Một câu hỏi rất khoai của chủ thớt là: hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng CNTT đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế ở cuối TK20 và TK21, nhưng lý do gì GDP của các nước công nghiệp phát triển, tăng rất chậm hoặc không tăng trong thời gian dài? Mâu thuẫn ở đâu? Cách tính GDP có vấn đề hay nguyên nhân ẩn ở đâu?
Để trả lời cho câu hỏi này tôi thử nêu một số lý do ít được nhắc đến.
1. CNTT làm giảm giá thành sản phẩm. Sản phẩm trước kia bán giá $1000 usd nay chỉ còn $10 usd mà hiệu suất cao hơn. Mặc dù hiện nay sx và tiêu thụ được gấp 100 lần trước đây, nhưng tổng doanh thu thì vẫn không đổi. Nhìn vào GDP không tăng, không nhìn thấy tăng trưởng, nhưng thực sự so với trước đây tổng sản xuất đã tăng gấp 100 lần.
2. CNTT đóng góp lớn làm giảm thời gian lao động. Trước kia làm việc 48h/tuần, rút xuống 44h, rút xuống 40h, rút xuống 36h, và một số quốc gia rút thời gian xuống 32h làm việc mỗi tuần. Thời gian lao động chỉ bằng 2/3 trước kia. Như vậy để đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp (ở các nước phát triển) không tăng đột biến, thời gian lao động đã giảm xuống 20%-30% ở nhiều nước EU. Nếu như vẫn lao động trâu bò như trước, thì nền kinh tế có thể phải lớn gấp 1.3 lần hiện nay.
3. CNTT kết hợp với các công nghệ khác (như công nghệ bán dẫn, nano, cn sinh học, cn hóa học, công nghệ cơ - điện, vv.) tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới (trước chưa từng có), nhưng đồng thời thủ tiêu hàng loạt các sản phẩm cũ trước đây vốn rất có giá trị. Tạo ra thị trường sp mới nghìn tỷ đô, nhưng phá hủy đi thị trường hàng chục, trăm tỷ cũ trước đây. Tính GDP chưa đo được giá trị đúng thị trường mới do CNTT đóng góp vì sự sinh - hủy.
Kết luận:
Thước đo GDP thực sự là chỉ có giá trị ngắn hạn so năm sau so với năm trước. Trong dài hạn nó trở nên không đầy đủ, và chắc chắn không đo được sự phát triển thực sự của quy mô sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như chất lượng cuộc sống của hàng tỷ cá nhân.