Em không hiểu ý cụ câu này lắm. Ý em zero-sum là khi nhìn thị trường một cách tổng thể. Còn đối với từng người tham gia, thì có người thắng, người thua, người hòa.
Tất nhiên cuộc chơi đó nằm trong tay các định chế tài chính lớn trên thế giới mà cao nhất là nhóm các Ngân hàng trung ương của các nước phát triển.
Tuy nhiên cuộc chơi tài chính không độc lập, nó lại nằm trong một cuộc chơi khác là nền kinh tế hay nói cụ thể hơn là không tách rời khỏi hệ thống sản xuất. Tiền chảy trong hệ thống/cuộc chơi tài chính không phải là tiền thật, nó được gọi bằng một cái tên khá đẹp là "vốn hóa" (capitalization) nhưng bản chất nó là một dạng vốn giả tưởng.
Những người tạo lập thị trường mà cụ dùng bằng chữ viết tắt là MMs, chỉ kiểm soát được cái "vốn hóa" hay "vốn tự có" của họ thôi. Họ không quyết định được tiền chảy vào hệ thống sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) cũng như tiền chạy ngược từ hệ thống sản xuất quay lại hệ thống tài chính.
Tiền được tạo ra từ chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa không phải là tiền thật mà là vốn hóa. Vốn hóa chỉ chuyển thành tiền khi nó được rút ra để đầu tư vào sản xuất, hay nói cụ thể hơn là tiền để mua máy móc, thuê lao động và các tư liệu sản xuất khác. Và tiền đem vào đầu tư có quay lại trở thành vốn hóa được hay không, phụ thuộc vào đầu tư đó lãi hay lỗ. Mà chuyện lãi hay lỗ thì MMs cũng không quyết định được. Ví dụ Covid-19 đã làm cho các ngành công nghiệp dịch vụ như du lịch và ăn uống đang từ lãi chuyển thành lỗ.
Hiện nay, điều gì sẽ xảy ra khi vốn hóa được rút ồ ạt để chuyển thành tiền thật? Liệu tỷ lệ quy đổi là 1 vốn hóa : 1 tiền hay 10 vốn hóa : 1 tiền?
Nếu chu trình vốn hóa -> đầu tư -> vốn hóa bị gián đoạn ở 1 bước nào đó, thì thị trường tài chính vẫn chỉ là zero-sum!