tăng nhanh.
- Ngày nay CNTT hiện đại hơn,lao động dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng tại sao GDP tăng chậm, thậm chí âm? Đó là do NHU CẦU đã hầu hết BÃO HÒA trong XH, vì thế sức mua giảm hẳn.
Cụ làm xúc than mà luận điểm kinh tế cũng ra gì phết đấy. Chắc ngày xưa cụ học kinh tế chính trị khá lắm phải không ạ :D
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Cụ làm xúc than mà luận điểm kinh tế cũng ra gì phết đấy. Chắc ngày xưa cụ học kinh tế chính trị khá lắm phải không ạ :D
Em học qua LLCTCC rồi, 8 phảy 5 cụ ạ #:-s
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Một cái quan trọng cc quên đó là NHU CẦU
- Ngày xưa tuy CNTT chưa pt nhiều nhưng đời sống XH còn thiếu thốn ko đáp ứng đủ các NHU CẦU CƠ BẢN chứ chưa nói đến nhu cầu mức cao. Vì vậy CNTT xem ra làm tăng sp tiêu thụ đc dẫn tới GDP tăng nhanh.
- Ngày nay CNTT hiện đại hơn,lao động dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng tại sao GDP tăng chậm, thậm chí âm? Đó là do NHU CẦU đã hầu hết BÃO HÒA trong XH, vì thế sức mua giảm hẳn.
Cụ chắc hiểu về bóng đá hơn, em lấy ví dụ thế này để thấy động lực tăng trưởng kinh tế là luôn có, chỉ là có khơi ra và ăn được không thôi.
+ doanh thu (bán vé, bản quyền, quảng cáo, ...), giá trị của các CLB đã tăng trưởng rất nhiều trong vài chục năm qua.
+ thu nhập của cầu thủ cũng hơn xưa rất nhiều
 

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,390
Động cơ
518,090 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CNTT ở VN thay đổi quá nhanh trong đời sống rồi í chứ.
Giờ hầu như mọi người rất ít khi dùng tiền mặt, trừ đi chợ hoặc tiêu vặt. Trong túi em hầu như chỉ có vài đồng tiền lẻ thôi.
Cứ như vậy cho thấy là CNTT hữu ích ntn trong đời sống.
Các giải pháp CNTT bên em triển khai cũng nhiều lắm, ngày một hay hơn và hữu ích hơn. Làm việc ngày một chuyên nghiệp hơn.
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Cụ nên thay đổi cách tiếp cận, GDP (Y)= C+I+ G+ (X-M). Đối với những nước OECD, tăng những thứ này khó, vì level của họ cao rồi. Chẳng hạn dân Mỹ không mua Lexus, chuyển qua mua Tesla chi phí vẫn vậy- mặc dù cấu phần CNTT của 1 chiếc Tesla cao gấp 10 lần 1 chiec Lexus. Với Mỹ phải xem GNP hoặc GNI, tức là bằng GDP+ lợi tức tư bản thu được ở nước ngoài nữa. Ở góc độ này những chiếc iphone 14 cụ mua giá 1k usd, Mỹ nó chén 600 usd, mặc dù Mỹ chả có nhà máy sx iphone nào!; cho nên Mỹ, Tây Âu -GNI per capita nó tăng ác và cao (toàn trên 50k usd/ năm); Trung Quốc tuổi tôm!
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Một cái quan trọng cc quên đó là NHU CẦU
- Ngày xưa tuy CNTT chưa pt nhiều nhưng đời sống XH còn thiếu thốn ko đáp ứng đủ các NHU CẦU CƠ BẢN chứ chưa nói đến nhu cầu mức cao. Vì vậy CNTT xem ra làm tăng sp tiêu thụ đc dẫn tới GDP tăng nhanh.
- Ngày nay CNTT hiện đại hơn,lao động dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng tại sao GDP tăng chậm, thậm chí âm? Đó là do NHU CẦU đã hầu hết BÃO HÒA trong XH, vì thế sức mua giảm hẳn.
Cái này là sai hoàn toàn, nhu cầu là vô tận.
Đừng nghĩ đơn giản như kiểu ăn uống giờ thừa mứa ko thèm khát như ngày xưa, ngay dân VN là mức trung bình thế giới nhu cầu còn thiếu thốn rất nhiều.

