Đầu năm em xin phép lạm bàn chút về lý thuyết phát triển kinh tế
Chúng ta ai cũng thấy rõ trong hơn 30 năm qua công nghệ thông tin (máy tính, internet, smartphone, telecom, 3-4-5-6G, AI, ...) đã từng bước phổ cập và ứng dụng trong khắp mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Không có gì to tát khi nói chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng công nghệ mới, sánh ngang với CM công nghiệp thời thế kỷ 19. Cũng không hề ảo tưởng khi ta kỳ vọng năng suất lao động sẽ tăng mạnh nhờ sự trợ giúp của CNTT và từ đó GDP toàn cầu sẽ tăng đột phá như các nước Anh, Pháp đã từng có trong lịch sử.
Tuy nhiên thực tế thì trong 30 năm qua ở các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, ... tốc độ tăng trưởng GDP lại rất thấp. Châu Âu và Nhật thì âm đỏ lòm khỏi nói rồi. Mỹ thì tăng trưởng GDP trung bình khoảng 2%/năm nhưng phần tăng trưởng này lại nằm chủ yếu ở giới tinh hoa chứ bình quân hộ gia đình (median household income) thì lại không hề tăng trưởng, tức là phần lớn người Mỹ lâu đời cũng không cảm nhận được tăng trưởng thậm chí còn thụt lùi giống như châu Âu.
Các nước đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế trong thời gian đó gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, ... và cả Việt Nam nữa. Tất nhiên không ai phủ nhận vai trò CNTT nhưng cũng không thấy ai nói các nước đó tăng trưởng GDP nhờ CNTT cả.
Tựu chung lại thì GDP toàn cầu cũng chả có đột phá gì trong 30 năm qua, so với giai đoạn trước đó cả, trong khi CNTT đã thâm nhập mạnh mẽ, sâu sắc vào mọi mặt đời sống rồi. 30 năm không phải là ngắn để một công nghệ đơn giản như này phát huy hiệu quả của mình. Như vậy đặt ra câu hỏi là tại sao vậy?
Phải chăng chúng ta cần thêm thời gian để CNTT phát huy hiệu quả thực sự (tăng năng suất lao động), tức là GDP toàn cầu đang trong giai đoạn tích lũy để chờ bùng nổ, giống với chứng khoán
Tuy vậy bao giờ việc này đến thì chả biết, trước mắt nhà còn bao việc lo hơn cả có đám: chiến tranh Nga-Phương Tây, chiến tranh thương mại TQ-Mỹ, Covid, ... ngay cả trước khi có việc cũng chả ai lạc quan nói khi nào cả