Tại sao càng phát triển cao càng chậm lại, xét trên bình diện toàn thế giới nhé:
Lý do là năng suất lao động nó không tăng tương xứng, những lĩnh vực công nghệ cao chỉ có một số ít người có khả năng làm được, đa số thế giới ngồi nhìn.
Một số ít đó nó kéo thế giới đương nhiên sẽ chậm dần chứ không thể tăng vù vù được.

Xét riêng một số nước thu nhập cao thì nó sẽ bị mất việc do các nhà máy chuyển đến các nước thu nhập thấp hơn, GDP nó sẽ tăng chậm.
Đơn giản nhìn các nước chục năm qua thì đa số các nước giàu bị TQ nó cướp mất tăng trưởng GDP.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Cụ chắc hiểu về bóng đá hơn, em lấy ví dụ thế này để thấy động lực tăng trưởng kinh tế là luôn có, chỉ là có khơi ra và ăn được không thôi.
+ doanh thu (bán vé, bản quyền, quảng cáo, ...), giá trị của các CLB đã tăng trưởng rất nhiều trong vài chục năm qua.
+ thu nhập của cầu thủ cũng hơn xưa rất nhiều
Cái này là sai hoàn toàn, nhu cầu là vô tận.
Đừng nghĩ đơn giản như kiểu ăn uống giờ thừa mứa ko thèm khát như ngày xưa, ngay dân VN là mức trung bình thế giới nhu cầu còn thiếu thốn rất nhiều.

Tại sao càng phát triển cao càng chậm lại, xét trên bình diện toàn thế giới nhé:
Lý do là năng suất lao động nó không tăng tương xứng, những lĩnh vực công nghệ cao chỉ có một số ít người có khả năng làm được, đa số thế giới ngồi nhìn.
Một số ít đó nó kéo thế giới đương nhiên sẽ chậm dần chứ không thể tăng vù vù được.

Xét riêng một số nước thu nhập cao thì nó sẽ bị mất việc do các nhà máy chuyển đến các nước thu nhập thấp hơn, GDP nó sẽ tăng chậm.
Đơn giản nhìn các nước chục năm qua thì đa số các nước giàu bị TQ nó cướp mất tăng trưởng GDP.
Em xét từ gđ em và bạn bè chung quanh thì dăm năm nay chả có nhu cầu mua sắm gì thêm vì đồ dùng đủ hết rồi mà toàn đồ tốt chả hỏng gì cũng như ko lạc hậu lắm để thay, còn ăn uống thì còn giảm nữa vì giờ còn kiêng nọ kiêng kia :))
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Tùy ngành thôi.
Ăn muốn ngon thì vẫn phải chờ nấu chứ.:D
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Em xét từ gđ em và bạn bè chung quanh thì dăm năm nay chả có nhu cầu mua sắm gì thêm vì đồ dùng đủ hết rồi mà toàn đồ tốt chả hỏng gì cũng như ko lạc hậu lắm để thay, còn ăn uống thì còn giảm nữa vì giờ còn kiêng nọ kiêng kia :))
Ồi dào, chung quy là sức sản xuất của VN quá kém.

Như tôi, có nhu cầu đổi cái iPhone, mua cái màn hình vi tính 32", mua cái TV 65". Những cái ấy sẽ toàn là hàng nhập khẩu, chả làm tăng GDP. Nói chính xác thì thành phần GDP có xuất khẩu trừ nhập khẩu có nghĩa sẽ tăng tý, nhưng chả đáng kể. Chung quy có làm lợi cho nền kinh tế một tý, nhưng những hành vi này không làm tăng tích tụ tư bản ở VN. Bên thớt "Sự trỗi dậy của nước Mỹ..." có mấy bác hay lắm, vận dụng Các Mác với thuyết tứ đại của Ấn Độ để lý giải tư bản không sinh ra trong lưu thông... :D

Quần áo thì đợi lúc nào thu xếp được tiền, thời gian và săn được vé rẻ sang Sing, Hàn... mua. 300k-500k một cái áo UniQlo chẳng nhẽ lại phải mua áo May 10 giá 800k để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Ồi dào, chung quy là sức sản xuất của VN quá kém.

Như tôi, có nhu cầu đổi cái iPhone, mua cái màn hình vi tính 32", mua cái TV 65". Những cái ấy sẽ toàn là hàng nhập khẩu, chả làm tăng GDP. Nói chính xác thì thành phần GDP có xuất khẩu trừ nhập khẩu có nghĩa sẽ tăng tý, nhưng chả đáng kể. Chung quy có làm lợi cho nền kinh tế một tý, nhưng những hành vi này không làm tăng tích tụ tư bản ở VN. Bên thớt "Sự trỗi dậy của nước Mỹ..." có mấy bác hay lắm, vận dụng Các Mác với thuyết tứ đại của Ấn Độ để lý giải tư bản không sinh ra trong lưu thông... :D

Quần áo thì đợi lúc nào thu xếp được tiền, thời gian và săn được vé rẻ sang Sing, Hàn... mua. 300k-500k một cái áo UniQlo chẳng nhẽ lại phải mua áo May 10 giá 800k để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
Bác chắc Tết uống quá chén hay sao mà toàn chém lệch cái người ta hỏi thế nhỉ :D Cụ ấy đang nói vấn đề nhu cầu không tăng hoặc giảm, bác thì lại trình bày đóng góp của mấy đồ (cũng không liên quan lắm) vào GDP.
 

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
929
Động cơ
103,106 Mã lực
Tuổi
48
Ồi dào, chung quy là sức sản xuất của VN quá kém.

Như tôi, có nhu cầu đổi cái iPhone, mua cái màn hình vi tính 32", mua cái TV 65". Những cái ấy sẽ toàn là hàng nhập khẩu, chả làm tăng GDP. Nói chính xác thì thành phần GDP có xuất khẩu trừ nhập khẩu có nghĩa sẽ tăng tý, nhưng chả đáng kể. Chung quy có làm lợi cho nền kinh tế một tý, nhưng những hành vi này không làm tăng tích tụ tư bản ở VN. Bên thớt "Sự trỗi dậy của nước Mỹ..." có mấy bác hay lắm, vận dụng Các Mác với thuyết tứ đại của Ấn Độ để lý giải tư bản không sinh ra trong lưu thông... :D

Quần áo thì đợi lúc nào thu xếp được tiền, thời gian và săn được vé rẻ sang Sing, Hàn... mua. 300k-500k một cái áo UniQlo chẳng nhẽ lại phải mua áo May 10 giá 800k để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
Ôi dào, mấy cái nhu cầu đó của cả hai cụ nó chưa đủ kích GDP vượt tầm như kì vọng của cụ chủ thớt. Khi nào nhu cầu các cụ và em đủ lớn. Ví như cưỡi chổi của anh Mớt lưới chơi thăm bà con trên sao hỏa, nó mới tạo ra đột phá GDP cho Âu Mĩ 🤭
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Em xét từ gđ em và bạn bè chung quanh thì dăm năm nay chả có nhu cầu mua sắm gì thêm vì đồ dùng đủ hết rồi mà toàn đồ tốt chả hỏng gì cũng như ko lạc hậu lắm để thay, còn ăn uống thì còn giảm nữa vì giờ còn kiêng nọ kiêng kia :))
Vầng cụ đang nói về ăn uống thì em bàn thêm thế này: nếu các cụ chỉ ăn uống trong menu các món truyền thống thì đúng là tổng giá trị sản lượng ngành ăn uống chỉ đến vậy thôi. Vì sức người ăn có hạn, ăn giỏi thì ngày được cây giò hoặc cân thịt gà, thịt lợn hay thịt bò chứ ăn thêm thế nào được.

Vậy thì tăng GDP trong ngành này thế nào: rất nhiều cách, người ta đã và đang làm rồi, ví dụ:
+ thay vì nuôi trồng công nghiệp, người ta làm nông nghiệp sạch, organic
+ phát triển các dòng sản phẩm cao cấp như bò Kobe thay cho bò thường
+ hay cùng quả dưa ăn Tết người ta làm quả có hình lộc tài may mắn
...
Đại khái là có đủ cách để tạo giá trị gia tăng để làm hài lòng người dùng, tùy sự động não, sáng tạo, nhạy bén của người sản xuất thôi. Khi đó giá trị sản lượng ngành sẽ tăng, dù người tiêu dùng vẫn chỉ nạp ngần đấy calo vào người thôi.
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
210
Động cơ
329,635 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Em chém ngoài lề tí: các lý thuyết kinh tế học thường chỉ lo giải các bài toán kỹ thuật trong ngắn hạn của nền kinh tế như: tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng hàng năm, ... thực ra vẫn chưa giải được mà lại càng ngày càng rối. Ví dụ như giới kinh tế gia đã không dự đoán đúng được khủng hoảng 2008 hay khủng hoảng hiện tại.

Tăng trưởng kinh tế lâu dài (> 20 năm) lại là bài toán khác mà các mô hình trên lại không còn phù hợp nữa. Bản chất tăng trưởng lâu dài là tăng năng suất lao động. Đến giờ hình như giới kinh tế học mới tạm nhận định các yếu tố sau đóng tóp vào năng suất lao động:
+ nguồn lực con người
+ vốn
+ công nghệ
+ thể chế
Mấy ý này cơ bản ai cũng biết, có điều nói sâu hơn đặc biệt về thể chế thì lại thuộc về kinh tế chính trị, tranh cãi cả đời cũng không thống nhất được. Thế nên, dự đoán ví dụ 2050 TQ có vượt Mỹ được không cũng như ta dự đoán bóng đá thôi.
Em chém chút: tăng trưởng kinh tế nếu đo bằng con số, CHẮC CHẮN tăng khá lớn nhờ CNTT nhưng có lẽ nó bị ẩn đi ở những thứ chi phí chìm của từng xã hội, ví vụ ảnh hưởng của kết cấu dân số ở từng nơi.
Xét cụ thể từng ngành 1 thì năng suất lao động bất kể ngành sản xuất. dịch vụ nào cũng tăng khủng khiếp so với chính nó, ở 30 năm trước. Bác có thể chọn bất cứ ngành nào, từ y tế tới nông nghiệp luôn, đều thấy năng suất lao động tăng trưởng kinh khủng trong 30 năm qua.
Vậy phải chăng, các thông số để đo lường tăng trưởng, không còn phù hợp và phản ánh đúng sự tăng năng suất lao động trong toàn bộ các nền kinh tế?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Cụ nên thay đổi cách tiếp cận, GDP (Y)= C+I+ G+ (X-M). Đối với những nước OECD, tăng những thứ này khó, vì level của họ cao rồi. Chẳng hạn dân Mỹ không mua Lexus, chuyển qua mua Tesla chi phí vẫn vậy- mặc dù cấu phần CNTT của 1 chiếc Tesla cao gấp 10 lần 1 chiec Lexus. Với Mỹ phải xem GNP hoặc GNI, tức là bằng GDP+ lợi tức tư bản thu được ở nước ngoài nữa. Ở góc độ này những chiếc iphone 14 cụ mua giá 1k usd, Mỹ nó chén 600 usd, mặc dù Mỹ chả có nhà máy sx iphone nào!; cho nên Mỹ, Tây Âu -GNI per capita nó tăng ác và cao (toàn trên 50k usd/ năm); Trung Quốc tuổi tôm!
Thế thì cụ chưa nhìn thấy vấn đề rồi. Ngành công nghệ phình to bằng cách ăn mất phần các ngành khác thì hiệu ứng ròng (net effect) lên GDP phải là giá trị phần bánh nó tạo ra trừ đi giá trị phần bánh nó ăn mất của ngành khác. Ví dụ:
+ Tesla ăn mất bánh của GM, Ford, Toy, ...
+ Amazon ăn bánh của Walmart và các siêu thị truyền thống
+ FB, Google ăn bánh của TV, báo chí, các kênh quảng cáo truyền thống
...
Đại khái thế, sau khi trừ đi bánh nó lấy mất thì có khi net effect của các cty tech lớn không còn lớn như ta nghĩ nữa, tức là:
+ Tổng giá trị ngành ô tô Mỹ tăng cũng không nhiều dù có Tesla
+ Tổng giá trị ngành bán lẻ Mỹ cũng không tăng nhiều dù có Amazon
+ Tổng giá trị ngành quảng cáo không tăng nhiều dù có GG, FB
(ví dụ minh họa chứ em cũng chưa check số liệu).

Kết quả cuối cùng là ngành CNTT cũng không tạo cú huých kinh tế lớn như ta tưởng :))
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,347
Động cơ
351,475 Mã lực
Em chém chút: tăng trưởng kinh tế nếu đo bằng con số, CHẮC CHẮN tăng khá lớn nhờ CNTT nhưng có lẽ nó bị ẩn đi ở những thứ chi phí chìm của từng xã hội, ví vụ ảnh hưởng của kết cấu dân số ở từng nơi.
Xét cụ thể từng ngành 1 thì năng suất lao động bất kể ngành sản xuất. dịch vụ nào cũng tăng khủng khiếp so với chính nó, ở 30 năm trước. Bác có thể chọn bất cứ ngành nào, từ y tế tới nông nghiệp luôn, đều thấy năng suất lao động tăng trưởng kinh khủng trong 30 năm qua.
Vậy phải chăng, các thông số để đo lường tăng trưởng, không còn phù hợp và phản ánh đúng sự tăng năng suất lao động trong toàn bộ các nền kinh tế?
Cụ đang nói các trải nghiệm của cụ ở VN phải không ạ? Nếu ở VN thì đúng như cụ nói tất cả các ngành nghề đều tăng năng suất rất nhanh trong 30 năm qua, thể hiện ở cả thực tế lẫn con số thống kê, việc này cũng không có gì là lạ ở những nước châu Á xung quanh đã từng đi trước VN cả.

Thế nên lấy VN minh họa cho tác dụng tích cực của CNTT thì nó hơi khiên cưỡng :D
 

greenearthforus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-824953
Ngày cấp bằng
8/1/23
Số km
362
Động cơ
4,671 Mã lực
Tuổi
24
Thế thì cụ chưa nhìn thấy vấn đề rồi. Ngành công nghệ phình to bằng cách ăn mất phần các ngành khác thì hiệu ứng ròng (net effect) lên GDP phải là giá trị phần bánh nó tạo ra trừ đi giá trị phần bánh nó ăn mất của ngành khác. Ví dụ:
+ Tesla ăn mất bánh của GM, Ford, Toy, ...
+ Amazon ăn bánh của Walmart và các siêu thị truyền thống
+ FB, Google ăn bánh của TV, báo chí, các kênh quảng cáo truyền thống
...
Đại khái thế, sau khi trừ đi bánh nó lấy mất thì có khi net effect của các cty tech lớn không còn lớn như ta nghĩ nữa, tức là:
+ Tổng giá trị ngành ô tô Mỹ tăng cũng không nhiều dù có Tesla
+ Tổng giá trị ngành bán lẻ Mỹ cũng không tăng nhiều dù có Amazon
+ Tổng giá trị ngành quảng cáo không tăng nhiều dù có GG, FB
(ví dụ minh họa chứ em cũng chưa check số liệu).

Kết quả cuối cùng là ngành CNTT cũng không tạo cú huých kinh tế lớn như ta tưởng :))
Phía trên nhiều cụ đã phân tích nhiều và cháu thấy xác đáng, đó là CNTT tạo thêm cực kỳ nhiều giá trị nhưng nó ẩn (như dạng hạ tầng cơ bản)
Ví dụ như dịch vụ liên lạc, 1 công ty ngày xưa muốn liên lạc thì bình quân 1 ngày 100 cú điện thoại, 100 bản fax, ví dụ điện thoại 1 usd, fax 2 usd, thì 1 ngày mất 300 usd
Nhưng từ ngày có email, chát, thì công ty có thể gửi và nhận gấp hàng nghìn lần như thế, nhưng chi phí 1 tháng chỉ vài trăm usd. Nếu tính theo đơn vị cũ thì sẽ là hàng triệu usd, công ty tiết kiệm được (hay làm ra được) hàng triệu usd.
Trong khi đó 1 vài công ty bán máy fax, dịch vụ điện thoại có thể chết, nhưng không là gì so với lượng giá trị đã được tạo ra, dù không được tính vào GDP.
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
210
Động cơ
329,635 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Cụ đang nói các trải nghiệm của cụ ở VN phải không ạ? Nếu ở VN thì đúng như cụ nói tất cả các ngành nghề đều tăng năng suất rất nhanh trong 30 năm qua, thể hiện ở cả thực tế lẫn con số thống kê, việc này cũng không có gì là lạ ở những nước châu Á xung quanh đã từng đi trước VN cả.

Thế nên lấy VN minh họa cho tác dụng tích cực của CNTT thì nó hơi khiên cưỡng :D
Bác hơi chủ quan khi áp tầm nhìn (chửa chắc đã...chuẩn) của mình vào các bài phản biện của các bác khác :))
Em nói chung về sản xuất và dịch vụ trên toàn cầu bác ạ. Bác có thể GG xem 30 năm trước lắp 1 con BMW 3 mất bao nhiêu giờ công so với hiện nay? Hoặc giả xem xét thời gian xử lý 1 ca bệnh vi dụ mổ ruột thừa của Mỹ ở năm 1990 và 2020 xem ạ. Hoặc giả nghề mộc của em, 30 năm trước làm ra 1 cái ghế ăn nổi tiếng thế giới là ghế KENNEDY, so với bây giờ ( có sữ hỗ trợ cực lớn của máy CNC) chi phí (tây hay tính theo giờ lao động) nhân công của nó chênh lệch thế nào?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top